Bạn đang xem bài viết Tiêm Phòng Sởi Quai Bị Rubella Cho Trẻ Và Một Số Vấn Đề Mẹ Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rubella (bệnh sởi Đức)
Virus rubella gây phát ban, viêm khớp và sốt nhẹ. Nếu phụ nữ đang trong quá trình mang thai 3 tháng đầu mà bị nhiễm bệnh, có thể sẽ bị sẩy thai đến 90%, hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh nặng.
2. Tiêm phòng sởi quai bị rubella cho trẻ vào độ tuổi nào để đạt hiệu quả tốt nhất?Tiêm chủng Sởi – Quai bị – Rubella trong lứa tuổi 12-14 tháng theo lịch tiêm chủng mở rộng – Ảnh Internet
Để bảo vệ sức khỏe trẻ, cần chủ động tiêm phòng cho con để ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của các virus gây bệnh này. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã phát minh ra loại vắc xin phối hợp “3 trong 1” rất hiệu quả và an toàn. Loại vắc xin phối hợp này, qua nghiên cứu lâm sàng, đã cho thấy hiệu quả tối ưu, nếu sử dụng 2 liều sẽ giúp gia tăng tỷ lệ phòng bệnh vượt trội lên đến 99,7%.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin này rất cao, cùng một lúc phòng ngừa 3 loại bệnh: sởi , quai bị , rubella, thích hợp cho người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Nếu sau khi tiêm vắc xin liều đầu tiên cho trẻ 12-15 tháng tuổi, thì khả năng bảo vệ trẻ phòng tránh các loại bệnh này có thể lên tới 90 – 95%, và liều vắc xin thứ 2 nên tiêm cho trẻ khi trẻ được 4 – 6 tuổi để phát huy hiệu quả tối đa
3. Tiêm phòng sởi quai bị rubella trẻ có bị sốt không?Trẻ bị sốt là phản ứng có thể xảy ra sau tiêm phòng – Ảnh Internet
Đa số các mẹ đều có tâm lí chung là khá lo lắng về tình trạng trẻ có bị sốt sau tiêm phòng không? Về vấn đề này, chính các nhà nghiên cứu và chuyên gia đã chứng minh rằng, sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, một số trẻ có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sốt nhẹ, nổi phát ban, sưng đau tại chỗ tiêm. Thế nhưng, đây là những biểu hiện bình thường, chỗ đau ở vị trí tiêm sẽ nhanh chóng chấm dứt trong vòng 24h, còn sốt và nổi ban thông thường cũng sẽ biến mất trong 1-2 ngày.
Những phản ứng của cơ thể với thuốc sau khi tiêm không gây nguy hiểm đến sức khỏe cho trẻ. Nếu trong trường hợp tình trạng sốt cao kéo dài đến khoảng 1 tuần, hoặc lâu hơn bình thường, các mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế gặp bác sĩ để được theo dõi và khám chữa trị đúng cách.
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh nguy hiểm cho trẻ – Ảnh Internet
Lưu ý
Phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo không nên tiêm vắc xin, tốt nhất nên tiêm phòng trước khi có thai ít nhất là 3 tháng, hoặc phụ nữ đang cho con bú thì tiêm vắc xin vẫn an toàn bình thường.
Những người có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng bất ổn với các thành phần gelatin, neomycin của thuốc thì cũng không nên tiêm.
Người bị suy giảm hệ miễn dịch do đang trong quá trình điều trị ung thư.
Người bị bệnh ác tính về máu, nhiễm trùng cấp tính, hoặc các bệnh mạn tính như viêm phế quản, viêm phổi…
Tiêm phòng sởi quai bị rubella cho trẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm này. Theo lịch tiêm chủng mở rộng, tốt nhất nên tiêm loại vắc xin này cho con trong độ tuổi khoảng từ 12 đến 14 tháng. Nếu có nhiều thắc mắc về những bệnh này, mẹ nên tìm đến các cơ sở y tế trao đổi cụ thể với bác sĩ, đồng thời, tự chuẩn bị cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết để xử lý khi trẻ gặp biến chứng nguy hiểm sau tiêm phòng.
Thủy Nguyễn tổng hợp
Chuẩn Bị Cho Du Lịch Cần Thơ: Những Lưu Ý Cần Biết
Chuẩn bị cho du lịch Cần Thơ: Lựa chọn thời điểm thích hợp
Nhiệt độ ở Cần Thơ trung bình không quá cao mà quanh năm ôn hòa. Thời điểm nào cũng sẽ là lựa chọn thích hợp để du lịch Cần Thơ. Nhưng lý tưởng nhất thì bạn nên chọn đi vào dịp cuối năm, gần Tết nguyên đán. Thời điểm này các địa điểm tại Cần Thơ vô cùng đông vui và tấp nập. Nào là chợ hoa, chợ trái cây diễn ra các hoạt động mua bán sôi nổi. Vì là nơi cung cấp trái cây và hoa lớn vào dịp Tết cho nhiều tỉnh thành trên toàn quốc mà Cần Thơ trở nên nhộn nhịp hơn hẳn.
