Bạn đang xem bài viết Trồng 7 Loại Cây Này Trong Nhà Chẳng Khác Gì Vừa Sắm Máy Lọc Không Khí được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây lưỡi hổLưỡi hổ là loại cây cảnh quen thuộc và chúng thường được trưng bày trong nhà hoặc văn phòng làm việc, ngoài ý nghĩa phong thủy biểu tượng cho sức khoẻ dồi dào, xua đuổi tà khí cho gia chủ, còn về mặt khoa học thì cây lưỡi hổ là loại cây có khả năng chịu nóng, chịu khô hạn tốt nhưng lại rất dễ sống, thân lá đứng thẳng sẽ không chiếm vị trí không gian nhà của bạn.
Bề mặt lá lưỡi hổ có thể hút được nhiều bụi bẩn, hấp thụ chất gây ô nhiễm và thanh lọc không khí khá tốt. Đây là một loài cây vô cùng tốt cho đường hô hấp và hệ miễn dịch mà bạn nên trồng trong phòng khách.
Cây kim tiềnKim tiền là loại cây ưa bóng mát nên rất thích hợp cho việc trồng ở phòng khách hoặc công ty làm việc. Về mặt phong thuỷ, cũng như tên gọi “ kim tiền” thể hiện cho sự giàu sang, phú quý, mang tài lộc về nhà.
Về mặt khoa học thì đây cũng là loại cây có thể hút bụi bẩn và thanh lọc không khí rất tốt, đồng thời cây có cành lá to mang màu xanh tươi mát, màu xanh của cây sẽ giúp bạn có thể giải tỏa căng thẳng mang đến không gian sống thoáng mát và trong lành.
Cây lan ÝLan Ý cũng thuộc loại cây ưa bóng mát có thể sống tốt trong môi trường thiếu nắng và nhiệt độ thấp. Đây là loại cây có nhiều lá to với màu xanh đậm và bông hoa có màu trắng muốt mang phong cách sang trọng, quý phái, đồng thời lan Ý còn được đánh giá là cây có thể lọc không khí cực tốt và là công cụ tốt để giảm các bức xạ và điện từ.
Cây Hồng MônHồng Môn là loại cây có nhiều lá rất to màu xanh tốt và có hoa màu đỏ rất bắt mắt. Về mặt phong thuỷ thì Hồng Môn thể hiện cho sự hồng phúc, may mắn cho gia chủ. Về khoa học thì đây là loài cây giúp thanh lọc không khí cực tốt, hạn chế và hút một số khí độc từ điều hòa và những vật dụng trong nhà gây ra, mang đến cho bạn không gian sống thật trong lành và tươi mát.
Cây cau tiểu trâmCau tiểu trâm còn có tên là cây dừa tụ thân thường được sử dụng trưng bày trong phòng khách hoặc công ty làm việc phổ biến bởi cây có thân và lá nhỏ nhắn sẽ không chiếm quá nhiều không gian của bạn.
Trồng cây cau tiểu trâm trong nhà sẽ giúp bạn lọc sạch các chất khí độc có trong không khí cho bạn không gian sống thoáng mát và hạn chế hít phải các chất độc từ môi trường bên ngoài.
Cây vạn niên thanhĐây là loài cây với tán lá khá to và có thể sống được lâu năm, sẽ giúp gia chủ có được sức khỏe dồi dào và may mắn trong cuộc sống và đồng thời đây cũng là cây có khả năng lọc sạch các chất độc mang đến bầu không khí trong lành, thoáng mát trong ngôi nhà của bạn.
Cây phú quýTên gọi “phú quý” về phong thuỷ sẽ thể hiện cho sự giàu sang, mang đến tiền tài cho gia chủ. Đối với khoa học thì phú quý được chứng minh là loài cây có khả năng lọc các chất độc như benzen và formaldehyde trong không khí vô cùng hiệu quả và cũng là cây có thể thích nghi với không gian thiếu ánh sáng và nhiệt độ thấp rất thích hợp trồng ở phòng khách.
Advertisement
Có Nên Trồng Cây Thiên Điểu Ở Trong Nhà Không ?
Posted on
Thiên điểu thuộc họ chuối là loại cây cảnh lâu năm khá thích hợp trồng trong chậu cảnh hoặc bồn. Cây có hoa hình dáng đặc biệt, gam màu sắc bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn ngay lần đầu tiên bắt gặp. Vì thế cây đem đến cảnh quan một nét đẹp mới vô cùng hấp dẫn. Vậy cây thiên điểu trồng trong nhà được không?
Cây hoa thiên điểu có tên khoa học là Strelitzia reginae, còn được gọi là hoa chim thiên đường, là một loại cây thân thảo sống nhiều năm, thuộc chi Thiên điểu, họ Chuối rẻ quạt. Loại hoa này có nguồn gốc từ các nước miền nam châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới.
