Xu Hướng 9/2023 # Top Những Ngôi Chùa Độc Đáo Và Linh Thiêng Ở Việt Nam # Top 12 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Top Những Ngôi Chùa Độc Đáo Và Linh Thiêng Ở Việt Nam # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Top Những Ngôi Chùa Độc Đáo Và Linh Thiêng Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Top những ngôi chùa độc đáo và linh thiêng ở Việt Nam

Du xuân đầu năm nên đi chùa nào để cầu bình an, may mắn?Những ngôi chùa linh thiêng nhất cả nước bạn nên biết.

Trong đây là một số ngôi chùa đẹp và linh thiêng mà bạn có thể tham khảo khi đi du lịch

1. Chùa Bái Đính

Chùa ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình khoảng chừng 15km. Tọa lạc trên sườn núi, nằm ẩn mình giữa núi non hùng vĩ, giữa mênh mông sông nước. Ở Chùa còn lưu giữ những đường nét kiến trúc nghìn năm của dân tộc, những tinh hoa từ bao thuở được những nghệ nhân tài ba thể hiện một cách trọn vẹn nhất trong từng mái ngói, từng viên gạch và từng chi tiết chạm trổ đầy tinh tế để người con mang dòng máu Lạc Hồng lại dấy lên một niềm tự hào rất thiêng liêng.

Với các điểm tham quan như: Gác chuông, hành lang La Hán, Điện Quan Thế Âm, tháp Xá Lợi, Tượng Phật Di Lặc.

Hàng năm, tại chùa có lễ hội chùa Bái Đính, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, mùng 6 tết khai mạc và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch (khoảng tháng 4,5 dương lịch)

Lễ hội chùa gồm 2 phần: nghi thức thắp hương tưởng nhớ công đức (phần lễ) và phần hội gồm các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô…

2. Chùa Đồng Yên Tử

Nằm ở xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất Yên Tử, toàn bộ các bộ phận ngôi chùa này đều được đúc bằng đồng thau.Đi lên Trúc Lâm Yên Tử chinh phục được chùa Đồng bằng cách đi bộ là cả một kỳ tích.

Chùa Đồng không chỉ mang ý nghĩa về kiến trúc mà xét trên phương diện tín ngưỡng lâu đời, nó có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Chùa Đồng Yên Tử hoàn toàn khác biệt bất cứ công trình đúc kim loại nào trên thế giới, kể cả kiến trúc và điêu khắc mỹ thuật. Đó là vẻ đẹp vừa khỏe khoắn, vừa mềm mại, bay bổng

Địa thế chùa được dựng mang hình dáng một đóa sen khổng lồ, trong đó mỗi phiến đá là một cánh sen nở, chùa Đồng tọa lạc giữa đài sen. Địa thế nghiêng sang hai bên, phía đông triền đá dốc nghiêng, phía tây dốc đứng thành vực thẳm, lối đi chỉ vừa một bàn chân chênh vênh. Chùa quay về hướng Tây Nam, có bình đồ kiến trúc hình chữ “nhất”, một gian hai chái, cũng mang dáng như một bông sen nở.

Hai bên chùa có giá treo chuông, khánh. Sau chùa là nhà tăng cho sư an trú lo Phật sự của chùa..Theo dân gian, chùa Đồng – Yên Tử là nơi con người có thể cầu viện được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời, Nơi đây rất linh thiêng, mọi người thường đến để cầu tài lộc, sức khỏe, sự an lạc thịnh vượng.

Hàng năm, lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử nói chung diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm.

3. Chùa Một Cột

Chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Chùa Một Cộtchùa được xây dựng vào năm 1049, đời vua Lý Thái Tông.là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á. Đây được xem như một trong những công trình cổ kính nhất Hà Nội và là biểu tượng cho thủ đô ngàn năm văn hiến.Có kiến trúc đơn giản nhưng mang đậm tính nhân văn và âm dương ngũ hành. Chùa được xây dựng bởi một khối nhà hình vuông bên ngoài tượng trung cho dương, còn một cột tròn bên trong để nâng đỡ tượng trưng cho âm. Trong dương có âm, âm nâng đỡ cho dương, âm dương hòa quyện vào nhau như trời đất tuần hoàn

Chùa Một Cột được xây dựng trên một hồ nước, trong hồ được trồng rất nhiều sen thể hiện cho những gì thanh tao và thoát tục nhất.  Chùa Một Cột vừa có vẻ đẹp uy nghi và trang nghiêm lại vừa tao nhã, nhẹ nhàng..Bên trong đài Liên Hoa được bài trí lộng lẫy sang trọng, có một án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng, bàn thờ được sơn son thiếp vàng trang trí nhiều họa tiết hình vân mây màu vàng. Trên trần phía trong cùng đặt tấm hoành phi nhỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài” trên nên sơn đỏ.

Mùa hè chùa mở của đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, đến mùa đông đóng cửa tất cả các ngày thứ Hai và thứ Sáu trong tuần.

4. Chùa Thiên Mụ

Nằm ở xã Hương Long, Hương Hòa, TP. Huế cách trung tâm thành phố Huế 5km về hướng Tây.

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là ngôi cổ kính nhất. Chùa được được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.Tọa lạc trên con đồi Hà Khê, tả ngạn con sông Hương, Khi đến chùa Thiên Mụ – một trong các chùa ở Việt Nam bạn sẽ ngạc nhiên bởi vẻ đẹp nên thơ, trầm mặc hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên mây núi. Chùa còn được đánh giá là chùa có kiến trúc cổ kính, đồ sộ nhất ở Huế.

Các công trình kiến trúc có trong chùa Thiên Mụ như: cửa Tam Quan, tháp Phước Duyên, nền đình Hương Nguyện, Đại Hồng Chung, bia, ký và rùa đá, lầu chuông, tượng kim cương Hộ Pháp, Nhà Tăng, Điện: Đại Hùng Bảo, Địa Tạng, Quan Âm.

Cảnh quan tại chùa rất đẹp và hữu tình.Ngoài tham quan chùa ra bạn có thể sử dụng dịch vụ “thuyền Rồng trên sông Hương” để ngắm quan cảnh cũng như ngôi chùađược tổng quan hơn.

