Xu Hướng 9/2023 # Vitamin B12 Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Giàu Vitamin B12 # Top 14 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vitamin B12 Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Giàu Vitamin B12 # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vitamin B12 Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Giàu Vitamin B12 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin, là một loại vitamin tan trong nước.

Những tác dụng của vitamin B12 đối với cơ thể Vitamin B12 giúp tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu

Vitamin B12 giúp tạo hồng cầu

Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin B12 gây ra giảm sự hình thành tế bào hồng cầu.

Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh có hình tròn và nhỏ, khi thiếu vitamin B12 chúng trở nên lớn hơn và thường có hình bầu dục. Do hình dạng lớn hơn và bất thường này, các tế bào hồng cầu không thể di chuyển từ tủy xương vào máu với tốc độ thích hợp, gây ra bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ (thiếu máu hồng cầu to).

Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan gây ra các triệu chứng như mệt mỏi và suy nhược.

Vitamin B12 tốt cho thai nhi, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh

Vitamin B12 ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Phụ nữ mang thai cần có mức vitamin B12 đầy đủ, đây là yếu tố quan trọng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng não và hệ thần kinh của thai nhi cần có đủ lượng vitamin B12 từ mẹ để phát triển bình thường. Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ mang thai có mức vitamin B12 thấp hơn 250 mg/dL có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao gấp ba lần so với những người cung cấp đủ hàm lượng B12. [1]

Thiếu vitamin B12 trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh. Hơn nữa, sự thiếu hụt vitamin B12 của người mẹ có thể góp phần tăng nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.

Vitamin B12 giúp não bộ hoạt động bình thường

Vitamin B12 cần cho các tế bào thần kinh

Vitamin B12 đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa chứng teo não, tức là vấn đề mất các tế bào thần kinh trong não thường dẫn đến các chứng mất trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu cho thấy rằng, thiếu vitamin B12 có thể làm cho trí nhớ kém. Kết quả là, khi bổ sung vitamin B12 có thể cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức. [2].

Vitamin B12 giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương

Vitamin B12 phòng ngừa loãng xương

Duy trì mức vitamin B12 đầy đủ có thể giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh về xương như loãng xương, nhuyễn xương,…

Một nghiên cứu ở hơn 2.500 người trưởng thành cho thấy những người bị thiếu vitamin B12 có mật độ khoáng xương thấp hơn bình thường. Xương với mật độ khoáng chất thấp dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương và dễ gãy xương. [3]

Vitamin B12 tốt cho mắt, giảm thoái hóa điểm vàng

Vitamin B12 giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực. Duy trì đủ lượng vitamin B12 có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Vitamin B12 phòng ngừa và điều trị trầm cảm

Vitamin B12 giúp phòng ngừa trầm cảm

Vitamin B12 giúp tổng hợp và chuyển hóa serotonin, chất có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng con người. Do đó, thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến giảm sản xuất serotonin, khiến tâm trạng chán nản.

Một nghiên cứu ở những người bị trầm cảm và có mức vitamin B12 thấp cho thấy rằng những người dùng kết hợp cả thuốc chống trầm cảm và vitamin B12 có nhiều khả năng cải thiện các triệu chứng trầm cảm hơn so với những người chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. [4]

Cách dùng, liều dùng vitamin B12

Vitamin B12 có nhiều trong thực phẩm, bổ sung qua thực phẩm có thể đảm bảo được đầy đủ lượng vitamin B12 mà cơ thể cần.

Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể thiếu hụt vitamin B12 như người ăn chay trường, người gặp vấn đề trong hấp thụ vitamin B12,…Đối với những trường hợp này có thể bổ sung vitamin B12 bằng đường uống hoặc dùng đường tiêm với trường hợp thiếu hụt nặng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng vitamin B12 cần bổ sung hàng ngày tùy thuộc theo độ tuổi.

Lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 2,4 microgam.

Đối với trẻ em lượng vitamin B12 hàng ngày sẽ thấp hơn, còn đối với phụ nữa mang thai và cho con bú nhu cầu vitamin B12 sẽ cao hơn.

Vitamin B12 là vitamin tan trong nước nên khá an toàn khi ở liều cao. Do đó, không có mức tiêu thụ trên có thể chấp nhận (UL) được thiết lập cho vitamin B12. UL được coi là lượng tối đa của một chất có thể được sử dụng một cách an toàn mà không có tác dụng phụ.