Thiên điểu là một trong những loại hoa kiểng rất được ưa chuộng với cấu tạo độc đáo. Hoa thiên điểu không có nhánh, thân thẳng và cứng cáp, bông hoa có ba lá đài màu da cam rực rỡ, ba cánh hoa màu lam ánh tía.
Giống như tên gọi của mình, hoa thiên điểu mang thế hoa bay bổng như hình ảnh loài chim thần thoại hướng về nơi thiên đường, như đàn chim trời tung cánh kiêu sa hướng về mẹ thiên nhiên.
Hoa thiên điểu loài hoa tượng trưng cho chính sự chế ngự, cứng cáp và vô cùng mạnh mẽ. Đồng thời chúng cũng là loài hoa thể hiện cho ý chí mạnh mẽ kiên cường của con người trong gian khó. Do đó trong cuộc sống mỗi khi nhắc tới hoa thiên điểu như một sự ám chỉ cho ý chí kiên cường vượt khó, khắc phục gian nan.
Cây hoa thiên điểu mang ý nghĩa tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêu. Đôi ta sẽ mãi bên nhau đến tận chân trời giống như loài chim thiên đường tự do bay lượn dù cao xa đến đâu vẫn kiên trì bền bỉ . Chỉ cần đôi ta bên nhau với tấm lòng rộng mở. Vì thế loài hoa ấy được lựa chọn làm món quà ý nghĩa đặc biệt dành tặng một nửa của mình.
Vẻ đẹp mạnh mẽ của bông hoa còn rất thích hợp dành tặng cho phái nam. Nhìn ngắm bông hoa theo góc độ giống đực thì dáng hoa khỏe khoắn, cứng cáp, thẳng thắn, biểu trưng cho chiến thắng, vươn lên. Theo giống cái lại toát lên vẻ đẹp cao sang, quyền quý với những đường cong uốn lượn tuyệt vời. Món quà thật ý nghĩa giữa những trái tim đồng điệu.
Thiên điều luôn nổi bật giữa những loại hoa khác
Thiên điều luôn nổi bật giữa những loại hoa khác
Và tất nhiên không thể bỏ qua phần ý nghĩa của hoa thiên điểu đại diện cho người cha vĩ đại, sự hy sinh và tấm lòng cao thượng của cha. Bởi trong gia đình cha luôn là người vất vả dang rộng vòng tay, đôi cánh cánh của mình che chở cho gia đình và chống lại phong ba bão táp. Vì thế những cánh hoa thiên điểu nở bung cũng tựa như đôi tay gian khó và tấm lòng bao dung vị tha của cha dành cho gia đình.
Hoa thiên điểu mọc trên cành thẳng tắp và rất cứng cáp nên rất được ưa chuộng cắm lọ trong các lục bình lớn mang vẻ đẹp đồ sộ, đầy khí thế nhưng không kém phần lãng mạn thường được trưng ở các hội nghị, hội thảo, hội trường lớn mang đến vẻ đẹp sang trọng. Và đặc biệt là thiên điểu còn được trồng chậu trưng ở hiên nhà, lối ra vào, ban công, gần hồ bơi hay bất kỳ không gian ngoại thất nào bạn muốn nổi bật.
Tuy nhiên một lưu ý là hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, bỏng rát lưỡi và nếu đứng lâu ngửi hoa sẽ gây cảm giác khó chịu. Vì thế không nên ngửi hoa, đứng gần hoa lâu, đặc biệt không để trẻ nhỏ tiếp xúc với hoa.
Cây thiên điểu, giống cây thân cỏ có tuổi thọ kéo dài nhiều năm, khi cây ra hoa cho những màu sắc bắt mắt nổi bật với màu vàng cam. Có lẽ chính bởi cây mang trên mình màu sắc tuyệt đẹp nên không ít người luôn muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa thiên điểu này làm đẹp cho không gian.
Cây thiên điểu là cây chiếu sang dài, ưa nắng, sợ ánh sang trực xạ. Yêu cầu ấm áp, ẩm ướt, thoáng gió, tránh gập nước, không ưa rét, sợ sương muối.
Chậu trồng cây Cây thiên điểu có thể mọc trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp nhiều mùn, pha cát. Vùng nguyên sản hoa nở vào mùa xuân, vùng khác nở vào mùa hè cho đến tháng 10. Mỗi kỳ nở hoa kéo dài 30 – 40 ngày, hoa nở đơn độc chỉ 15 ngày.
Cây thiên điểu vốn là cây ưa sáng và ưa nắng, tuy nhiên nó vẫn luôn sợ ánh sáng trực xạ. Và khi nhân giống cây hoa này người ta có 2 cách, thứ nhất là nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và cách nhân giống tách cây.