Nếu có dịp du lịch đến Huế đừng bỏ lỡ việc cầu an, cầu duyên.

5. ChГ№a Linh б»Ёng trГЄn bГЎn Д‘бєЈo SЖЎn TrГ

Tọa lạc tại một ngọn núi trên bán đảo Sơn Trà.Chùa nằm ở độ cao 693m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc.

Đà Nẵng có 3 ngôi chùa mang tên Linh Ứng tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng.Trong cả ba ngôi, chùa Linh Ứng Bãi Bụt có vẻ được nhiều người biết đến hơn một chút so với hai ngôi chùa còn lại; có lẽ một phần vì đây là ngôi chùa lớn nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa.

Có tượng Quan Thế Âm được xem là to nhất của Đông Nam Á. Tượng Phật bà cao 67m, đang đứng trên một tòa sen đường kính 35m, bên trong bức tượng Phật Bà Quan Thế Âm có 17 tầng. Mỗi tầng đều đặt 21 tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt khác nhau.tượngtựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra nhân gian và biển cả, tay cầm bình cam lộ, tay kia bắt ấn như dõi theo phù hộ cho những con người thành phố biển hiền lành. Những ngư dân lênh đênh trên biển mỗi khi nhìn vào đất liền, thấy Phật Bà thì lòng cũng vững chãi hơn trên từng đợt sóng dâng cao.

Đứng trên Linh ứng Bãi Bụt, bạn còn có thể thấy được vịnh Đà Nẵng với nước xanh như ngọccó hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân, phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.

Hàng năm, có rất nhiều du khách thập phương đến đây cầu nguyện, đặc biệt vào các dịp lễ hội tổ chức tại chùa.

6. Chùa Long Sơn

Toạ lạc trên đồi Trại Thuỷ, chùa Long Sơn còn có tên gọi là Chùa Phật trắng và trước đây còn có tên là Đăng Long Tự. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 19, với nhiều lần trùng tu và được xây lại mới vào năm 1940.

Ngôi chùa nổi tiếngnghi ngút khói hương với hàng trăm người lễ Phật ra vào. Long Sơn yên tĩnh như chiếc nôi ru tâm hồn đến cảnh cửa an nhiên. Long Sơn lặng thinh lắng nghe nỗi lòng, sự giải bày và ước mơ của biết bao Phật tử thập phương.

Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng  bức tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn làm bằng đá hoa cương trên nền một bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo, mô tả cảnh 49 đệ tử của Đức Phật hội tụ về trong ngày Phật nhập diệt ở bậc thứ 44.

Ở bậc thứ 193 là tượng Kim Thân Phật Tổ màu trắng uy nghi đang ngồi thuyết pháp giữa không gian trời xanh mây trắng khoáng đạt mênh mông, an nhiên tự tại như một biểu tượng của Nha Trang. Tượng được đặt trên một đài sen lớn và nổi bật giữa không gian chùa Long Sơn.Ở trên độ cao lý tưởng này, bạn dễ dàng nhìn ngắm toàn cảnh thành phố Nha Trang xinh đẹp, từ biển đảo cho đến cảnh thiên nhiên rừng núi bao la bạt ngàn, tất cả được thu gọn vào trong tầm mắt.

Ngoài pho tượng Phật trắng khổng lồ, Chùa Long Sơn còn mang nét kiến trúc độc đáo với những chi tiết chạm khắc tinh xảo, tinh tế trên mái chùa.Sự hài hoà giữa công trình kiến trúc đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên xung quanh của những vườn cây xanh mướt toả bóng mát và những dãy núi cao vững chãi phía xa đã tạo cho du khách cảm giác vô cùng trong lành và mát mẻ.

Hiện tại chùa đang trùng tu Chánh điện.nhưng các bạn vẫn tham quan và cầu nguyện được.

Vào mùng 1 và 15 Âm lịch hàng tháng, nhiều du khách lại tìm đến chùa Long Sơn để chiêm bái, ngắm hay hay “đi tìm” sự bình yên và thanh tịnh trong tâm hồn.

7. Chùa Linh Phước Đà Lạt

Chùa tọa tại 120 Tự Phước, Phường 11, Tp. Đà Lạt. Chùa được xây dựng từ năm 1949, đến năm 1990 chùa được xây dựng lại với quy mô lớn hơn nhiều lần, là công trình kiến trúc khảm sành độc đáo.

Điều tạo nên sự khác biệt của chùa Linh Phước chính là các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm các mảnh sành, sứ, mảnh chai bên ngoài. Chính sự khác biệt này nên chùacòn có tên gọi khác là “chùa ve chai”.Chùa có diện tích 6.666,84m2, chánh điện chùa dài 33m, rộng 12m có hai hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp Hoa, kinh A di đà.

Bên cạnh đó chùa còn có tượng rồng dài 49m, rộng 1,3m. Để tạo nên đường nét uốn lượn cho thân rồng, người ta không trạm trổ trên bê tông mà dùng đến 12.000 vỏ chai bia để làm thân rồng. Chùa được phân thành 2 khu riêng biệt, một khu là chánh điện nơi khách có thể đến cầu an, một khu sinh hoạt dành cho các tăng ni.

Bạn có thể đến vào dịp rằm , lễ tết để cầm nguyện bình an.

8. Chùa Việt Nam Quốc Tự

Ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự tọa lạc trên con đường 3 tháng 2,phường 2, quận 10, TP Hồ Chí Minh.Được xây dựng rất lâu từ năm 1964, trải qua nhiều thế kỷ ngôi chùa đã có rất nhiều sự thay đổi.Xung quanh không còn là vẻ hoang sơ nữa mà tập trung rất nhiều các công trình xây dựng và dịch vụ.