Tác dụng phụ khi dùng vitamin B12

Dùng liều cao vitamin B12 có thể gây mụn trứng cá

Vitamin B12 khá an toàn, khi sử dụng ở liều lượng bình thường, rất hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của vitamin B12

Advertisement

xảy rakhi sử dụng với liều lượng quá cao như:

– Các bệnh về da, chẳng hạn như mụn trứng cá và viêm da (phát ban)

– Dùng liều vitamin B trên 1.000mcg cũng dễ dẫn đến các biến cố mạch máu ở những người bị bệnh thận

– Nồng độ vitamin B12 trong máu cực caoở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ sau này.

– Các phản ứng dị ứng với các chất bổ sung vitamin B12 rất hiếm gặp, một số trường hợp dị ứng đã được báo cáo và có thể gây ra các triệu chứng như sưng, ngứa da và sốc phản vệ.

Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin B12

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, đặc biệt là thịt và các sản phẩm từ sữa. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến như:

– Gan động vật

– Các loại thịt: Thị bò, thịt heo,…

– Các loại cá: Cá mòi, cá hồi, cá ngừ

– Động vật có vỏ: ngao, tôm

– Trứng

– Sữa và các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai,..

– Ngũ cốc

Nguồn: Healthline, Web MD

Nguồn tham khảo

Maternal Vitamin B12 Status and Risk of Neural Tube Defects in a Population With High Neural Tube Defect Prevalence and No Folic Acid Fortification

Vitamin B-12 concentration, memory performance, and hippocampal structure in patients with mild cognitive impairment

Low plasma vitamin B12 is associated with lower BMD: the Framingham Osteoporosis Study

Vitamin B12 Supplementation in Treating Major Depressive Disorder: A Randomized Controlled Trial

Vitamin K Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Có Trong Thực Phẩm Nào?

Vitamin K là một nhóm các vitamin rất cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương. Là loại vitamin thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ em và cả người lớn.

Vitamin K là một nhóm các vitamin có thể tan được trong chất béo, rất cần thiết cho quá trình đông máu và sự phát triển xương của cơ thể, có nhiều trong các loại rau củ như: súp lơ, cải bó xôi, cải xoăn, rau diếp, bắp cải, xà lách.

Vitamin K có khá nhiều dạng khá nhau: Trong thực phẩm hằng ngày bạn có thể bắt gặp vitamin K1 và vitamin K2 được tổng hợp trong đường ruột. Ở các dạng tổng hợp thì gồm các vitamin K3, K4, K5, tuy nhiên K3 là một dạng có độc.

Đối với người lớn

Giúp đông máu, cầm máu khi cơ thể bị thương. Đây là phản ứng phòng vệ hữu ích của cơ thể. Vì vậy, vitamin K còn được gọi là vitamin kháng xuất huyết.

Vitamin K giúp phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và một số các bệnh về tim mạch khác.

Ngoài ra, vitamin K còn có thể giúp phòng ngừa bệnh ung thư, giảm gần 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đối với trẻ em

Vitamin K giúp cho quá trình đông máu, tránh tình trạng xuất huyết ở trẻ. Ngoài ra, vitamin K còn hỗ trợ cho sự phát triển xương, giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi.

Trẻ thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết ở mũi, miệng, gốc rốn ở trẻ sơ sinh. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra tử vong.

Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: cần 2 mcg.

Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: cần 2,5 mcg.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần 30 mcg.

Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: cần 55 mcg.

Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: cần 60 mcg.

Trẻ từ 13 đến 18 tuổi: cần 75 đến 90 mcg.

Nam giới trưởng thành cần 80 mcg, nữ giới: cần 65 mcg.

Các dấu hiệu bạn có thể thấy khi bị thiếu hụt vitamin K:

Đi tiểu ra máu.

Thường xuyên bị chảy máu mũi.

Xuất huyết đường tiêu hóa như nôn ra máu, hay đi vệ sinh ra máu.

Thường xuyên bị các vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân

Advertisement

Các loại rau xanh là thực phẩm giàu vitamin K: súp lơ, cải bó xôi, cải xoăn, rau diếp, bắp cải, xà lách… Chính vì vậy, những người ăn chay thường ít mắc bệnh, do hấp thu một lượng lớn vitamin K.

Ngoài ra còn các loại thực phẩm khác gồm dầu đậu nành, dầu ô liu, bơ, kiwi, nho, trứng cũng chứa nhiều vitamin K.