Với phương pháp nhân giống gieo hạt, áp dụng bằng cách sau khoảng thời gian thụ phấp bằng nhân tạo từ 80 đến 100 ngày, hạt sẽ bắt đâu chin và bạn cần thu hái hạt ngay lúc này cũng như tiến hành gieo hạt luôn. Trước khi gieo hạt bạn cần ngâm cho hạt nở và khử trùng để đảm bảo tỷ lệ thành xông của hạt nhiều hơn.
Phương pháp tách cây, có nghĩa bạn tách nhánh cây con từ thân cây mẹ, tách khi cây con bắt đầu có 3-5 lá non, lưu ý trong quá trình tách cây không được để cây bị đứt rễ cũng như ảnh hưởng đến cây mẹ.
Khi làm luống trồng cần cao khoảng 40 đến 50 cm và rộng khoảng 1.80cm, khi trồng cây con thì bạn không nên đặt cây quá sâu, nó có thể làm cho cây bị nghẽn rễ và đảm bảo lượng ánh sáng cho cây. Tuần đầu tiên sau trồng bạn chỉ nên tưới mỗi ngày 1 lần và giàm dần cho những tuần sau đó, nhưng cũng không để đất quá khô.
Cây thiên điểu có nhu cầu cao về dinh dưỡng
Nhiệt độ thích hợp cho cây thiên điểu sinh trưởng và phát triển chính là vào khoảng thời gian tháng 3 đến tháng 4 và tháng 10. Vào mùa hè cây thường bị khô và dễ phát sinh sâu bệnh hại do đó bạn cần che nắng, che bóng cho cây.
Và nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa chính là 15 đến 24 độ C, vào khoảng nhiệt độ 18 độ C sẽ rút ngắn thời kỳ ra hoa khoảng 5 đến 7 ngày, còn với nền nhiệt độ cao khoảng 28 độ C thì cây vẫn có thể ra hoa nhưng bông sẽ bé hơn rất nhiều.
Nhu cầu dinh dưỡng về phân bón của cây là ở mức trung bình, chúng thường hút nhiều dinh dưỡng cho cây ở thòi kỳ sinh trưởng. Sử dụng phân NPK 1 lần, trong giai đoạn cây ra hoa thì bón phân photphat canxi 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 đến 15 ngày. Bên cạnh phân bón thì bạn cũng cần tiến hành tỉa lá, cắt bỏ những hoa khô để giảm sâu hại và tính thẩm mỹ cho cây.
Cây thiên điểu trồng trong nhà giúp cảnh quan không chỉ thêm phần độc đáo, nổi bật mà còn giúp cảnh vật trở nên trật tự hơn. Tuy nhiên, cây có độc tố nên bạn nên lưu ý để tránh nguy hiểm.
Bạn Cần Biết : Có Nên Trồng Cây Trầu Bà Trong Nhà Không?
Những điều ý nghĩa nên biết cho những người muốn trồng loại cây này trong nhà.
Phổ biến nhất trong tất cả “cây nhà”, cây trầu bà có sẵn ở hầu hết các trung tâm vườn nhưng cho đến năm 2004 không ai có thể cho bạn biết chắc chắn nơi nó có nguồn gốc tự nhiên. Cuối cùng, nhà thực vật học Android Pete Boyce đã xác định rõ ràng loài này có nguồn gốc từ đảo Moorea ở quần đảo Society, phía bắc nước Úc.
Mặc dù không phải là người gốc, cây trầu bà bây giờ là phổ biến trên nhiều đảo Thái Bình Dương cũng như Malaysia, ở Hawaii, Trung và Nam Mỹ, Nam Florida và Caribê do việc phát hành các nhà máy nhập khẩu.
Loài cây này cũng phát triển rộng ở Hawaii nó được coi là một loài xâm lấn. Loài cây phổ biến này cũng chỉ được xem là hình thức vị thành niên của một loài có khả năng phát triển lớn hơn nhiều.
Ở những vùng ôn đới, đó là một loại houseplant phổ biến với nhiều giống được lựa chọn. Màu sắc của lá cũng rất đa dạng, với màu xanh lá cây, màu trắng, vàng, hoặc ánh sáng đốm . Nó thường được sử dụng trong trang trí tại các trung tâm mua sắm, văn phòng và các địa điểm công cộng khác chủ yếu bởi vì nó đòi hỏi rất ít sự chăm sóc.
Khi được trồng ở trong nhà, đó là một trong những cây trồng được trồng nhiều nhất do khả năng thích ứng, dễ trồng và tốc độ phát triển nhanh. Nó có thể vẫn xanh tốt khi được đặc ở những vị trí có ánh sáng kém, thậm chí nếu độ sáng cao, nhưng xa mặt trời trực tiếp. Cây rất cần loại đất tơi xốp và giàu chất hữu cơ để phát triển tốt nhất.
Ngày nay, loài cây này luôn được ưa chuộng để trồng trong nhà, vì nó dễ chăm sóc, lại mang lại nhiều ý nghĩa tuyệt vời cho cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chú ý đến loài cây này, và muốn tìm hiểu về nó. Đầu tiên, ta cần biết rằng liệu trồng nó trong nhà có tốt hay không?