Chùa được xây dựng theo kiến trúc thiết kế chùacổ miền Bắc với màu vàng làm chủ chủ đạo và mái ngói vảy màu đỏ nâu. Mái chùa xây dựng nhiều tầng, đầu mái công vuốt hình đầu đao, được điêu khắc đầu rồng rất tinh xảo.vớibảo tháp cao nhất lên đến 13 tầng, cao 63m. Nó được xem là biểu tượng sự thống nhất của 13 tổ chức trong Phật giáo. Đồng thời là nơi cất giữ và tôn thờ xá lợi trái tim của hòa thượng Thích Quảng Đức.

vớiquả chuông cao 2.9m và nặng đến 3 tấn đây là quả chuông lớn nhất tại Việt Nam. Đến với Chùa Việt Nam Quốc Tự bạn không chỉ được hòa mình vào không gian tâm linh, mà còn chiêm ngưỡng những giá trị nghệ thuật.

có rất nhiều du khách thập phương đến đây cầu nguyện, đặc biệt vào các dịp lễ hội tổ chức tại chùa.

9. Chùa Phật Lớn

Chùa có tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển).Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8m.Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng.Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.

Sau khi ông Bảy Do (Cao Văn Long), người đầu tiên xây dựng và tu ở chùa, bị thực dân Pháp bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm 1914, ông cựu hương quản làng An Khánh đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò Mi Chấn (Phó Hội trưởng Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học) đứng ra xin phép để được tái thiết chùa.

Tìm mọi cách mà nhà cầm quyền không chấp thuận, ông Chấn bảo ông Lầu làm liều cất đại một am lá để che mưa nắng cho tượng Phật. Có người mật báo với Chủ tỉnh Châu Đốc, ông Lầu bị tra vấn, còn Cò Mi Chấn thì nhận được công văn của tỉnh buộc phải tháo dỡ am. Nhưng Cò mi Chấn trả lời qua thư rằng: Theo tục lệ An Nam, không thể để Phật ngồi giữa trời dầm mưa, dãi nắng như thế…Chủ tỉnh lại gửi công văn lần nữa, lần này Cò mi Chấn đáp: Cái am lỡ cất rồi, tôi là người đạo Phật, sợ phạm tội nên không dám dỡ!… Nhờ sự đôi co ấy mà am không bị phá bỏ và tượng Phật được bảo quản tốt cho đến nay.

Hiện nay (tháng 7 năm 2008), chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh.

Đăng bởi: Trần Quốc Tịnh

Từ khoá: Top những ngôi chùa độc đáo và linh thiêng ở Việt Nam

Tìm Về Chốn An Yên Tại Những Ngôi Chùa Ở Sài Gòn Nổi Tiếng Linh Thiêng

Những Ngôi Chùa Đẹp Ở Sài Gòn

Chùa Bửu Long

Địa chỉ: số 81 đường Nguyễn Xiển – Phường Long Bình – Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long còn có tên gọi khác là Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long. Ngôi chùa sở hữu khuôn viên rộng hơn 11ha, bao quanh bởi hàng cây xanh mát. Không gian thanh tịnh và yên tĩnh của chùa sẽ khiến bạn có cảm giác thư thái và bình yên.

Ngôi chùa mang nét kiến trúc của xứ sở chùa vàng Thái Lan. Nổi bật với ngọn bảo tháp màu vàng lấp lánh cùng với những chi tiết chạm trổ tinh tế. Đây cũng là điểm nhấn gây ấn tượng với du khách khi đến tham quan ở đây. Nhiều người dân ở đây còn gọi ngôi chùa với cái tên chùa Thái Lan.

Chùa Bửu Long – một góc Thái Lan thu nhỏ

Chùa Giác

Lâm

Địa chỉ: số 118 đường Lạc Long Quân – Phường 10 – Quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh

Được xây dựng từ năm 1744, là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất ở Sài Gòn. Chùa Giác Lâm còn được biết đến với những cái tên khác như chùa Sơn Can, Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm.

Ngôi chùa này có lối kiến trúc tiêu biểu cho các chùa ở vùng Nam Bộ nước ta. Chùa có mặt bằng xây tổng thể theo hình chữ Tam, bên trong có tổng cộng 98 cột chống đỡ. Ở trong chùa có bài trí 113 pho tượng cổ được đúc từ nhiều chất liệu khác nhau.

Ngôi chùa cổ bậc nhất thành phố được trang trí bởi hàng ngàn chiếc đĩa

Chùa lưu giữ rất nhiều tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa cũng như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Điểm khác biệt của chùa là sử dụng gần 7.500 chiếc đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của điện Phật, tháp Tổ, Tây đường, nóc mái. Nhờ vậy, chùa Giác Lâm được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất tại Việt Nam.

Chùa Xá Lợi

Địa chỉ: số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan – Phường 7 – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Xá Lợi mang kiến trúc vô cùng độc đáo và mới lạ. Phần trên chùa là bái đường còn phía dưới lại là giảng đường. Bên cạnh đó, chùa là minh chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của các Phật tử thời Ngô Đình Diệm khi bị kỳ thị và đàn áp tôn giáo.

Đúng như cái tên của nó, ngôi chùa này được xây dựng để thờ Xá Lợi Phật Tổ, nên được đặt tên là chùa Xá Lợi. Khuôn viên chùa bao gồm chính điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng đường, thư viện, tháp chuông, văn phòng, đoàn quán, nhà trai đường, phòng phát hành kinh sách, tăng phòng, phòng khách và vãng sinh đường.

Ngoài ra, chùa còn nổi tiếng vì có tháp chuông cao nhất Việt Nam. Tháp cao 32m, gồm 7 tầng, môi tầng thờ một vị Phật. Đặc biệt, trên tầng cao nhất của tháp còn có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn.

300 năm lịch sử Phật giáo giữa lòng Sài Gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm

Địa chỉ: số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phường 7 – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh

Nằm trên một ngọn đồi nhỏ, bao quanh là núi non và sông nước nên chùa Vĩnh Nghiêm sở hữu không gian tĩnh lặng và nét đẹp cổ kính. Nhờ vậy, chùa thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới thăm quan và chiêm ngưỡng.

Tương truyền rằng chùa được khởi công xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ (1010-1028). Cho tới thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), các vị cao tăng đến đây tu hành nên ngôi chùa được tân tạo lại vô cùng nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngôi vua, ông đã đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Tại đây, ông đã sáng lập nên Thiền phái Phật giáo Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng với quy mô lớn với tháp đá cao 14m, 7 tầng. Nhờ đó, chùa được coi là công trình công phu bậc nhất cả nước.