Sữa công thức được xem là nguồn bổ sung vitamin K cần thiết cho trẻ. Các nhà sản xuất đã thêm vào trong sữa lượng vitamin K cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Nguồn: Trang website của Trường Y tế công của trường đại học Harvard

Glucosamin Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng sản phẩm bổ sung glucosamin để hỗ trợ giảm đau trong viêm xương khớp. Glucosamin là gì, tại sao lại có công dụng tốt cho xương khớp, cách uống glucosamin như thế nào, sử dụng có gây hại gì không, cùng tìm hiểu ngay thôi nào.

Glucosamin là gì?

Glucosamine là một chất được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, nó thường tồn tại ở sụn khớp

Glucosamine là một amino monosaccharide nội sinh do cơ thể sản xuất ra, có hầu hết ở các mô trong cơ thể. Đặc biệt, nó tồn tại nhiều nhất ở sụn khớp và mô liên kết.

Có nhiều dạng glucosamine khác nhau bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride là 2 dạng glucosamine được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh viêm xương khớp. Glucosamine cũng được sử dụng cho nhiều bệnh lý khác, nhưng không có bằng chứng khoa học tốt để hỗ trợ những công dụng này.

Tác dụng của glucosamin Glucosamin giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh

Glucosamin giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh

Glucosamin được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên, vai trò chính của glucosamin là hỗ trợ phát triển các sụn khớp. Sụn ​​khớp là một loại mô trắng mịn bao phủ các đầu xương, nơi chúng gặp nhau để tạo thành khớp. Loại mô này cùng với chất lỏng hoạt dịch giữa các khớp, giúp xương di chuyển tự do qua nhau, giảm thiểu ma sát và cho phép chuyển động không đau tại các khớp.

Một nghiên cứu nhỏ ở 41 người đi xe đạp cho thấy rằng việc bổ sung tới 3 gam glucosamine mỗi ngày làm giảm sự thoái hóa collagen ở đầu gối xuống 27% so với 8%. [1]

Glucosamin giúp giảm đau trong viêm khớp

Glucosamin giúp giảm đau trong viêm khớp

Người bị viêm xương khớp, thông thường sụn thường trở nên yếu hơn, chất dịch tại khớp ít hơn. Điều này dẫn đến ma sát khớp nhiều, khớp bị cứng, đau nhiều hơn. Bổ sung glucosamine có thể làm tăng sụn và chất lỏng xung quanh khớp, ngăn ngừa sự phân hủy các chất này, giúp giảm đau trong viêm khớp, đặc biệt là những người bị thoái hóa khớp gối.

Đối với một số người, glucosamine sulfate có thể hoạt động tốt như thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Nhưng thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng, trong khi glucosamine sulfate có thể mất 4-8 tuần trước khi giảm đau. Ngoài ra, những người dùng glucosamine sulfate thường vẫn cần dùng thuốc giảm đau để giảm cơn đau.

So với việc sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau, bổ sung glucosamine có thể là một cách an toàn và hiệu quả để giảm đau khớp về lâu dài.

Glucosamin giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương

Glucosamin giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương

Bổ sung glucosamine có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh loãng xương sau mãn kinh. Glucosamine dường như giúp giảm sự suy yếu của xương bằng cách hỗ trợ xương phát triển khỏe mạnh, ngừa loãng xương ở người già.

Một số nghiên cứu ban đầu ở chuột bị loãng xương cũng cho thấy tiềm năng sử dụng bổ sung glucosamine để cải thiện sức mạnh của xương. [3]

Cách sử dụng glucosamin

Uống glucosamin 1500mg/ngày, uống sau ăn

Liều lượng glucosamin thông thường bổ sung 1 ngày là 1500mg, thường được uống sau bữa ăn. Có thể uống 1 lần hoặc chia làm nhiều lần trong ngày.

Glucosamin cần có thời gian để phát huy tác dụng, do đó cần phải uống trong một thời gian dài, ít nhất là từ 2-4 tháng.

Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu quả cao nhất là dạng glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin.

Tác dụng phụ của glucosamin

Một số hiếm trường hợp, sử dụng glucosamin có thể gây buồn nôn

Glucosamine sử dụng đúng liều lượng, hầu hết đều an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng cho hầu hết mọi người. Một số trường hợp không phổ biến, sử dụng glucosamin có thể gây buồn ngủ, dị ứng, nhức đầu, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng…

Glucosamine có thể làm trầm trọng hơn việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường, mặc dù nguy cơ này là tương đối thấp. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc tiểu đường, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng glucosamine.