Vậy, trồng cây trầu bà trong nhà có tốt hay không?Câu trả lời hết sức đơn giản và ngắn gọn: Rất tuyệt vời!
Bởi lẽ đây là loài thực vật mang đến cho ta nhiều tác dụng tích cực về nhiều mặt: đồ trang trí nội thất, thanh lọc không khí và ý nghĩa phong thủy. Sẽ là một sự lựa chọn thông thái khi bạn quyết định đặt một chậu cây này trong nhà bạn, phòng khách, phòng làm việc, ban công,…
Lợi ích của cây trầu bà khi trồng trong nhà.
1, Cây trang tríCũng tương tự như rất nhiều loại cây dây leo khác, thân leo mềm mại, duyên dáng của loài cây này là một nét đẹp, làm nổi bật thêm căn nhà của bạn, như một nàng thiếu nữ e ấp, thẹn thùng.
Đây là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng, trồng làm cây trang trí trong nhà, hoặc các đại sảnh, các văn phòng công ty,… giúp không gian thêm phần xanh tươi, mát mẻ.
2, Cây lọc khíĐây là loài thực vật được đánh giá cao trong việc làm sạch không khí, lọc các chất thải độc hại trong không khí từ khói thuốc, các loại hóa chất, các bức xạ từ thiết bị điện tử, xăng xe,… và làm giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Chính vì thế mà loài cây này được lựa chọn để trồng trong nhà, trong các không gian kín, các tòa nhà cao ốc, để giúp cải thiện bầu không khí, thêm trong lành và an toàn đối với sức khỏe con người.
3, Cây phong thủyTheo ý nghĩa phong thủy, đây được xem là một loài cây may mắn, nên đặt trong nhà, trong phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng làm việc. Người ta sử dụng cây này với mong muốn đem lại nhiều điều may mắn, nhiều tài lộc, an khang thịnh vượng cho người sở hữu nó.
Cây cũng rất phù hợp đối với những người làm công tác quản lí, người lãnh đạo, người đứng đầu, bởi nó tượng trưng cho khí chất, cho quyền lực và sự vươn xa, thăng tiến. Những chuyên gia phong thủy vẫn khuyên ta nên đặt loài cây này trong nhà để tận dụng khả năng kì diệu của nó.
Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà:
Trầu bà là loài cây ưa bóng râm, rất chuộng ánh sáng nhẹ nhàng, không gian thoáng mát và độ ẩm vừa phải. Vì thế, ta nên trồng cây trong nhà, ở những vị trí tránh ánh nắng chiếu trực tiếp để tránh cho cây bị vàng héo, để luôn giữ cho cây sự tươi xanh nhất.
Loài cây này cũng không cần nhiều dinh dưỡng, nên ta có thể bón phân cho cây định kì, khoảng 3-4 tháng/ lần. Sử dụng dạng phân hữu cơ lỏng, hoặc có thể sử dụng một số loại phân bón lá, pha loãng với nước sạch và tưới cho cây.
Cây rất ít khi bị sâu bệnh tấn công, nhưng cũng khó tránh khỏi những loại bệnh như thối rễ, rệp, bọ tấn công lá cây,… Ta có thể dùng một sô loại thuốc bảo vệ thực vật, hoặc thuốc trừ sâu thông thường. Bạn nên tìm hiểu kĩ về các loại thuốc, để đảm bảo an toàn cho con người và động vật khi bơm thuốc trừ bệnh cho cây.
Bạn cũng nên tỉa lá, tỉa nhánh cho cây thường xuyên nếu cây ra lá quá xum xuê. Nhất là những lá bị vàng, có dấu hiệu của sâu bệnh phải được cắt tỉa ngay để bảo vệ cho cây. Bạn có thể kiểm soát sự tăng trưởng của nó bằng cách cắt dây leo và cắt tỉa đến một phần ba rễ của nó.
Cắt cành trở lại một vài lần một năm để giữ cho cây bụi rậm và đầy. Cắt ngay sau khi một nút lá (nơi lá được gắn vào thân cây) sẽ khuyến khích thân cây cành ra ngoài, tạo cho bạn một cây đầy đủ hơn.
Chúng ta đã có câu trả lời rồi, rằng trồng loại cây leo này trong nhà là rất tốt, vì vẻ đẹp và cả những tác dụng kì diệu của nó. Cây không phải chỉ đơn giản là loài thực vật vô tri vô giác, nó còn là người bạn đồng hành trong cuộc sống của ta, giúp cho không gian ta sống thêm màu xanh mát, màu xanh của niềm tin, hi vọng.