Từ đằng xa đã thấy ngọn tháp đá uy nghiêm

Chùa Nam thiên đệ nhất trụ

Địa chỉ: số 100 đường Đặng Văn Bi – Phường Bình Thọ – Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Được ví như chùa Một Cột ở miền Nam, chùa do hòa thượng Thích Trí Dũng đứng ra xây dựng năm 1958 và hoàn thành năm 1977. Chùa có lối kiến trúc giống các chùa ở miền Bắc, từ cách bố trí thờ phụng đến hoa văn.

Nằm giữa lòng hồ Long Nhãn nước non xanh biếc, chùa mang một vẻ an yên và tĩnh lặng. Bên dưới lòng hồ có những nụ hoa sen vô cùng đẹp mắt và mang lại cảm giác thanh tịnh.

Chùa Một Cột của Sài Thành

Ảnh: Sưu tầm

Ảnh: Sưu tầm

Chùa còn là một danh lam thắng cảnh để người dân tứ xứ tới tham quan. Đặc biệt, khi đến đây, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Đức Địa Tạng nặng tới 61kg đúc bằng kim loại quý.

Lời kết

Khám Phá Chùa Ông Núi – Ngôi Chùa Linh Thiêng Nhất Xứ Bình Định

Chùa Ông Núi là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bình Định. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vị trí nằm trên đỉnh Chóp Vung, sở hữu phong cảnh sông núi hữu tình mà còn bởi quy mô kiến trúc, những bức tượng Phật có kích thước lớn hay bởi sự linh thiêng của ngôi chùa cổ đã hàng trăm năm tuổi.

Giới thiệu về chùa Ông Núi Chùa Ông Núi ở đâu?

Còn được  biết đến với cái tên chùa Linh Phong, chùa tọa lạc tại đỉnh Chóp Vung thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Bình Định.

Linh Phong Thiền Tự đã từng được ca ngợi trong sách Đại Nam Nhất thống chí “Chùa lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp”. Phía sau chùa là nhiều ngọn tháp cổ kính đan xen giữa đá núi và tán cây cổ thụ, là nơi an nghỉ của những vị sư xưa kia.

Ngoài ra chùa Ông Núi còn có hang Tổ – nơi ông Núi từng tụng kinh niệm phật, nổi bật với vách đá hoang sơ bên trong hang và cảnh quan tự nhiên bao quanh gồm những tảng đá lớn chồng lên nhau giống như những mái nhà. Từ cổng chùa, đầm Thị Nại hiện lên trong xanh, lóng lánh nước dưới ánh nắng tạo thành những con sóng “bạc” đẹp mắt. Dưới chân núi là dòng sông Chùa mềm mại, uốn lượn dịu dàng với làn sóng xô tung bọt trắng xóa, lung linh trong ánh nắng.

Bên trong chùa Ông Núi Bình Định gồm có các công trình như mộ tháp, chánh điện,….mang đậm chất phương Đông với mái ngói đỏ tươi lợp ống, trên nóc được trang trí với hình lưỡng long tranh châu nạm sứ. Người dân đường đến dâng hương, bái lễ tại chánh điện của chùa.

Nguồn: @thomasnguyen2310

Lịch sử chùa Ông Núi

Theo sử cũ ghi lại, chùa được xây dựng vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Trong thời gian này, một vị cao tăng tên Tịnh Giác, tên tục là Lê Ban đã tới hang đá nằm ở phía Đông của núi Bà để tu ẩn. Nhà sư dựng một mái chùa bằng tranh có tên là chùa Dũng Tuyền, quanh năm tu luyện tại chùa và chỉ thỉnh thoảng xuống bản làng để chữa bệnh miễn phí cho người dân. Do kính nể cái tài và đức của cao tăng nên người dân trong vùng tôn ông là Ông Núi hay Mộc Y Sơn Ông (do ông thường dùng vỏ cây làm quần áo).

Sau đó chùa được dựng lại bằng mái ngói và đổi tên thành Linh Phong Thiền tự dưới lệnh của chúa Nguyễn Phước Trú vào năm 1733. Vào năm 1965, chùa được các vua trùng tu lại rất khang trang dưới thời nhà Nguyễn. Tuy nhiên, sau khi trải qua chiến tranh, chùa Ông Núi bị phá hủy nặng nề, bị cháy bởi bom đạn, chỉ còn lại một bửu tháp và cổng tam quan ở phía đông. Năm 1990, chùa được xây dựng với kiến trúc mái cổ lầu được lợp ngói ống.

Khám phá chùa Ông Núi Bình Định Đường lên chùa Ông Núi

Để đến được chùa Ông Núi, du khách sẽ bắt đầu từ con đường nhựa, đi tới chân núi được vài trăm mét và qua những hàng cột được trang trí rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Từ đây những bậc đá dẫn vào chùa sẽ hiện lên trước mắt du khách. Lối đi trên quanh co, uốn lượn ôm lấy sườn núi với những bậc đá có tuổi đời hơn 300 năm.

Nguồn: @kimkim.37

Con đường dẫn đến chùa Ông Núi phô lên nét đẹp tự nhiên, hoang sơ với cỏ cây, hoa lá mọc giữa những bậc đá. Trên đường đi, cảnh hùng vĩ của dãy núi Bà và cảnh làng quê bình yên với nóc nhà nhỏ xinh hay cảnh bán đảo Phương Mai hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết.

Chùa Ông Núi có bao nhiêu bậc thang?

Sau khi qua hơn 100 bậc đá, du khách sẽ thấy ngôi chùa tọa lạc ở khoảng đất tương đối rộng rãi và bằng phẳng ở lưng chừng núi.

Tượng Phật chùa Ông Núi 

Điểm nổi bật nhất của chùa ông Núi có lẽ phải nhắc đến tượng Phật chùa Ông Núi – tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á. Công trình được khởi công từ năm 2009 và khánh thành vào năm 2023. Công trình gồm có tượng Thích ca Mâu ni Phật, tượng Đức Phật ngự trên đài sen. Theo như Ban quản lý Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong, tượng Thích ca Mâu ni được đúc bằng bê tông cốt thép, cao 69m, gồm chân đế tượng cao 15m.