Cách bổ sung glucosamin

Glucosamin hầu như không tìm thấy trong thực phẩm, thường được bán dưới dạng viên uống bổ sung

Glucosamin tìm thấy rất ít trong thực phẩm, thường được bán dưới dạng viên uống bổ sung. Bạn có thể bổ sung glucosamin bằng các viên uống glucosamin trên thị trường dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Mặc dù sử dụng glucosamin khá an toàn, tuy nhiên trước khi sử dụng nên liên hệ Bác sĩ, Dược sĩ hoặc người có chuyên môn để được tư vấn, không nên tự ý sử dụng.

Nguồn: healthline, chúng tôi webmd

Các sản phẩm chứa Glucosamin tại Nhà thuốc An Khang

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Glucosaminbaybay ngừa nguy cơ thoái hóa khớp

/Hộp

84.000₫-20%

-20%

Lọ 100 viên

Bikalin tăng tiết dịch, bảo vệ màng sụn khớp

/Lọ

380.000₫-30%

-30%

Lọ 30 viên

Progetic Glucosamine Sulfate tăng tiết dịch, giảm đau khớp

Lọ 200 viên

Triple Strength Glucosamine 7in1 1500mg ngừa thoái hóa khớp

Lọ 90 viên

Blackmores Glucosamine tăng sinh chất nhầy dịch khớp

Lọ 120 viên

Healthy Joint Plus bổ sung dịch khớp, giảm đau khớp

Nguồn tham khảo

Evaluation of the effect of glucosamine administration on biomarkers of cartilage and bone metabolism in bicycle racers

Glucosamine and Chondroitin for Osteoarthritis

Efficacy of glucosamine alendronate alone & in combination with dihydroquercetin for treatment of osteoporosis in animal model

Vitamin B5 Là Gì? Tác Dụng Của Axit Pantothenic Với Sức Khỏe

Vitamin B5 là một vitamin nhóm B có rất nhiều công dụng với sức khoẻ, đặc biệt rất cần thiết cho tóc. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vitamin B5 trong bài viết sau đây.

Vitamin B5 là gì?

Vitamin B5 hay còn gọi là axitpantothenic là loại vitamin tan trong nước, giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chống lão hóa, tăng sức đề kháng. Vitamin B5 có hầu hết ở các loại thực phẩm, nhiều nhất ở trứng, thịt, cá, pho mát, ngũ cốc, bắp cải, bông cải xanh…

Vitamin b5 có tác dụng gì với sức khỏe ?

Đối với người lớn

Vitamin B5 giúp ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc, rất cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của tóc.

Trong làm đẹp vitamin B5 giúp điều trị mụn trứng cá, chống lão hóa, tái tạo các tế bào da, tăng tốc quá trình lành vết thương.

Vitamin B5 tốt cho tim mạch, giảm nồng độ cholesterol, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và cao huyết áp. Hỗ trợ gan đào thải chất độc hại.

Vitamin B5 có mặt ở hệ thống dẫn truyền thần kinh, điều tiết các hormone giúp giảm lo âu, căng thẳng và mệt mỏi

Vitamin B5 là tham gia vào quá trình chuyển hoá thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.

Giúp tạo ra các kháng thể chống lại các ký sinh, vi rút gây cảm lạnh thông thường.

Ngoài ra, sức đề kháng cũng được cải thiện khi cơ thể đầy đủ vitamin B5.

Đối với phụ nữ mang thai

Vitamin B5 hỗ trợ cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, giúp thai nhi khỏe mạnh. Thiếu vitamin B5 có thể khiến thai nhi phát triển chậm hơn bình thường.

Ngoài ra, vitamin B5 kích thích tạo ra nội tiết tố làm giảm tình trạng sưng phù chân, đau chân do chuột rút khi mang thai.

Vitamin B5 có trong thực phẩm nào?

Nguồn gốc tên gọi pantothenate có nguồn gốc từ Hy Lạp, có nghĩa là “khắp mọi nơi”. Vì vậy, vitamin B5 có hầu hết ở tất cả các loại thực phẩm.

Trứng, thịt, cá, pho mát, ngũ cốc, các loại đậu, các loại rau như bắp cải, bông cải xanh… là những nguồn thực phẩm có chứa nhiều vitamin B5.