Chuẩn bị cho du lịch Cần Thơ
Đến Cần Thơ vào thời điểm này bạn cũng có thể tha hồ lựa chọn cho mình những chậu hoa đẹp, những loại trái cây đa dạng. Chất lượng thì tốt mà giá cả lại phải chăng. Tết đến chắc chắn sẽ không phải lo nghĩ về việc mua hoa và trái cây để trưng tết nữa
Chuẩn bị cho du lịch Cần Thơ: Tìm địa điểm cần khám pháCần Thơ tuy là thành phố nhỏ nhưng các địa điểm tham quan khám phá ở đây không thể đi hết trong một ngày. Phải kể đến đầu tiên là bến Ninh Kiều và chợ nổi Cái Răng. Cùng là niềm tự hào của xứ Tây Đô nhưng không gian lại đối nghịch nhau. Bến Ninh Kiều êm ả, thơ mộng, mang lại cho du khách cảm giác yên bình, nhẹ nhõm. Chợ Cái Răng lại nơi ồn ào, náo nhiệt, nhiều mặt hàng được bày bán.
Chuẩn bị cho du lịch Cần Thơ: Bến Ninh Kiều
Chuẩn bị cho du lịch Cần Thơ: Chợ nổi Cái Răng
Cần Thơ cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Bạn hãy đến nhà cổ Bình Thủy với công trình kiến trúc Pháp độc đáo lâu đời. Hay đến thiền viện trúc lâm Phương Nam lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Bến chùa Ông, chùa Nam Nhã để hành hương, khấn vái, để thấy được tập phong thờ phụng của người dân sông nước.
Chuẩn bị cho du lịch Cần Thơ: Nhà cổ Bình Thủy
Chuẩn bị cho du lịch Cần Thơ: Thiền viện trúc lâm Phương Nam
Bạn cũng đừng quên ghé qua những khu du lịch thiên nhiên mang đậm không khi miền tây. Đến với miệt vườn trái cây để tận hưởng cảm giác nếm trái cây ngọt lành. Hay vườn cò Bằng Lăng để tận mắt thấy thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, từng đàn cò chao lượn.
Tham khảo các món ngon Cần ThơCần Thơ gạo trắng nước trong, các món ăn nơi đây vì thế mà đa dạng, thơm ngon. Bạn nhất định phải thử một lần pizza hủ tiếu. Món ăn lạ tai và cũng lạ miệng. Hay món cá lóc nướng trui, vịt nấu chao, lẩu mắm, bún mắm, các món ăn được chế biến từ các loại mắm đặc trưng của miền tây không phải ai cũng có thể ăn được. Cần Thơ phong phú các loại bánh làm từ nếp và dừa. Sự kết hợp này rất được lòng du khách, dễ ăn. Nào bánh tét lá cẩm với trứng muối thơm ngon, bánh tét chuối, bánh tằm, bánh khoai mì,… Bánh cống đặc sản Cần Thơ ăn một lần chắc chắn sẽ muốn ăn nhiều lần khác nữa.
Trái cây Cần Thơ nổi tiếng với chất lượng tốt, giá rẻ. Nhiều loại trái cây lạ có, quen cũng có chắc chắn không thể bỏ qua. Từ trái cây người Cần Thơ lại chế biến ra được nhiều món ăn ngon lạ khác. Trong đó, rượu mận là sự lên men rất tốt cho sức khỏe, bạn cũng nên nếm thử một lần.
Chuẩn bị sẵn phương tiện đi lạiTừ Sài Gòn di chuyển đến Cần Thơ khoảng 165km, nên bạn hoàng toàn có thể đi bằng xe máy. Bạn vừa có thể chủ động được thời gian di chuyển, vừa có thể dừng lại bất kì nơi đâu trên đường đi.
Đến Cần Thơ bạn có thể thuê xe máy để đi lại. Hoặc bạn cũng có thể chọn đi taxi nhưng với chi phí cao hơn. Ngoài ra, Cần Thơ còn có phương tiện khác là xuồng, ghe để bạn tiện di chuyển trên sông.
Tuyến đường Hồ Chí Minh – Cần Thơ dài khoảng 170 km. Trung bình mỗi ngày có khoảng 216 chuyến xe khách chạy tuyến đường này bắt đầu từ 00h00 đến 23h30 bởi 8 nhà xe: xe Vũ Linh limousine , xe Liên Hưng , xe Hoàng Minh , xe Văn Lang , xe Hà My , xe Anh Tuấn (Bạc Liêu) , xe Hưng Thịnh (Vũng Tàu) , xe Lộc Phát Limousine . Thời gian di chuyển trên chặng khoảng 3 giờ.
Đăng bởi: Đức Cường
Từ khoá: Chuẩn bị cho du lịch Cần Thơ: Những lưu ý cần biết
Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Kiêng Gì Giúp Con Mau Khỏi?
Ở gia đình, trẻ cần được sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng như bát, đữa, bàn chải, khăn,… Người chăm sóc trẻ cũng cần phải đeo khẩu trang và vệ sinh sạch sẽ.
2.2. Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? – Đồ nếp và đồ ăn chua, cayBệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? Trước hết đó là những món ăn có vị chua, cay như cóc, sấu, me, dưa chua, cà muối, các thức ăn có ớt, tiêu. Mẹ cần hạn chế trong thực đơn khi trẻ bị quai bị vì những thực phẩm này sẽ làm tăng tiết nước bọt dẫn đến chỗ quai bị sẽ sưng to và dễ bị biến chứng sau này. Tuy nhiên, cam và chanh vẫn nên được sử dụng vì trong chúng có rất nhiều Vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Và các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu mỗi ngày uống 1 cốc nước cam thì thời gian mắc bệnh có thể rút ngắn lại 1/3 lần.