Rắn Sợ Cây Gì? 6 Loài Cây Đuổi Rắn Nên Trồng Trong Vườn Nhà Bạn
chúng tôi cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
Những loại cây dụ rắn
Tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ
Trồng cây đuổi rắn
Rắn không sợ sả
Thuốc đuổi rắn Cr12
Cách nhận biết nhà có rắn
Trồng sả đuổi rắn bị rắn cắn
Bột lưu huỳnh đuổi rắn
Bạn đang xem bài: Rắn sợ cây gì? 6 loài cây đuổi rắn nên trồng trong vườn nhà bạn
Côn trùng và các động vật bò sát đôi khi thường gây ra những phiền phức trong ngôi nhà của bạn. Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu 8 loại cây hoa tác dụng đuổi muỗi nên trồng trong vườn nhà bạn có nhiều tác dùng đuổi muỗi và côn trùng. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu 6 loài cây đuổi rắn nên trồng trong vườn nhà bạn để các bạn tham khảo.
Top 6 Loài cây đuổi rắn nên trồng trong sân vườn 1. Cây nénThuộc họ Hành, thường được gọi là hành tăm, hành trắng. Đây là một loại gia vị đặc biệt vì tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc tỏi nên khi ngửi được mùi từ xa là các loài rắn đã tìm cách lẩn tránh và không dám đến gần.
Vì vậy, với người dân miền Trung thì cây nén không những là loại gia vị đặc trưng mà còn có công dụng như cây đuổi rắn. Trồng cây nén ở trong vườn hay sân nhà, xung quanh hàng rào có thể đuổi rắn rất hiệu quả.
2. Hoa lan tỏiHoa lan tỏi còn được gọi với những cái tên quen thuộc là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh hồng,…
Đây là một loại cây có thân leo, hoa màu tím, thường được trồng trên cổng nhà. Vì lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng hơn cả tỏi nên mới được đặt tên là lan tỏi. Và cũng nhờ có mùi cay nồng khó chịu đó mà lũ rắn mới tránh xa những khu vực có trồng cây này.
Vậy nên với giàn cây lan tỏi trước cổng hay trồng dọc theo hàng rào, đây chắc hẳn là cách giúp cho rắn tránh xa ngôi nhà bạn. Đây là loại cây đuổi rắn rất hiệu quả, bạn nên ưu tiên nếu đang phân vân lựa chọn trồng 1 loại cây đuổi rắn trong vườn.
3. Sắn dâySắn dây cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nó còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát… Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa.
Vậy nên với gia đình nào có sân vườn rộng, um tùm hoặc trồng nhiều loại cây trồng thì nên có thêm cây sắn dây. Không những có được loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mùa hè mà đây còn là loại cây đuổi rắn rất đáng trồng.
4. Cây sảCây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trồng khắp cả nước, trong các gia đình.
Đây là loại cây gia vị quen thuộc của nhiều gia đình, lá của chúng còn được dùng để xông giải cảm, trị cảm mạo, sốt… Nhưng trồng 1 bụi sả trong sân vườn hay trồng chậu cho ban công, sân thượng thì chúng còn có công dụng là 1 loại cây đuổi rắn.
5. Cây lưỡi hổCây lưỡi hổ được ưa chuộng trồng nội thất vì dễ chăm sóc và bộ lá của nó rất bền, và quan trọng hơn hết là vẻ đẹp của nó. Cây lưỡi kổ có khả năng làm sạch không khí, cải thiện tâm trạng rất tốt.
Ngoài ra chúng còn là cây đuổi rắn được nhiều người biết đến và trồng nhiều hiện nay. Những khu vườn sẽ dường như không thấy sự xuất hiện của rắn nếu như bạn trồng loại cây này.
Ngoài ra rắn còn rất mẫn cảm với các những loại cây có tinh dầu hay mùi hương. Vậy nên bạn cũng có thể trồng thêm những loại cây đuổi rắn như bạc hà, hương thảo, ngũ sắc…
Rắn sợ mùi gì nhất?Mùi hương của sả được cho là mùi hương khắc tinh của loài rắn. Để đuổi rắn bạn chỉ cần trồng một vài bụi sả dọc theo hàng rào xung quanh nhà hoặc sử dụng những tép sả đập dập treo ở xung quanh nhà.
Nếu không muốn dùng cây sả treo quanh nhà gây mất thẩm mỹ, bạn có thể dùng tinh dầu sả để đuổi rắn đồng thời mang lại cho ngôi nhà không khí trong lành và tươi mát.
Thêm nữa, rắn sợ nhất bột hùng hoàng. Đây là một loại bột cấm kỵ với loài rắn, có tên hóa học là arsenic sulfide. Bột hùng hoàng có màu vàng cam, mùi khó chịu đặc trưng. Với loài rắn, đây là chất kịch độc chúng phải tránh xa.
Bạn chỉ cần rải một lớp mỏng bột hùng hoàng xung quanh nhà, lối đi, vườn…là có thể hoàn toàn yên tâm không bị rắn quấy nhiễu. Tuy nhiên, đây cũng là một chất hóa học độc hại với con người nên không được khuyến khích sử dụng.