Gan bò 1 lát (68 g) vitamin B5 chiếm 4,8 mg

Quả bơ 1 quả vitamin B5 chiếm 2,0 mg

Thịt vịt 1 chén vitamin B5 chiếm 1,5 mg

Trứng 2 quả vitamin B5 chiếm 1,5 mg

Cá hồi 85g vitamin B5 chiếm 1,41 mg

Cà chua 1 chén vitamin B5 chiếm 1,1 mg

Sữa chua 1 cốc vitamin B5 chiếm 1,0 mg

Bông cải xanh 1 chén nấu chín: 1.0 mg

Sữa bột cũng là nguồn bổ sung vitamin B5 và các vitamin thuộc nhóm B khác có lợi cho sức khỏe.

Bổ sung vitamin B5 cho tóc ngoài các nguồn thực phẩm thì các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả cũng cung cấp vitamin B5 dồi dào cho tóc.

Tham khảo: Dầu gội Enchanteur Charming dưỡng tóc siêu mượt 650g cung cấp vitamin B5 cho tóc giúp dưỡng tóc siêu mượt.

Ngoài ra có thể bổ sung vitamin B5 cho cơ thể bằng thực phẩm chức năng, tuy nhiên cần uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Những điều cần lưu ý khi bổ sung vitamin B5

Cần bổ sung đầy đủ vitamin B5, tránh thiếu hoặc quá dư thừa.

Theo Mayo Clinic, sự thiếu hụt vitamin B5 không thể tự gây ra bất kỳ vấn đề y tế nào. Tuy nhiên, những người bị thiếu hụt B5 thường đồng thời bị thiếu hụt các loại vitamin khác. Các triệu chứng của sự thiếu hụt B5 có thể bao gồm: Đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt, suy giảm phối hợp cơ, các vấn đề về dạ dày-ruột

Advertisement

Dư thừa vitamin B5 xảy ra với trường hợp sử dụng thuốc bổ trợ. Dùng quá nhiều vitamin B5 sẽ gây tiêu chảy, nôn mửa, ợ nóng, rối loạn đường ruột.

Vitamin B5 dễ mất đi trong quá trình chế biến. Môi trường đông lạnh hoặc các thực phẩm đóng hộp khiến vitamin B5 bị hao hụt đáng kể.

Nên bổ sung vitamin B5 bằng thực phẩm. Nếu lo sợ khi chế biến làm mất đi vitamin B5, thì sữa bột là giải pháp tốt cho bạn.

Nguồn: Healthline

Vitamin B6 Là Gì ? Công Dụng – Vai Trò Của Vitamin B6

Vitamin B6 và công dụng cũng như vai trò của loại Vitamin này là một trong những thắc mắc của rất nhiều người, bởi lẽ khi thiếu Vitamin B6 cơ thể sẽ dẫn tới nhiều triệu chứng: mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, rối loạn tâm thần, mụn trứng cá, rụng tóc,..

Vitamin B6 hay còn được gọi dưới cái tên khác đó chính là Pyridoxine, đây là một trong những loại Vitamin thuộc nhóm B, với đặc điểm giúp duy trì chức năng thần kinh, chức năng gan, trao đổi chất, tăng cường năng lượng cũng như tốt cho da, tóc, móng của bạn thì loại Vitamin này có một vai trò lớn đối với cơ thể của chúng ta.

Vitamin B6 có thể ngăn ngừa ung thư:

Vitamin B6 điều trị được bệnh tim và đột quỵ:

Vitamin B6 đã được chứng minh là có tác dụng cùng với folate (vitamin B9) và vitamin B12 để kiểm soát nồng độ homocysteine ​​cao trong máu. Chính vì vậy nếu bạn nhận được lời khuyến cáo từ căn bệnh trên thì việc bổ sung Vitamin B6 cũng là một trong những giải pháp tuyệt vời.

Vitamin B6 ngăn ngừa ốm nghén:

Nếu bạn có triệu chứng ốm nghén kéo dài bạn có thể đến gặp bác sĩ tư vấn và kê toa để bác bổ sung Vitamin B6. Vitamin B6 có thể giảm mức độ nghiêm trọng của việc ốm nghén khi bạn mang thai.