Bên cạnh đó, các thực phẩm khó tiêu như nếp, thức ăn cứng, khi ăn cần vận động cơ nhai và vòm họng nhiều cũng nên loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ khi bị quai bị.
Bệnh quai bị ở trẻ em nên kiêng các thực phẩm có vị cay, chua và cứng. Ảnh Internet
2.3. Kiêng gió và nước lạnhGió và nước lạnh là 2 điều kiêng cữ phổ biến nhất khi chảng may có người bị quai bị. Nguyên nhân là do gió và nước lạnh sẽ làm vùng mắc quai bị trở nên sưng và đau hơn.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà hạn chế luôn cả việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân của trẻ, vì đây là điều cần thiết để làm sạch cơ thể, triệt tiêu các vi khuẩn, vi trùng. Bố mẹ nên chú ý khi tắm, trẻ nên được tắm bằng nước ấm và tắm nhanh hơn bình thường, không nên ngâm mình quá lâu.
2.4. Kiêng vận động mạnhTrong thời gian mắc bệnh, cơ thể bé sẽ trở nên mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Có thể tạm gác các hoạt động cần phải vận động tay chân nhiều vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất đó ở nam giới là tinh hoàn sẽ trở nên sưng, đau (chạy hậu), teo tinh hoàn, viêm tinh hoàn và nguy hiểm nhất có thể gây ra vô sinh sau này.
2.5. Không được tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sỹCó rất nhiều trường hợp, bố mẹ đã tự ý dùng thuốc bôi, đắp, các mẹo dân gian để điều trị tại chỗ sưng nhưng điều này sẽ mang đến nhiều rủi ro như nhiễm trùng, viêm và sưng to hơn. Do đó, trẻ cần được đi khám bác sĩ để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình.
Ngoài ra, khi bị bệnh bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý và vệ sinh răng miệng thường xuyên để không cho vi khuẩn có môi trường phát triển.
Bệnh quai bị ở trẻ em không được tự ý dùng thuốc để tránh nhiễm trùng, viêm. Ảnh Internet
3. Bệnh quai bị ở trẻ em cần lưu ý những gì?Ngoài các phương pháp điều trị và kiêng cữ phù hợp thì trong cách chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị, bố mẹ cũng cần phải nắm rõ những lưu ý sau đây:
Nên bổ sung thêm hàm lượng đậu, rau xanh mỗi ngày nhằm đảm bảo được chất dinh dưỡng và tăng cường được sức đề kháng cho cơ thể.
Hệ tiêu hóa của bé trong thời gian này cũng khá nhạy cảm, bố mẹ nên cho bé ăn những thức ăn ở dạng lỏng.
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Nhưng tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
Đối với trẻ em nam khi bị viêm tinh hoàn, mẹ cho mặc quần lót phù hợp và chườm lạnh để giảm sưng đau.
Sau khi trẻ khỏi bệnh, vẫn cần được cách ly từ 5 – 7 ngày để đảm bảo an toàn cho cả bé và những người xung quanh.
Để yên tâm nhất về tình trạng đề kháng của con em, cha mẹ cần tìm hiểu các loại vắc-xin cần tiêm phòng cho con để ngăn ngừa quai bị, tránh nhiễm bệnh này.
Vắc-xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi.
Vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Ảnh Internet
Trong giai đoạn bệnh, cha mẹ là người đóng vai trò quan trọng nhất giúp tình trạng sức khỏe của bé nhanh chóng được phục hồi. Do đó, việc quan tâm đến bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì cũng là điều hết sức cần thiết, nhằm giúp các bậc phụ huynh nhẹ gánh lo và phòng tránh các biến chứng để trẻ luôn khỏe mạnh.
Hiền Anh tổng hợp
6 Vấn Đề Thường Gặp Và Cách Xử Lý Khi Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Mà Các Mẹ Nên Biết
Áp xe vú
Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu áp xe vú thường gặp như:
Bệnh nhân sốt cao, rét run.
Vú sưng – nóng – đỏ – đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng.
Siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch.
Xét nghiệm Công thức máu: bạch cầu trung tính tăng
Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là dấu hiệu ung thư vú.
Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.
Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú:
Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:
Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy…
Qua đây chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi “Áp xe vú có nguy hiểm không?”. Ngay khi phát hiện vú có biểu hiện đau, nhức, sưng bầu vú, nứt núm vú… hãy ngừng tạm thời việc cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bạn.
Ít sữaÁp xe vú
Các mẹ sau khi sinh con đều mong muốn có thật nhiều sữa cho bé bú. Nhưng đôi khi nguồn dinh dưỡng này không được dồi dào, đặc biệt là sau 6 tháng sữa mẹ ít dần. Do đó, khi sữa mẹ ít dần phải làm sao là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ.
Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ
Thực đơn bữa ăn hàng ngày
Nhằm hạn chế tình trạng sữa mẹ ít dần, phụ nữ cần ăn đa dạng nguồn thực phẩm cũng như gia tăng khối lượng tiêu thụ so với bình thường, như vậy mới cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cả hai mẹ con. Trong một khẩu phần ăn nên có đủ bốn nhóm thực phẩm sau:
Chất đạm protein: Đến từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu/đỗ…
Chất béo lành mạnh: Có trong dầu, mỡ và bơ sữa
Chất đường bột: Thành phần chủ yếu của gạo, mì, khoai…
Vitamin và khoáng chất: Rau xanh và hoa quả tươi luôn là nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng
200 gram thịt hoặc cá
1 quả trứng
1 lít sữa tươi hoặc sữa bột
200 – 300 gram trái cây
500 – 600 gram rau xanh
Bên cạnh đó, chị em cũng có thể tin dùng một số món ăn truyền thống nổi tiếng giúp lợi sữa như móng giò hầm đu đủ xanh, cháo lạc (đậu phộng), hay chè vừng (mè) đen. Không có nhiều thực phẩm bà mẹ đang cho con bú cần kiêng cữ, song có thể hạn chế ăn các loại gia vị cay nồng như tỏi, ớt, hành tây, … để tránh gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ.
Uống nhiều nước: Nước cũng có tác dụng giúp kích thích sinh sữa, do đó chị em nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Các thời điểm cần uống nước là khi cảm thấy khát, trước và sau khi cho bé bú, cũng như ban đêm chuẩn bị đi ngủ để khiến sữa mau về. Các loại thức uống được khuyên dùng bao gồm:
Sữa dinh dưỡng cho mẹ
Nước ép trái cây
Nước canh
Nước lọc
Nước trà vằng hoặc thảo mộc
Tuy nhiên phụ nữ cũng cần lưu ý rằng không phải cứ ăn uống càng nhiều là sẽ có nhiều sữa hơn. Ngược lại, chế độ ăn uống không điều độ và khoa học có thể gây rối loạn chức năng đường ruột của mẹ và thậm chí dẫn đến táo bón cho trẻ.
Tư thế khi bú của bé: Mặc dù trước đây chị em vẫn có hai bầu sữa đầy nhưng nếu mắc sai lầm khi cho con bú sẽ khiến sau 6 tháng sữa mẹ ít dần hoặc sớm hơn thế. Mẹ nên chú ý để động tác mút của bé để cho con bú đúng cách theo các dấu hiệu sau:
Cả thân người bé áp sát và hướng về phía mẹ
Cằm bé chạm vào bầu sữa của mẹ
Miệng bé mở to, ngậm gần hết quầng vú chứ không phải chỉ mút đầu ti
Môi dưới của bé cong ra ngoài
Mẹ có thể nhìn thấy bé mút chậm và mạnh, cũng như nghe tiếng nuốt
Những lưu ý khi cho con bú: Trong trường hợp sữa mẹ ít dần, chị em vẫn nên tiếp tục cho bé bú đều đặn, bé mút đầu ti sẽ khiến sữa chảy ra. Hành động này có tác dụng tăng cường sản xuất sữa, giúp sữa mau về trở lại. Các mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý sau:
Nên:
Thời gian mỗi lần bú mẹ khoảng 20 – 30 phút hoặc đến khi nào bé tự ngưng
Bé bú hết bầu sữa này mới chuyển sang bầu bên kia, vừa tận dụng được hết nguồn sữa béo cuối bầu, vừa kích thích tạo sữa đều hai bên cân bằng
Mẹ và bé thư giãn thoải mái sau khi bú, bé dễ tiêu hóa còn mẹ bớt cảm giác đau
Không nên:
Lấy ti ra giữa chừng khi thấy bé đã ngủ vì khi no bé sẽ tự nhả ti mẹ
Đợi bé khóc đòi bú mới cho mà không theo giờ giấc
Để dành sữa còn tồn trong ngực, sẽ gây ức chế tiết sữa mới.
Yếu tố tâm lý: Hiện tượng sau 6 tháng sữa mẹ ít dần hoặc trước đó sữa về chậm có thể là do vài nguyên nhân khác nhau, bao gồm sinh mổ, thuốc làm co tử cung sau khi sinh, cũng như yếu tố tâm lý và lối sống sinh hoạt của phụ nữ giai đoạn cho con bú.
Để có đủ sữa cho con bú, người mẹ nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không được vội nản chí hay lo lắng khi thấy bản thân tự nhiên mất dần sữa. Yếu tố tâm lý lúc này giữ vai trò khá quan trọng, chị em cần bình tĩnh và tin tưởng rằng mình vẫn có khả năng tiết ra nhiều sữa cho bé. Xung quanh vấn đề sữa mẹ ít dần phải làm sao, các bác sĩ khuyên mẹ cứ kiên nhẫn bế con áp vào ngực cho bé mút như một hành động nhắc nhở cơ thể tiết sữa. Nếu phụ nữ quá căng thẳng và lo nghĩ về vấn đề này, hay dừng cho bé bú mẹ thì có thể bị mất sữa thật.
Bên cạnh đó, mẹ cũng được khuyến khích thử làm các động tác massage ngực, xoa bóp quanh ngực, bầu vú và núm vú để sữa chảy ra dễ dàng hơn. Tận dụng dòng nước chảy đều trên ngực khi tắm dưới vòi hoa sen cũng là một gợi ý hay mà các mẹ có thể áp dụng.
Nhìn chung, tình trạng sau 6 tháng sữa mẹ ít dần cũng khá phổ biến. Cũng có trường hợp chị em bỗng nhiên mất sữa chỉ vài tuần sau sinh. Lúc này, những cách để có đủ sữa cho bé bú khi sữa mẹ ít dần bao gồm ăn uống bổ dưỡng, lợi sữa, kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Điều quan trọng là dù sữa mẹ ít dần nhưng vẫn phải tiếp tục cho bé bú như bình thường thì mới có hi vọng sữa về nhiều trở lại. Các mẹ không nên cho bé dùng sữa khác thay thế hay ăn bột sớm vì sự phát triển toàn diện của bé.