Nếu bắt buộc phải dùng bột hùng hoàng để đuổi rắn, bạn nên dùng găng tay bảo hộ đồng thời phải thật cẩn thận không để bột rơi vãi vào nguồn nước, thức ăn và cần tránh xa tầm tay trẻ em. Sau khi sử dụng xong bạn nên dọn dẹp thật sạch để đảm bảo an toàn cho con người và vật nuôi.
Ngoài ra, trộn muối hạt và tỏi nghiền với tỷ lệ 1:1, sau đó rắc hỗn hợp quanh nhà để ngăn chặn rắn tiếp xúc căn nhà bạn.
Cách đuổi rắn bằng âm thanhBên cạnh phương pháp đuổi rắn bằng hương liệu và cây cỏ thì nuôi chó hay mèo cũng là một cách hay để ngăn chặn rán. Rắn rất sợ tiếng của chó và mèo, chỉ cần đánh hơi thấy mùi hương của hai loại động vật này, chúng sẽ sợ hãi mà tránh xa.
Nuôi một chú cún hay một bé mèo là mẹo đuổi rắn rất đơn giản mà bạn nên thử. Ngoài ra, mèo có thể bắt chuột và những loại bò sát, côn trùng. Việc trong nhà có nhiều chuột hay côn trùng cũng rất dễ dụ rắn đến nhà vì vậy tiêu diệt hết chuột sẽ hạn chế rắn bò vào trong nhà.
Rắn thích mùi gì, cây gìNếu bạn là người bắt rắn thì nên tìm hiểu vấn đề này, rắn thích cây gì, những cách dụ rắn ra khỏi hang là gì? hoa hồng, cỏ hương là những nơi ưa thích của chúng. Vì ong bướm côn trùng bị thu hút bởi hoa thơm mà côn trùng là món ăn ưa thích của ếch nhái. Và ếch nhái lại là món ăn của loài rắn.
Cách xử lý khi nhìn thấy rắnNếu thấy con rắn ở một góc khuất nào đó như ngăn kéo, góc tủ… bạn hãy bình tĩnh để con rắn nằm yên đó, di chuyển mọi người ra ngoài và gọi điện nhờ sự trợ giúp từ những người chuyên bắt rắn.
Nếu thấy con rắn ở ngoài vườn, góc sân… bạn có thể dùng vòi nước phun nhẹ nước lên con rắn để nó tự bò đi ra xa nhà.
Rắn thường sống ở những bụi rậm, đám cỏ cao nên hãy thường xuyên cắt cỏ, dọn dẹp xung quanh nơi để rắn không có nơi trú ngụ.
Cách tránh rắn vào nhà bằng lối sốngRắn không khác gì với mọi sinh vật khác như chuột, gián… Chỉ đơn thuần là tìm kiếm thức ăn và một nơi an toàn để sinh sống. Bước đầu tiên trong việc giữ rắn tránh xa ngôi nhà của bạn là kiểm soát các yếu tố thu hút chúng đến ngay từ đầu:
Loại bỏ cỏ dại, những đống mảnh vụn và bất kỳ khu vực nào khác mà rắn có thể ẩn nấp.
Duy trì độ cao của cỏ cũng rất quan trọng, thường xuyên dọn cỏ cao. Điều này cũng sẽ giúp kiểm soát chuột và côn trùng khác.
Nếu nhà bạn có những đống củi ở sân hay vườn hay giữ tất cả các đống củi lên khỏi mặt đất bằng cách kê lên cao.
Kiểm tra và bịt kín bất kỳ kẽ hở nào xung quanh móng nhà của bạn để giữ rắn vào bên trong.
Lắp đặt lỗ thông hơi và bịt kín các khe hở xung quanh hệ thống ống nước đang đi vào hoặc ra khỏi nhà bạn.
Rắn có bò lên tường được không? Bạn cũng nên để ý những bức tường, có trường hợp rắn bò lên tường để vào sân vườn, nhưng thường vẫn là chui qua những lỗ hổng.
Loại bỏ nguồn thức ăn của rắn, rắn thích ăn những côn trùng và những động vật nhỏ. Nếu bạn có thể loại bỏ thành công loài gặm nhấm và côn trùng, thì chẳng còn lý do nào nó vào nhà bạn. Bạn cũng nên xử lý chuột bằng thuốc chống chuột ngoài trời. Điều này rất quan trọng trong cách để rắn không bò vào nhà vĩnh viễn. Ngoài ra bạn có thể Xua đuổi côn trùng bằng tây, có thể tham khảo ngay cách trồng củ hành tây trong cốc nước các chất khí phát ra từ hành có mùi kích thích và nặng và khiến côn trùng sẽ biến mất.