Vitamin B6 bổ sung máu Sideroblastic

Vitamin B6 có thể thúc đẩy sức khỏe

Một nghiên cứu hơn 7 năm đã chứng minh rằng việc bổ sung Vitamin B6 và Vitamin B12 hằng ngày có thể giảm đáng kể nguy cơ mất thị lực ở người cao tuổi. Bên cạnh đó nó còn đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các căn bệnh về mắt.

Vitamin B6 thúc đẩy tâm trạng tốt hơn:

Khi bị những áp lực và mệt mỏi kéo dài bạn hãy bổ sung Vitamin B6 để có thể thúc đẩy tâm trạng tốt hơn.

Có thể bạn không biết những Vitamin B6 hiện diện hầu hết các ở các thực phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên bổ sung Vitamin bê sáu với liều lượng khoảng 1 mg/ ngày. Để làm được điều ấy, bạn nên tăng cường một số loại thực phẩm sau:

Các loại thịt

Các loại rau củ

Các loại trái cây

Các loại hạt

Thực phẩm được sấy khô

Mật

Đường và siro

Ngoài việc bổ sung cho cơ thể Vitamin B6 qua những thực phẩm trên thì bạn cũng có thể bổ sung trực tiếp bằng cách sử dụng những viên Vitamin B6 đã được tổng hợp ở những hiệu thuốc trên toàn quốc.

Tùy vào mục đích sử dụng cũng như đáp ứng được nhu cầu của con người mà Vitamin B6 có nhiều kích thước khác nhau. Giá giao động từ khoảng 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

Vitamin B6 rất tốt cho cơ thể tuy nhiên tùy vào cơ thể của mỗi người mà Vitamin B6 có những tác dụng khác nhau. Trước khi sử dụng bạn nên biết liều lượng dùng của loại Vitamin này:

Đối với thiếu vitamin B6: Ở hầu hết người lớn, liều thông thường là 2,5-25 mg mỗi ngày trong ba tuần sau đó giảm xuống còn 1,5-2,5 mg mỗi ngày.

Ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai, liều sử dụng là 25-30 mg mỗi ngày.

Đối với trẻ em, liều lượng bổ sung vitamin B6 như sau:

Trẻ em 1-3 tuổi bổ sung 30mg

Trẻ em 4-8 tuổi, bổ sung 40mg

Trẻ em 9-13 tuổi bổ sung 60mg

Trẻ sơ sinh 0-6 tháng dùng 0,1 mg

Trẻ sơ sinh 7-12 tháng sử dụng 0,3 mg.

Để dùng Vitamin B6 được hiệu quả nhất, trước tiên bạn nên tìm hiểu rõ về cơ thể của mình. Liệu rằng cơ thể của bạn có thực sự cần đến Vitamin B6? Để giải đáp được thắc mắc này bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.

Trong quá trình sử dụng Vitamin B6 bạn cần đáp ứng được liều trình không được bỏ giở giữa chừng hoặc uống quá liều lượng.

Vitamin B6 tốt là như vậy tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng điều này để sử dụng Vitamin B6 quá nhiều trong một khoảng thời gian dài. Bởi lẽ, Vitamin B6 nói riêng cũng như các loại Vitamin khác nói chung sẽ gây nên những tác dụng phụ nhất định khi sử dụng quá nhiều hoặc sử dụng sai cách.

Thiếu kiểm soát cơ hoặc phối hợp c (mất điều hòa)

Tổn thương da đau đớn

Các triệu chứng tiêu hóa, như ợ nóng và buồn nôn

Mẩn ngứa

Khó thở

Vitamin B6 có thể kết hợp và tương thích và bổ sung với rất nhiều những loại thuốc khác nhau. Tuy là nhưng không thể chắc chắc chắn rằng Vitamin B6 có thể tương thích với tất cả các loại thuốc.

Chính vì điều này, bạn nên liệt kê hết các loại thuốc đang sử dụng và hỏi thêm về ý kiến của bác sĩ.

Bạn nên tìm hiểu kỹ về cơ thể và sức khỏe của mình trước khi sử dụng

Không nên sử dụng quá nhiều

Không nên bỏ giữa chừng, hoặc uống cách quãng

5/5 – (1 bình chọn)

Thực Phẩm Chứa Inositol (Vitamin B8)

Inositol hay còn gọi là vitamin B8, đây là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong khá nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Nó có tác dụng giúp cải thiện lượng đường trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở những người bị hội chứng buồn trứng đa nang (PCOS).