Ít sữa
Đau và nứt núm vúÍt sữa
Núm vú bị nứt hoặc núm vú bị chảy máu khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy đau đớn khi cho con bú. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, mẹ không nên chịu đựng mà cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được tư vấn hướng điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Núm vú phẳng, có hình nêm hoặc trắng ở cuối cữ bú
Đau dữ dội trong mỗi cữ bú
Trẻ có vẻ vẫn đói sau khi bú
Phần dưới cùng của quầng vú không nằm trong miệng của trẻ
Kiểm tra ngậm bắt vú của trẻ: Vị trí ngậm tốt nhất là lệch tâm và trẻ ngậm được nhiều quầng vú bên dưới núm vú. Một cách để đạt được điều này là hướng mũi của trẻ lên với núm vú của bạn sao cho phần nướu dưới của trẻ cách xa chân núm vú khi trẻ mở miệng. Khi trẻ mở miệng, hãy nhanh chóng ôm trẻ vào lòng. Núm vú sẽ được đẩy sâu vào trong miệng bé.
Thử các tư thế cho bú khác nhau. Bạn có thể thấy rằng một số tư thế nhất định, chẳng hạn như để con bạn nằm trong lòng bạn, nằm bên cạnh sẽ giúp con bạn ngậm vú đúng cách dễ dàng hơn và thoải mái hơn nhiều so với những vị trí khác.
Cho bú ở bên ít bị tổn thương trước. Trẻ sơ sinh thường bú nhẹ nhàng hơn ở bên vú còn lại khi trẻ đã đỡ đói hơn. Bạn cũng có thể thử hạn chế cho trẻ bú ít hơn 10 phút ở bên bị tổn thương.
Chườm nhanh một túi lạnh để làm tê vùng núm vú bị thương trước khi cho con bú. Lạnh có thể giúp giảm cơn đau, đặc biệt khi cho bắt đầu cho trẻ bú có xu hướng đau nhất.
Cho trẻ bú mẹ thường xuyên. Cho con bú sau hai đến ba giờ có thể giúp ngăn ngừa vú căng sữa.
Hút sữa trước khi cho con bú. Nếu bạn gặp khó khăn trong tình trạng căng sữa khiến núm vú bị nông, bạn có thể hút sữa một hoặc hai phút trước khi cho con bú để chuẩn bị cho núm vú cho trẻ dễ dàng bắt vú tốt hơn.
Hạn chế thời gian cho con bú. Một số trẻ sẽ tiếp tục ngậm vú ngay cả khi không bú thêm sữa, điều này có thể gây kích ứng da. Lắng nghe bé nuốt và khi bé không nuốt nữa, nhẹ nhàng tách bé ra khỏi vú bạn. Bạn cũng có thể thử giới hạn thời lượng của các cữ bú từ 10 đến 15 phút mỗi bên. Nếu bạn hạn chế thời gian cho con bú, hãy cân nhắc vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa để duy trì nguồn sữa lâu dài.
Cương tức sữaĐau và nứt núm vú
Căng tức sữa sau sinh (Engorgement) là hậu quả của việc tăng lưu lượng máu trong vú của bạn trong những ngày sau khi sinh. Lưu lượng máu tăng lên giúp ngực bạn tạo ra nhiều sữa, nhưng nó cũng có thể gây đau và khó chịu.
Sản xuất sữa có thể không xảy ra cho đến 3-5 ngày sau khi sinh. Căng tức sữa sau sinh có thể xảy ra lần đầu tiên trong một hoặc hai tuần đầu tiên sau khi sinh. Nó cũng có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu bạn tiếp tục cho con bú.
Những nguyên nhân này bao gồm:
Trẻ bỏ lỡ cữ bú
Bỏ qua một lần hút sữa
Tạo ra một lượng sữa dư thừa để trẻ thèm ăn
Tăng lượng sữa công thức giữa các lần cho con bú, có thể làm giảm lượng bú sữa mẹ sau đó
Cai sữa quá nhanh
Nuôi trẻ bị ốm
Trẻ gặp khó khăn với việc ngậm và bú
Không vắt sữa mẹ sau khi sinh vì bạn không định cho con bú sữa mẹ
Cho trẻ bú mẹ thường xuyên: Cho trẻ bú mẹ thường xuyên, ít nhất 1 đến 3 giờ một lần suốt cả ngày và đêm.
Cho trẻ bú bao lâu tùy thích, nhưng ít nhất 20 phút cho mỗi lần bú.
Nếu bạn thấy trẻ buồn ngủ, hãy đánh thức trẻ để cho bú.
Sử dụng kỹ thuật vắt bằng tay hoặc máy hút sữađể hút bớt một ít sữa mẹ trước mỗi lần cho con bú. Điều này sẽ giúp giảm căng tức, làm mềm vú của bạn và giúp bé ngậm đầu vú mẹ dễ dàng hơn.
Xoa bóp vú của bạn khi trẻ bú để giúp đẩy nhiều sữa cho trẻ bú hơn.
Sau mỗi lần cho con bú, hãy đặt một miếng gạc lạnh lên vú để giúp giảm đau và sưng tấy.