Nguồn: @vietnampagodas

Tượng Đức Phật chùa Ông Núi trên tòa sen nằm ở lưng chừng núi có độ cao 129m so với mặt nước biển hướng ra biển Đông, tựa lưng vào ngọn núi cao nhất trong quần thể di tích Núi Bà. Nằm dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, thư viện Phật giáo, và hành lang La Hán – nơi du khách thường lui tới chiêm bái và hành lễ.

Nguồn: @yellowcarrotcreations

Lễ hội chùa Ông Núi

Ngoài việc chiêm ngưỡng công trình kiến trúc hoành tráng tầm cỡ Đông Nam Á, du khách còn có thể tham gia vào lễ hội tại chùa diễn ra vào 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhằm tưởng niệm ngày mất của Hòa thượng Thích Viên Minh – trụ trì của chùa từ thuở sơ khai, có đóng góp to lớn cho sự phát triển của lịch sử Phật giáo Bình Định.

Đến với lễ hội chùa Ông Núi, du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc trong khuôn viên chùa trong không gian nhẹ nhàng, thanh tịnh của cửa Phật. Sau khi viếng chùa, du khách có thể thăm tượng Phật ngồi, trên lối đi đến tượng có thể trông xuống quang cảnh nhà cửa, ruộng đồng, và bãi biển xinh đẹp.

Một vài địa điểm du lịch nổi tiếng khác của tỉnh Bình Định:

Với lịch sử lâu đời, nằm ở vị thế đắc địa “Tựa Sơn – Vọng Hải” và công trình kiến trúc nổi tiếng khu vực, chùa Ông Núi đã và đang thu hút số lượng lớn khách du lịch đến tham quan và cũng bái, cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng rất mê hoặc của chốn cửa Phật thanh tịnh và bình yên đến khó tả.

Đăng bởi: Tiên Dương

Từ khoá: Khám phá chùa Ông Núi – Ngôi chùa linh thiêng nhất xứ Bình Định

Ngôi Chùa Gỗ Horyuji Cổ Nhất Với Hơn 1400 Năm Linh Thiêng Ở Nhật Bản

Khám phá du lịch Nhật Bản, bạn không thể không dành thời gian ghé tham quan những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới với nhiều di tích lịch sử. Trong đó phải kể đến ngôi chùa Horyuji – di sản thế giới, niềm tự hào của tỉnh Nara. Nó là một di sản quan trọng kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất thế giới còn lại.

Ngôi chùa cổ Horyuji, Nhật Bản

Địa chỉ: 636-0115 1-1 Hōryūji Sannai, Ikaruga-chō, Ikoma-gun, Nara

Ngôi chùa Horyuji được biết đến là ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất Nhật Bản. Mặc dù được xây dựng cách đây 13 thế kỷ và trải qua những trận động đất kinh hoàng, nhưng ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn giá trị văn hóa tín ngưỡng cũng như giá trị mỹ thuật. Trong chùa giá trị nhất là các pho tượng cùng nhiều đồ mỹ nghệ điêu khắc bằng gỗ và kim loại. Đây là điều đặc biệt được rất nhiều khách du lịch đi tour Nhật Bản muốn khám phá.

Ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji có vị tri nằm cách thành phô Nara khoảng 10 km về phía Tây Nam. Đến với ngôi chùa Horyu-ji, bạn không thể bỏ qua một số kiến trúc gỗ quan trọng như Tòa Kim Đường, tháp 5 tầng, cổng trung môn và các hành lang.

Tòa Kim Đường

Theo như chúng tôi được biết trong tour du lich Nhạt Ban 6 ngay 5 dem thì Horyu-ji là một tự viện thuộc tông phái Shotoku-shu. Nó còn có một tên gọi khác là Ikaruga-dera, được sáng lập vào năm 607 bởi thiên hoàng Suiko và thái tử Shotoku.

Kiến trúc của ngôi chùa Horyu-ji, Nhật Bản

Khuôn viên chùa được phân thành “Tây viện già lam” (tháp chùa ở phía Tây) gồm Kondo và tháp năm tầng Goju-no-to; và “Đông viện già lam” (tháp chùa ở phía đông) có trung tâm là “Yumedono” (Mộng điện). “Tây viện già lam” chính là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới còn tồn tại và quần thể kiến trúc thuộc chùa Horyu-ji nơi có “Tây viện già lam” được công nhận là di sản thế giới Unesco với tư cách là ” quần thể kiến trúc phật giáo thuộc khu vực chùa Horyu-ji”.

Ngoài kiến trúc của các ngôi nhà, chùa Horyu-ji còn rất nhiều bảo vật khác. Ở “Đại Bảo Tàng Viện” (Daihozo-in), du khách có thể chiêm ngưỡng tháp “Tamamushi Nozushi”, tượng phật “Địa Tạng Bồ Tát” được gọi là Bách Tế Quan Âm – đây là bảo vật quốc gia. Ngoài ra, chùa Horyu-ji còn lưu trữ nhiều vật quý hiếm như bảo vật quốc gia và tài sản văn hóa quan trọng nên nó được xem là kho tàng mỹ thuật phật giáo.

Một số ngôi nhà nằm trong khuôn viên chùa cổ Horyu-ji

Cụ thể hơn thì ngôi chùa Horyuji hiện đang lưu giữ khoảng 100 hiện vật có giá trị nghệ thuật cao, được bảo tồn như là bảo vật của quốc gia, trong đó có những hiện vật được lưu giữ ở đây từ những ngày đầu Phật giáo du nhập vào Nhật Bản. Ngoài ra, trong chùa còn trưng bày một pho tượng A-di-đà cao 34 mét, ngồi xếp bằng trên tòa sen lớn nhất. Đặc biệt là đôi mắt thần được gắn bằng viên bảo châu đang hé mở nhìn thẳng ra phía trước chùa.

Giá vé tham quan chùa cổ Horyuji

Người lớn 1500 yên, học sinh tiểu học 750 yên [Phí đi theo đoàn (30 người trở lên tặng kèm 1 người] Người lớn 1200 yên học sinh tiểu học 600 yên.