Năm 1980, hai nhà nghiên cứu đã kiểm tra hàm lượng myo-inositol (một dạng của inositol) của 487 loại thực phẩm, bao gồm các sản phẩm từ sữa; so sánh trái cây và rau quả tươi, đóng hộp và đông lạnh; các loại nước ép trái cây; các loại bánh mì; nhiều loại ngũ cốc; các loại thịt, bao gồm cả thịt nguội; gia vị; đồ uống; và thậm chí một loạt các món tráng miệng.

Theo bài báo đăng Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ về lượng inositol nghiên cứu đã tìm thấy nồng độ myo-inositol cao nhất trong trái cây, đậu, ngũ cốc và các loại hạt; ưu tiên ăn tươi sống thay vì đông lạnh hoặc đóng hộp .

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt xay bằng đá có hàm lượng inositol rất đáng kể.

Một trong những loại thực phẩm tốt nhất mà bạn nên ăn nếu muốn nạp nhiều inositol chính là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.Đây có thể là món ăn sáng ngon miệng và chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B.

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt xay bằng đá có hàm lượng inositol rất đáng kể. Một lát bánh mì chứa đến 287,5 mg myo-inositol.

Một khẩu phần 100g dưa lưới có chứa đến 355 mg myo-inositol.

Dưa lưới vàng là loại quả mát chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B5,… và là loại quả có hàm lượng myo-inositol khá dồi dào.

Một khẩu phần 100g dưa lưới có chứa đến 355 mg myo-inositol.

Một khẩu phần đậu Hà Lan đóng hộp có chứa đến 235 mg inositol.

Đậu Hà Lan là loại đậu có hạt tròn, màu xanh, thường được trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Loại đậu này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, cũng là loại thực phẩm giàu inostol.

Một khẩu phần 100g đậu Hà Lan đóng hộp có chứa đến 235 mg inositol.

Hoặc một khẩu 100g phần đậu Hà Lan tách vỏ sấy khô chứa 128 mg inositol.

Hạnh nhân chứa lượng myo-inositol cao

Hạnh nhân là loại hạt phổ biến, giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân rất cao, nó giàu các chất béo tốt, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất.

Hạnh nhân là loại hạt chứa hàm lượng myo-inositol dồi dào, với hàm lượng 2,78 mg trong mỗi gam hạnh nhân.

Trong một khẩu phần 15g đậu phộng nấu chín có chứa 20,1 mg inositol.

Đậu phộng là một trong những chọn lựa tuyệt vời nếu muốn bổ sung inositol tự nhiên.Đối với đậu phộng, các nhà nghiên cứu tìm thấy rất ít sự khác biệt giữa đậu phộng sống và nấu chín về hàm lượng inositol.

Trong một khẩu phần 15g đậu phộng nấu chín có chứa 20,1 mg inositol.

Còn đối với khẩu phần 15g đậu sống có chứa 20 mg inositol.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn một số sản phẩm được chế biến từ đậu phộng như bơ đậu phộng để bổ sung thêm inositol cho cơ thể.

Trong khẩu phần 30g gan có chứa 39,3mg inositol.

Hầu hết các thực phẩm từ đồng phẩm, chẳng hạn như sữa, thịt và các sản phẩm được làm từ sữa và trứng có chứa ít hơn 1mg inositol trên mỗi gam thực phẩm. Tuy nhiên, có 2 trường hợp ngoại lệ đó là gan và pho mát gan, chúng là những thực phẩm chứa nhiều inositol. Pho mát gan thường được làm từ gan lợn và các sản phẩm từ thịt lợn.

Trong khẩu phần 30g gan có chứa 39,3mg inositol.

Trong khẩu phần 30g pho mát gan có chứa đến 103,8 mg inositol.

Cam tươi có chứa hàm lượng inositol vô cùng dồi dào.

Cam là loại quả mọng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cam có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ,

Advertisement

cam tươi có chứa hàm lượng lớn inositol.

Trong 100g cam tươi có chứa đến 307 mg inositol.

Trong 100g bưởi tươi có chứa 199 mg inositol.

Bưởi là nguồn cung cấp inositol tự nhiên dồi dào. Hoặc bạn cũng có thể dùng nước bưởi đông lạnh, đây cũng là nguồn bổ sung myo-inositol và nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Trong 100g bưởi tươi có chứa 199 mg inositol.

Trong 120g nước bưởi cô đặc đông lạnh có chứa đến 456 mg inositol.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vitamin B12 Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Giàu Vitamin B12 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!