Cách đuổi rắn vào nhà bằng chó mèoNhững con vật này sẽ báo động giúp bạn khi thấy rắn xuất hiện. Thông thường rắn có thể bỏ chạy vì sợ, nhưng cũng có trường hợp nó tấn công lại vật nuôi. Vì vậy, nếu nhận thấy sự bất thường bạn không nên bỏ qua, kiểm tra lại một lượt để tránh nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra với gia đình bạn.
Nếu bạn bắt gặp rắn độc ở vườn nhà thì hãy dùng vòi phun nước áp suất cao hoặc gậy dài để đuổi nó ra khỏi khu vực gia đình, nên áp dụng cách đuổi rắn rết ra khỏi nhà chứ đừng vội giết nó.
Các loài cây trên có thể gúp bạn xua đuổi rắn vào nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thường xuyên bụi rậm xung quanh nhà, diệt sạch chuột để rắn không có mồi ăn và sẽ không tìm đến gia đình bạn!
chúng tôi cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
Những loại cây dụ rắn
Tại sao rắn sợ cây lưỡi hổ
Trồng cây đuổi rắn
Rắn không sợ sả
Thuốc đuổi rắn Cr12
Cách nhận biết nhà có rắn
Trồng sả đuổi rắn bị rắn cắn
Bột lưu huỳnh đuổi rắn
#Rắn #sợ #cây #gì #loài #cây #đuổi #rắn #nên #trồng #trong #vườn #nhà #bạn
Cách Trồng Cây Dây Nhện Trong Nước Từ Cây Con (Trồng Thủy Sinh)
Chào các bạn, nhiều bạn thắc mắc về cách trồng cây dây nhện trong nước như thế nào. Khi trồng trong nước thường các bạn làm theo hướng dẫn và tỉ lệ sống của cây không cao. Vậy nên trong bài viết này NNO sẽ hướng dẫn các bạn về cách trồng cây dây nhện thủy sinh từ cây con cho tỉ lệ sống cao đến 100%.
Cách trồng cây dây nhện trong nước từ cây conBước 1: Chuẩn bị một cây dây nhện đã trưởng thành
Để trồng thủy sinh trước tiên các bạn cần chuẩn bị một cây dây nhện đã trưởng thành. Cây trưởng thành là cây đã mọc ra các nhánh và cây con ở trên các nhánh đó. Chúng ta sẽ lấy những cây con này để trồng thủy sinh chứ không phải lấy cây mẹ để trồng.
Bước 2: Cho cây dây nhện con quen dần với môi trường nước
Chuẩn bị một cốc nước nhỏ. Đặt cây dây nhện con vào trong cốc nước đó để cây quen dần với môi trường nước. Lưu ý là chỉ để nước ngập phần cây có rễ chứ không phải cho cây con chìm hẳn trong nước. Các bạn nên chọn những cây con có rễ đã nhú dài là tốt nhất. Khi cho cây vào cốc nước thì không được tách khỏi cây mẹ mà vẫn để nguyên. Làm như vậy cây con sẽ đảm bảo không bị chết khi đạt trong môi trường nước.
Bước 3: Tách cây con khỏi cây mẹ để trồng trong nước
Sau khoảng 2 tuần đến 3 tuần khi cây con đã quen với môi trường nước và rễ cũng đã phát triển dài hơn thì các bạn dùng kéo cắt nhánh cây từ cây mẹ nối với cây con. Lúc này cây con sẽ tự hút nước và dinh dưỡng trong nước để phát triển mà không cần nhờ vào cây mẹ nữa.
Bước 4: Chăm sóc cây con
Cây con trồng thủy sinh các bạn nên để rễ cây chìm một phần trong nước còn một phần nổi ở trên nước. Làm như vậy cây sẽ không bị ngộp và phát triển tốt hơn. Sau khi trồng cây vào bình thủy sinh, các bạn nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bạn cũng có thể cho một số loại phân bón chuyên dụng cho cây thủy sinh bón vào nước để cây có dinh dưỡng phát triển.
Cây dây nhện trồng thủy sinh không cần tưới nước nhưng vẫn cần thay nước đêu đặn một tuần một lần. Sau khi thay nước các bạn cần cho phân bón hoặc dung dịch thủy sinh vào nước. Chú ý là thay nước mới nhưng vẫn cần đảm bảo nước không được ngập quá 1/2 rễ cây để cây tránh bị ngộp.
Khi trồng cây lan chi trong bình thủy sinh các bạn không nên cho cây ra khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp. Mỗi tuần các bạn nên cho cây ra ngoài trời 1 lần vào buổi sáng sớm để cây hồi phục khả năng quang hợp và tránh bị bí khí. Làm như vậy cây lan chi trồng thủy sinh sẽ luôn xanh tốt và phát triển tốt.