Ngọn tháp 5 tầng tại ngôi chùa cổ Horyuji

Thời gian viếng chùa là từ 8:00 ~ 17:00 trong khoảng thời gian 22/2 đến 3/11; từ 8:00~16:30 trong khoảng thời gian từ 4/11 đến 21/2.

Phương tiện di chuyển đến chùa cổ Horyuji

Nếu trong tour du lich Nhat Ban 5 ngay 4 dem của bạn muốn khám phá ngôi chùa cổ này mà di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng thì từ ga Horyu-ji thuộc tuyến JR Yamato-Jisen đón xe bus thuộc giao thông thành phố Nara, tuyến Horyujimon-mae, xuống xe là đến chùa.

Ngược lại, nếu bạn muốn di chuyển bằng ô tô cá nhân thì Horyuji IC thuộc Nishi-Meihan Expressway là nút giao thông gần nhất. Trong chùa Horyu-ji không có bãi đỗ xe riêng nhưng gần đó có bãi đỗ xe tính phí.

Đông Bích

Đăng bởi: Kiều Đinh

Từ khoá: Ngôi chùa gỗ Horyuji cổ nhất với hơn 1400 năm linh thiêng ở Nhật Bản

Điểm Qua 5 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nên Ghé Tại Bạc Liêu

Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Đê Biển, Phường Nhà Mát, Bạc Liêu

Giờ mở cửa: Cả ngày (Thường xuyên đông đúc)

Số điện thoại: Không

Nhược điểm: Đông đúc nên thường xuất hiện tình trạng chen lấn, móc túi

Ngôi chùa đầu tiên nằm trong danh sách này là chùa Quan m Phật Đài – Mẹ Nam Hải. Ngôi chùa nằm cách trung tâm của thành phố Bạc Liêu khoảng 8km hướng về bên phía Nhà mát. Đây được xem là công trình kiến trúc mang đậm tính văn hóa, tâm linh của thành phố.

Nếu có dịp, bạn nên đến vào khoảng 22 đến 24 tháng 3 âm lịch vì nơi đây sẽ tổ chức lễ hội Quan m Nam Hải, một trong những lễ Phật giáo lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu.

Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Đường tỉnh 31, Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu

Giờ mở cửa: Cả ngày (Thường đông đúc vào các ngày lễ lớn)

Số điện thoại: Không

Facebook: Không

Ưu điểm: Không gian yên tĩnh, trang trí đầy tính nghệ thuật

Nhược điểm: Tùy vào cảm nhận của khách du lịch

Với lối kiến trúc kỳ công của người Khmer và được xây dựng từ tháng 4 năm 1887. Chùa Xiêm Cán đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa về tâm linh cũng như là nghệ thuật của người dân Khmer. Mỗi tháng, người dân nơi đây sẽ đến chùa khoảng 4 lần để lễ phật, tụng kinh và tu dưỡng đạo đức.

Bên cạnh đó, khuôn viên chùa còn dạy cả chữ Khmer, chữ Pali và kinh Phật, và chùa còn sở hữu bộ sách cổ được viết trên lá cây với 70 trang cùng với nhiều kho tàng tri thức quý báu khác. Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được không khí yên bình, thanh tịnh và còn được học hỏi thêm nhiều về văn hóa của người dân Khmer.

Đánh giá chất lượng: 4.7/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Hưng Thành, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu

Giờ mở cửa: Cả ngày (Thường đông đúc lúc các ngày lễ lỡn)

Số điện thoại: Không

Facebook: Không

Ưu điểm: Có tượng Phật Bà đồ sộ và hùng vĩ

Nhược điểm: Tùy vào cảm nhận của khách du lịch

Nằm tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi của thành phố Bạc Liêu là ngôi chùa Hưng Thiện nổi tiếng linh thiêng. Bước vào cổng chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 32 bức tượng Quan m với các tư thế đứng, ngồi khác nhau. Ngoài ra, chùa còn có bức tượng Phật Bà Quán Thế m Bồ Tát với chiều cao lên đến 43m, là tượng Phật Bà cao nhất miền Tây hiện nay.

Với tuổi đời hơn 150 năm, chùa đã trải qua nhiều sự kiện lịch sử và trùng tu nhiều lần, nơi đây đã trở thành một trung tâm văn hóa nổi tiếng và được nhiều người thường xuyên lui tới cũng bái và tận hưởng bầu không khí bình yên, thanh thản trong tâm hồn.

Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: ĐH12, Hưng Hội, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu

Giờ mở cửa: Cả ngày (Thường đông đúc lúc các ngày lễ lớn)

Số điện thoại: Không

Facebook: Không

Địa điểm tiếp theo được xem như là “bảo tàng nghệ thuật Phật giáo” của người dân thành phố Bạc Liêu. Với lối kiến trúc và điêu khắc đầy tinh hoa của người dân Khmer, chùa là một nét đẹp về văn hóa khổng lồ của người dân Bạc Liêu. Nơi đây cũng được xem là ngôi chùa Khmer đẹp nhất của đồng bằng sông Cửu Long.

Advertisement

Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Điện Biên Phủ, Phường 3, Bạc Liêu

Giờ mở cửa: 06h00 – 16h00 (Thường đông đúc vào các ngày lễ lớn)

Số điện thoại: Không

Facebook: Không

Ưu điểm: Phong cách chạm trổ tinh tế, đầy giá trị nghệ thuật

Nhược điểm: Tùy vào cảm nhận của du khách

Một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Bạc Liêu không thể không nhắc đến Phước Đức Cổ Miếu. Đây là ngôi chùa được xây dựng bởi người Hoa năm xưa để thờ cúng các vị thần như: Bổn Đầu Công, Quan Đế, Thần Nông,…và được thờ chính là Ông Bổn nên trước đây còn có tên gọi là miếu Ông Bổn, về sau mới đổi thành Phước Đức Cổ Miếu.

Chùa được chạm trổ với những hoa văn vô cùng tinh tế và mang đậm tính nghệ thuật, được Bộ văn hóa thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Với vị thần được thờ cúng chính là Phước Đức chính thần, một vị thần bảo vệ đất đai và con người.