Thay đổi các tư thế cho con bú để trẻ hút hết sữa từ các vùng vú của bạn.
Nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol hoặc Motrin để giúp giảm đau và viêm.
Chỉ cho trẻ bú từ một bên trong suốt một cữ bú để giúp bú hết sữa bên đó. Sau đó mới bắt đầu cho bú bên đối diện.
Không cho trẻ uống sữa công thức hoặc nước giữa các lần cho con bú. Bé sẽ bú ít sữa mẹ hơn khi đến giờ bú và bạn có nhiều khả năng bị căng sữa.
Tắm nước ấm hoặc chườm ấm cho ngực ngay trước khi cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên chườm nóng ngực giữa các lần cho con bú vì nó có thể khiến tình trạng sưng tấy nặng hơn.
Nghỉ ngơi nhiều.
Để ý các dấu hiệu chảy sữa, tắc ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng vú.
Nếu bạn đang cho trẻ cai sữa, hãy thử cai sữa với tốc độ chậm hơn. Nếu bạn cai sữa dần dần cho con, bạn có thể hoàn toàn không bị căng sữa.
Viêm tuyến vú
Ống dẫn sữa bị tắc: Nếu vú không hoàn toàn trống rỗng sau khi cho ăn, các ống dẫn sữa có thể bị tắc. Sự tắc nghẽn khiến sữa chảy ngược dòng, dẫn đến nhiễm trùng vú.
Vi khuẩn xâm nhập vào vú: Vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của em bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua vết nứt trên núm vú hoặc thông qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của vi khuẩn.
Nhiễm trùng có xu hướng tái phát sau khi điều trị bằng kháng sinh.
Nhiễm trùng vú thường xảy ra nhất từ một đến ba tháng sau khi sinh em bé, nhưng chúng có thể xảy ra ở những phụ nữ không sinh con và phụ nữ sau khi mãn kinh.
Ở phụ nữ cho con bú, viêm vú thường do tích tụ sữa bên trong vú. Điều này được gọi là ứ sữa. Ứ sữa có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm:
Trong một số trường hợp, sự tích tụ sữa này cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Điều này được gọi là viêm vú nhiễm trùng.
Ở phụ nữ không cho con bú, viêm vú thường xảy ra khi vú bị nhiễm trùng do tổn thương núm vú, chẳng hạn như núm vú bị nứt hoặc đau.Ở phụ nữ khỏe mạnh, viêm vú là hiếm gặp. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, bệnh mãn tính, AIDS hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Giảm thiểu khả năng bị viêm vú bằng cách làm theo các mẹo sau:
Giải phóng hoàn toàn lượng sữa từ vú khi cho con bú.
Cho phép bé bú hoàn toàn một bên vú trước khi chuyển sang vú khác
Thay đổi vị trí sử dụng để cho con bú trong những lần cho con bú khác nhau
Hãy chắc chắn rằng em bé ngậm đúng cách trong khi bú.
Nếu người mẹ hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về việc cai thuốc lá.
Viêm tuyến vú thường có thể dễ dàng điều trị và hầu hết phụ nữ phục hồi hoàn toàn rất nhanh.
Các biện pháp được đưa ra như sau:
Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen, để giảm đau hoặc sốt
Hạn chế mặc quần áo bó sát, bao gồm cả áo lót cho đến khi các triệu chứng của bạn được cải thiện
Nếu đang cho con bú, hãy tiếp tục cho bé bú và đảm bảo chúng được gắn đúng vào vú
Nuôi con bằng sữa mẹ khi bị viêm vú, ngay cả khi bị nhiễm trùng, sẽ không gây hại cho em bé và có thể giúp cải thiện các triệu chứng của mẹ.
Người mẹ nên cho con bú thường xuyên hơn, đồng thời thực hiện vắt sữa còn lại sau khi bú và vắt sữa giữa các lần cho ăn
Đối với phụ nữ không cho con bú bị viêm vú và phụ nữ cho con bú bị nghi ngờ nhiễm trùng, một liệu trình thuốc kháng sinh thường sẽ được chỉ định để kiểm soát nhiễm trùng.
Viêm tuyến vú
Tắc tia sữaViêm tuyến vú
Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở những bà mẹ sau khi sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm. Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
Tuy bệnh tắc tia sữa không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ, ví dụ như viêm vú từ đó gây ra nhiễm trùng hay áp xe vú rất nguy hiểm. Áp xe vú lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, buộc dừng hẳn việc cho con bú và phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.Vài ngày sau sinh, bà mẹ cảm thấy vú nóng, nặng và cứng. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa trong tuyến vú căng sữa có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Ðây là hiện tượng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2-3 sau sinh. Nếu không được can thiệp kịp thời, tắc tia sữa có thể làm cho mẹ dễ bị nhiễm trùng, sốt, trầm cảm sau sinh…
Điều trị:
Với tắc tia sữa thì cần dùng các biện pháp vắt để thông tia (có thể vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng máy hút sữa), khi tia sữa thông sẽ hết sốt, tránh được viêm và tạo áp-xe mà không cần dùng kháng sinh. Trường hợp tắc tia sữa lâu trở thành viêm nhiễm nặng ở tuyến vú hoặc thành áp-xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân (tiêm hoặc uống), nếu không khỏi thì phải kết hợp trích tháo mủ sau khi đã dùng kháng sinh.