Một vài lưu ý
Cây dây nhện thủy sinh cần khá ít dinh dưỡng. Song song với đó, cây cũng chậm phát triển hơn so với cây trồng trong đất. Nếu các bạn thấy cây chậm phát triển hoặc cây chậm ra lá mới thì đây cũng là điều đương nhiên.
Việc chăm sóc cây lan chi thủy sinh cũng giống như chăm sóc với cây lan chi trong đất chứ không khác gì nhiều. Do đó, các bạn cũng cần chú ý vị trí đặt cây phù hợp và cho cây phơi nắng hàng tuần để cây phát triển tốt.
Trong quá trình trồng cây thủy sinh, điều quan trọng nhất là để cây quen với môi trường nước. Nếu các bạn bỏ qua giai đoạn này thì tỉ lệ sống của cây sẽ thấp chứ không cao. Suy ngược lại, nếu cây dây nhện đang trồng thủy sinh mà các bạn chuyển qua trồng đất ngay thì cây cũng rất dễ bị chết do thay đổi điều kiện sống đột ngột.
Như vậy, cách trồng cây dây nhện trong nước không khó quan trọng là các bạn làm đúng cách. Nếu bạn muốn trồng bằng chính cây mẹ thì cách làm cũng tương tự nhưng các bạn cần cho cây mẹ quen dần với môi trường nước trước khi trồng thủy sinh hoàn toàn là được.
Cách Trồng Cây Lộc Vừng Tại Nhà Trong Chậu Hợp Phong Thủy
Nhiều người chơi cây cảnh rất thích lựa chọn cây lộc vừng để trang trí nhà cửa nhưng phải hợp phong thuỷ, bởi ngay tên gọi của nó đã hàm ý mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cây lộc vừng có điểm tương đồng với một loại cây phong thủy rất được ưa chuộng là cây vạn lộc bởi cả hai đều có chữ lộc trong tên. Trong tiếng Hán, lộc có ý nghĩa chỉ sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Vừng là loại hạt nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt. Vì thế lộc vừng có hàm nghĩa sự may mắn, phúc báu sẽ đến nhiều và dồi dào.
Cách trồng cây lộc vừng tại nhà trong chậu hợp phong thủy
Hiện nay, nhiều gia đình ở mặt đất, có diện tích đất thích hợp thường chọn trồng lộc vừng phía trước cổng để lấy bóng mát và có ý nghĩa cầu may, mong ước phước lộc lúc nào cũng chạy vào nhà. Còn những gia đình ở thành phố, diện tích đất hạn hẹp cũng có thể chọn trồng lộc vừng trong các chậu, đặt ở ban công hoặc trên sân thượng vừa tốt cho phong thủy vừa để trang trí và làm mát không gian nhà bạn.
Trồng cây lộc vừng trước nhà hợp phong thuỷ
Đối với những gia đình chọn trồng lộc vừng trong chậu, cần chú ý những điều sau đây:
Khi mua chậu cây lộc vừng đã được trồng chậu sẵn, chỉ cần đặt cây ở vị trí thoáng có ánh sáng đủ. Sau đó tưới nước giữ ẩm cho cây mau thích nghi với môi trường mới.
Khi mua cây giống từ vườn về trồng. Cần xé bỏ lớp vỏ bầu bên ngoài rồi mới trồng. Chuẩn bị chậu và đất trồng như trên. Đặt cây vào giữa chậu, đổ đất vào và ém chặt đất. Sau đó tưới nước giữ ẩm. Cần cung cấp đủ nước, đủ ẩm để cây mau ra rễ mới. Khi cây khỏe ra chồi non lá non thì chứng tỏ bộ rễ cây đã khỏe, có thể giảm bớt số lần tưới.
Đối với cây trồng chậu thì nước tưới và phân bón là 2 yếu tố quan trọng nhất. Cần tưới nước cho cây định kỳ 2 ngày/ lần. Bón phân định kỳ 2 tuần – 1 tháng / lần. Các loại phân bón có thể sử dụng như NPK, phân hữu cơ tổng hợp, phân vô cơ, phân hữu cơ hoai mục,…
Lộc vừng ra hoa vào 2 vụ, tháng 6 – 7 và tháng 10 – 11 âm lịch. Trước thời điểm này khoảng 1 tháng, bạn cần bón bón thúc cho cây bằng phân lân. Đối với cây trồng chậu, để cây phát triển mạnh và ra hoa là việc không dễ dàng nhưng không quá khó.
Trong quá trình phát triển, bạn cần cắt tỉa bớt những cành khuất tán, cành tăm giúp cây thoáng ít bị sâu bệnh. Việc cắt tỉa giúp cây tập trung nuôi những cành chính, cây to khỏe.
Đăng bởi: Phùng Thị Mỹ Duyên
Từ khoá: Cách trồng cây lộc vừng tại nhà trong chậu hợp phong thủy
Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng 7 Loại Cây Này Trong Nhà Chẳng Khác Gì Vừa Sắm Máy Lọc Không Khí trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!