Mua kem chống nắng các loại tại chúng tôi để mang theo khi đi du lịch:

10 Ngôi Đền, Chùa Linh Thiêng Để Đến Thăm Vào Dịp Năm Mới Ở Nhật Bản

Một trong những truyền thống quan trọng nhất của năm mới Nhật Bản là đi lễ - hatsumode (初 詣), người Nhật sẽ đến thăm một ngôi đền hoặc chùa vào dịp đầu năm mới, thường là từ ngày 1 -3/1. Tối đa, nó có thể được kéo dài cho đến cuối tuần đó, mặc dù người ta cho rằng nếu đi sau 3 ngày đầu tiên thì sẽ kém may mắn hơn.

Trong chuyến đi đầu tiên của năm này, ngoài việc cầu nguyện cho một năm mới bắt đầu, omamori (một loại bùa may mắn của Nhật Bản) từ năm trước sẽ được đốt và mua những cái mới, để bắt đầu lại từ đầu (một số người vẫn giữ chúng). Bạn cũng có thể đốt cháy daruma nếu bạn đã đạt được mục tiêu của mình.

Đây là một truyền thống mà nhiều người Nhật làm theo, và các đền thờ và chùa rất đông đúc và dịp này. Thời gian chờ đợi để đến nơi và thực hiện mong muốn của bạn thậm chí có thể là 4 hoặc 5 giờ. Nhiều người, đặc biệt là ở những ngôi chùa, đền phổ biến nhất đã bắt đầu xếp hàng từ lúc tời khắc giao thừa và chính thức bước sang ngày mùng 1 của năm mới.

Nhật Bản có vô số đền thờ và đền thờ, vì vậy nếu bạn thích đám đông đông đúc và xếp hàng dài vô tận, thì đền thờ hoặc đền thờ ở khu vực lân cận địa phương của bạn sẽ làm được điều đó. Nhưng nếu bạn tò mò hoặc muốn mong ước của mình thành hiện thực thì đây là một số lựa chọn phổ biến nhất của người Nhật vào thời điểm này ở các thành phố khác nhau. Tất cả những ngôi đền và chùa trong danh sách này được biết đến là thánh địa tràn ngập năng lượng thần bí và tâm linh.

Những điểm đến tâm linh ở Nhật Bản

Đến thăm đền thờ thần đạo Nhật Bản (Shinto Shrines) đúng cách

1. Đền Meiji-jingu và đền Senso-ji (Tokyo)

Meiji-jingu shrines

Senso-ji temple

Một trong những lựa chọn phổ biến nhất khác là chùa Senso-ji (浅 草 寺), ở Asakusa, vì là ngôi chùa cổ nhất ở Tokyo. Ngoài ra, người ta nói rằng nếu bạn muốn may mắn trong kinh doanh, đây là nơi tốt nhất để đến.

2. Kawasaki Daishi (tỉnh Kanagawa)

Kawasaki Daishi Heikenji (川崎大師), đôi khi được viết tắt là Heikenji (平 間 寺), là một trong những ngôi chùa được viếng thăm nhiều nhất ở Nhật Bản vào dịp lễ năm mới với hơn 3 triệu du khách (theo sát là Đền Naritasan Shinshoji). Điều này chắc chắn là do ngôi chùa nổi tiếng với sức mạnh tuyệt vời của nó trong việc bảo vệ chống lại cái ác. Vì vậy, đây là nơi hoàn hảo cho những ai muốn đuổi tà ma và những điều xui xẻo trong năm tới và khởi đầu tốt đẹp. Kawasaki Daishi cũng được những người chuẩn bị đón năm hạn Yakudoshi (厄 年) ưa chuộng.

Kawasaki Daishi temple

Để vào được chùa, chúng ta phải đi qua khu phố mua sắm Daishi Nakamise, nơi có nhiều cửa hàng bán kẹo và đồ lưu niệm. Vào thời điểm này trong năm, họ cũng bán đồ uống và đồ ăn nóng, vì vậy việc chờ đợi cho đến khi đến phần chính của ngôi chùa không quá khó.

Daishi Nakamise

3. Chùa Narita Shinshoji (tỉnh Chiba)

Chùa Naritasen Shinshoji (成 田 山 新 勝 寺) cùng với đền Meiji Jingu và Kawasaki Daishi là một trong những nơi phổ biến nhất để hatsumode ở Nhật Bản. Ngôi chùa được thành lập cách đây hơn 1.000 năm, rộng hơn 220.000m2, là một trong những ngôi chùa lớn nhất cả nước.

Narita Shinshoji temple

Nó rất gần sân bay Narita, vì vậy nếu bạn đến đất nước này vào đầu năm hoặc quay trở về nhà, đây là một nơi tốt để dừng chân và thực hiện mong muốn của bạn cho một năm mới bắt đầu.

4. Đền Atsuta (tỉnh Aichi)

Tại tỉnh Aichi ở Nagoya, chúng tôi có đền Atsuta (熱 田 神宮) là ngôi đền được đa số người Nhật lựa chọn cho chuyến thăm đầu tiên trong năm. Đền thờ Atsuta rất nổi tiếng với người Nhật vì người ta nói rằng chính trong ngôi đền này là nơi đặt thanh kiếm huyền thoại Kusanagi no Mitsurugi (草 薙 劍), một trong “Ba Thánh vật ”(三種 の 神器) của Hoàng gia Nhật Bản.

Atsuta shrine

Vào ngày 5 tháng 1, họ tổ chức một sự kiện rất nổi tiếng có tên là ‘Hatsu-Ebisu’, nơi mọi người đi mua một chiếc bùa gọi là “kumade” (熊 手). “Kumade” được cho là mang lại may mắn cho công việc kinh doanh (nó là một loại bùa hộ mệnh hình cái cào để “kéo” vận may). Người ta tin rằng người mua được kumade đầu tiên sẽ gặp vận may, vì vậy nhiều người đổ xô đi mua kumade đầu tiên.

kumade

“Kumade” – Tay gấu may mắn của Nhật Bản

5. Đền Ise Jingu (tỉnh Mie)

Đền Ise Grand hay đền Ise Jingu (伊 勢 神宮) trong tiếng Nhật là đền Thần đạo lớn nhất ở Nhật Bản. Grand Shrine này thực sự là hai ngôi đền riêng biệt. Đền thờ bên trong, nơi thờ nữ thần Mặt trời Amaterasu, và đền thờ bên ngoài, dành riêng cho Toyouke, nữ thần nông nghiệp, công nghiệp và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cuộc sống.