Trong trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đi đại tiện phân bọt, chất xanh, thậm chí tiêu chảy nếu sữa lẫn mủ). Vì vậy, trong thời gian điều trị tắc tia sữa bị sốt cao thì không nên cho bé bú bên vú bệnh mà cần hút bỏ đến khi khỏi mới cho bú lại. Phòng viêm và áp-xe vú là không để tắc tia sữa. Khi đầu vú bị nứt hoặc xây xát, cần điều trị tích cực.
Trong trường hợp tắc tia sữa có cục co cứng, không thoải mái ở vùng ngực, bạn nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa, kết hợp chườm ấm bầu vú giúp thông tia sữa, nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung thêm nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.
Nếu sau vài ngày tình trạng tắc tia sữa có cục co cứng vẫn tiếp diễn bạn nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết nằm ở sâu trong bầu vú, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 lần, rồi lại làm ngược lại, làm nhiều lần. Mặt khác vừa day, vừa chườm ấm vào bầu vú, có thể sử dụng kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra.
Trường hợp đã thử những biện pháp trên mà tình hình không được cải thiện cần đến bệnh viện để thầy thuốc khám bệnh và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng áp-xe tuyến vú rất nguy hiểm. Hiện nay, tại nhiều bệnh viện áp dụng phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Với Phương pháp tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú. Do vậy trong trường hợp cấp thiết, thai phụ nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.
Đăng bởi: Mười Tám
Từ khoá: 6 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết
Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Bằng Một Số Mẹo Dân Gian
Khi nuôi con, chắc hẳn chúng ta không thể tránh khỏi trường hợp con bị sốt. Nếu bé có dấu hiệu sốt nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ xử lý kịp thời. Trong trường hợp bé sốt có thể chăm sóc tại nhà, các mẹ nên học cách hạ sốt cho trẻ bằng một số mẹo dân gian sau.
Cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất ngay tại nhà
1. Lau khăn ướt
Mẹ hãy lấy một chiếc khăn nhỏ, nhúng nước ấm và lau khắp người cho trẻ. Chú ý lau ở hai bên nách và hai bên bẹn, có thể đặt khăn ở những vị trí này và cứ 2 phút thay một lần. Lưu ý, chỉ được lau trong khoảng 30 phút và ngưng lau nếu nhiệt độ bé < 38 độ C. Sau đó, lau bé lại cho khô và cho mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
2. Cho bé ăn đồ ăn lỏng, uống nước ấm
Khi bị sốt, cơ thể bé thường mất nước, miệng khô. Hãy cho bé uống nhiều nước ấm và ăn những món dạng lỏng như cháo, canh hoặc súp.
Trẻ sốt mọc răng nên ăn uống thế nào?
Trẻ sốt mọc răng là tình trạng xảy ra phổ biến trong vài ngày. Trong khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn những món dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng. Như thế nào là sốt do…
3. Dùng khoai tây
Đây là một trong những cách hạ sốt cho trẻ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, khiến nhiều mẹ ngạc nhiên.
Cách thực hiện: Thái khoai tây thành những lát mỏng, ngâm trong giấm 10 phút. Đắp chúng lên trán + 1 chiếc khăn lên trên. Khoảng 20 phút sau mẹ bỏ khoai tây ra khỏi trán của trẻ và sẽ thấy hiệu quả lập tức.
4. Đắp chanh tươi
5. Hành tây
Hành tây chứa lượng chất Quercetin rất cao có đặc tính chống oxy hóa, giúp làm giảm thân nhiệt, hạ sốt. Mẹ có thể lấy 2-3 lát hành tây chà xát vào lòng bàn chân của bé khoảng 2 phút rồi dùng tất bọc hành lại quanh chân trẻ, giúp bé hạ sốt và bớt khó chịu.
6. Gừng tươi
Một cốc nước gừng tươi hoặc một cốc trà gừng nóng là cách để giúp bé hạ sốt tích cực.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 cốc nước lọc, 2 thìa đường trắng, 2 thìa gừng tươi giã nhỏ.
Thực hiện: Đổ nước vào một chiếc chảo nhỏ, đun sôi nước. Cho gừng tươi giã nhỏ vào một chiếc cốc, đổ nước sôi vào và ngâm nước gừng trong vòng 10 phút. Sau đó cho thêm chút đường khuấy đều và cho bé uống.
Một số món ăn hạ sốt siêu tốc cho trẻ
Những món ăn mát để giúp bé hạ nhiệt một cách nhanh nhất. Một số loại thực phẩm và hoa quả sau đây rất có lợi cho bé khi bị sốt.
1. Cà chua hầm thịt
Cà chua 100g, thịt lợn nạc 100g, cà chua rửa sạch thái lát hoặc băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 bát nước, đổ thịt vào nấu chín trước, sau đó cho cà chua, một ít muối, dầu hành, gừng đun chín là được. Uống canh, ăn thịt và cà chua, mỗi ngày 1 lần, hoặc ăn cùng với cơm.
Những giá trị dinh dưỡng quả cà chua chín
Bạn đã biết rõ hết những giá trị dinh dưỡng quả cà chua chín chưa? Tại sao cà chua là một loại quả rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi nhà? Tại sao cà chua thường được lựa chọn để chế biến trong các thực đơn hàng ngày? Bởi các vitamin…
2. Cháo đậu xanh
Thành phần: Đậu xanh 30g; Dưa hấu 100g; Đường trắng 20g. Chế biến: Dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh cứng, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, cho vào nước dưa hấu, quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi chín cho đường, đun sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3 – 4 ngày.