Ise Jingu Shrine

Linh mục chính hoặc nữ tư tế phải đến từ Hoàng gia Nhật Bản. Cơ sở của ngôi đền và kiến ​​trúc của nó có vẻ đơn giản và tối thiểu, nhưng nó có rất nhiều lịch sử và Yata no Kagami (八 汰 鏡), chiếc gương linh thiêng là một phần của “Ba Thánh vật” hay Sanshu no Jingi (三種 の 神器), được tặng cho cháu trai của Amaterasu thậm chí còn được cho là được cất giữ ở đó.

Bạn có thể không thể nhận được nhiều năng lượng tinh thần hơn ở bất kỳ nơi nào khác trên đất nước Nhật Bản.

6. Kiyomizu-dera và đền Fushimi Inari-taisha (Kyoto)

Kiyomizu-dera (清水寺) chắc chắn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Kyoto, đặc biệt là đối với khách du lịch. Nhưng nó cũng rất phổ biến với người Nhật, đặc biệt là vào thời điểm này.

Kiyomizu dera temple

Ngoài việc có nhiều lịch sử và một số truyền thuyết gắn liền khiến ngôi chùa này rất thu hút người Nhật, Kiyomizu-dera còn có thác nước Otowara nổi tiếng. Thác nước này có ba dòng nước khác nhau, được cho là phục vụ ba loại may mắn khác nhau: trường thọ, thành công trong học tập và tình yêu. Do đó, nếu bất kỳ điều nào trong ba điều này nằm trong mục tiêu của bạn trong năm mới này, sẽ không có gì ngạc nhiên khi bạn quyết định đến thăm ngôi chùa này và uống nước của nó để các vị thần lắng nghe bạn và ban ơn cho bạn. Đây là lý do tại sao nhiều người xem đây là một nơi tuyệt vời để bắt đầu năm mới.

Fushimi Inari-taisha Shrine

7. Đền Sumiyoshi Taisha (tỉnh Osaka)

Ngôi đền này là một trong những lựa chọn hatumode tốt nhất cho những người đang cư trú hoặc đến Osaka hoặc một thành phố lân cận. Sumiyoshi Taisha (住 吉 大 社) đây là ngôi đền chính và là ngôi đền quan trọng nhất trong số những ngôi đền được gọi là đền Sumiyoshi (có hơn 2.000 ngôi đền trong số đó trên khắp Nhật Bản).

Sumiyoshi Taisha shrine

Tất cả các đền thờ Sumiyoshi đều thờ ba vị thần được gọi là Sumiyoshi Sanjin, những người có trách nhiệm bảo vệ những người đi đường biển, bảo vệ quốc gia và quảng bá waka, một loại thơ của Nhật Bản. Vì vậy, các đền thờ thường nằm gần các bến cảng và rất phổ biến đối với ngư dân và thủy thủ, quân nhân và nhà văn waka hoặc sinh viên.

8. Đền Izumo Taisha (tỉnh Shimane)

Giống như đền Ise Grand, Izumo Taisha (出 雲 大 社) là một ngôi đền có bề dày lịch sử và là một trong những ngôi đền lâu đời nhất ở Nhật Bản. Okinunushi, vị thần tình yêu và hôn nhân của Thần đạo, được thờ trong ngôi đền này.

Izumo Taisha shrine

Izumo Taisha shrine

9. Đền Itsukushima (tỉnh Hiroshima)

Đền Itsukushima (厳 島 神社) có lẽ là ngôi đền nổi tiếng nhất trong số những ngôi đền ở Nhật Bản đối với người nước ngoài.

Itsukushima shrine

Và mặc dù chắc chắn là hầu hết không biết tên của nó, nhưng tất cả đều đã nhìn thấy torii nổi tiếng của nó dưới nước (nó được cho là một trong những cảnh đẹp nhất ở Nhật Bản).

Torii Gate of Itsukushima Shrine

Nó được cho là một trong những ngôi đền tinh khiết nhất ở Nhật Bản. Điều đó, cùng với sự hấp dẫn của việc nhìn thấy torii khổng lồ của nó nổi trên mặt nước khi thủy triều lên, khiến nó trở thành lựa chọn của nhiều người Nhật cho chuyến thăm đầu tiên trong năm của họ. Khi thủy triều xuống, quang cảnh không quá ấn tượng, nhưng thậm chí có thể tiếp cận torii bằng cách đi bộ và chạm vào nó, điều này cũng khơi dậy sự quan tâm của một số người.

10. Đền Dazaifu Tenmangu (tỉnh Fukuoka)

Đối với những người sống ở Fukuoka hoặc đến đó vào dịp năm mới, địa điểm nổi tiếng nhất chắc chắn là đền Dazaifu Tenmangu (太宰府 天 満 宮), dành riêng cho học giả Michizane Sugawara, một nhà quý tộc thời Heian.

Dazaifu Tenmangu shrine

Ngôi đền này quy tụ hơn hai triệu người mỗi năm vào dịp năm mới, trong đó có nhiều sinh viên. Vì nó được hiến dâng cho Michizane Sugawara, người được phong thần sau khi ông qua đời và được coi là thần học tập, nên người ta tin rằng nếu bạn cầu xin thành công trong học tập tại ngôi đền này, bạn sẽ được đảm bảo thành công. Mặc dù bạn cũng có thể mong ước những điều khác.

Đừng quên Cách đón năm mới như người Nhật Bản

Nguồn: Japan Wireless

Đăng bởi: Nguyễn Quỳnh Như

Từ khoá: 10 ngôi đền, chùa linh thiêng để đến thăm vào dịp năm mới ở Nhật Bản

Cập nhật thông tin chi tiết về Top Những Ngôi Chùa Độc Đáo Và Linh Thiêng Ở Việt Nam trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!