3. Cháo tía tô
4. Mướp hương xào
Thành phần: Đậu xanh 30g; Dưa hấu 100g; Đường trắng 20g. Chế biến: Dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh cứng, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, cho vào nước dưa hấu, quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi chín cho đường, đun sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3 – 4 ngày.
Không ăn món nào khi bé bị viêm họng?
Các vị phụ huynh nên biết nấu món ăn nào cho con khi bị viêm họng, nhằm tránh tình trạng bệnh tình nặng hơn. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng nhất là trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu không thể chống…
5. Chè đậu xanh, rau câu
Đậu xanh 50g, rau câu 30g, đường đỏ vừa đủ. Đậu xanh cho nước vào đun cho đậu chín nhừ, rau câu thái nhỏ, cho vào nồi nấu cùng đến khi rau câu chín kỹ thì cho đường đỏ liệu vừa ăn là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Dưa Hấu: Những Lợi Ích Đối Với Sức Khỏe Và Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng
1.1. Nguồn gốc
Dưa hấu (tên khoa học citrullus lanatus) là một loài thực vật thuộc họ Cucurbitaceae, một loài thực vật có hoa giống như cây nho có nguồn gốc từ Tây Phi và thường được trồng để lấy quả.
Người ta không biết cây này được trồng lần đầu tiên khi nào, nhưng Zohary và Hopf đã tìm thấy bằng chứng về sự canh tác của loài cây này ở thung lũng sông Nile từ ít nhất là vào đầu thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Vào thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên, dưa hấu đã được trồng ở Trung Quốc, ngày nay là nhà sản xuất dưa hấu lớn nhất thế giới. Đến thế kỷ 13, những kẻ xâm lược Moorish đã mang loại trái cây này đến châu Âu. Dưa hấu xuất hiện lần đầu tiên trong một cuốn từ điển tiếng Anh vào năm 1615.
1.2. Phân loạiCác giống dưa hấu hiện có ở Việt Nam:
Giống dưa hấu Sugarbaby:Là giống thụ phấn tự do nhập từ Mỹ, Thái Lan, Nhật, Đan Mạch,… đã được trồng từ lâu đời có trái tròn, nặng từ 3 – 7 kg, vỏ màu xanh đen, mỏng, cứng, thuận tiện cho chuyên chở đi xa, ruột đỏ thắm, dễ bọng ruột, hột nhỏ và ít, chu kì sinh trưởng 65 – 70 ngày, năng suất bình quân 1,8 – 2,5 tấn /1000 m2.
Giống dưa hấu An Tiêm:Là dưa hấu lai F1, sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng với thời tiết, chống bệnh tốt, dễ ra hoa, đậu trái, trái to 6 – 9 kg, năng suất cao và phẩm chất ngon. Gồm các giống ruột đỏ, năng suất cao từ 3,0 – 4,5 tấn / 1000m2, thời gian sinh trưởng ngắn 70 – 75 ngày.
Giống dưa hấu Hồng Lương:Là giống lai F1, vỏ màu xanh nhạt, có sọc xanh đậm, trái nặng trung bình từ 5 – 6 kg, năng suất 3,0 – 4,5 tấn/1000 m2, ruột đỏ, nhiều nước, vỏ quá mỏng, nhưng cứng, thuận tiện chuyên chở, kháng bệnh tốt, thích hợp cho một số vùng trong vụ Hè Thu, chu kỳ sinh trưởng 65 – 70 ngày.
Giống dưa hấu Xuân Lan:Là giống lai F1, vỏ màu xanh nhạt, có sọc xanh đậm, trái trung bình từ 2 – 3 kg, ruột vàng, rất ngọt, trồng mật độ dầy gấp đôi dưa Sugarbaby, vòng đời 65 – 70 ngày.
1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong dưa hấuThành phần dinh dưỡng có trong 100 g dưa hấu bao gồm:
Các chất dinh dưỡng cơ bản
Calo: 30 kcal.
Nước 91%.
Protein 0,6 g.
Cacbohydrate 7,6 g.
Đường 6,2 g.
Chất xơ 0,4 g.
Chất béo 0,2 g.
Vitamin
Vitamin A.
Vitamin C.
Vitamin D.
Vitamin E.
Vitamin K.
Vitamin nhóm B: B1, B2, B3.
2.1. Giải nhiệt cơ thể90% trọng lượng của dưa hấu là nước, đây là nguồn hydrat hóa tốt nhất, cung cấp nước, giải nhiệt cho cơ thể. Ăn dưa hấu thường xuyên có thể giảm các triệu chứng mất nước sau khi vận động mạnh, luyện tập thể thao như chuột rút, mệt mỏi, choáng,…
2.2. Phòng ngừa ung thư và bệnh tim mạchDưa hấu chứa nhiều lycopene, là chất sắc tố chống oxy hóa và là chất làm cho dưa hấu có màu đỏ đậm bắt mắt.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng lycopene có thể có lợi ích tim mạch, bao gồm giảm nguy cơ đột quỵ, ăn dưa hấu có thể làm giảm nhẹ huyết áp.
2.3. Giảm đau nhức cơ bắpCitrulline là một axit amin có khả năng giảm đau nhức cơ bắp và có tác dụng sản sinh oxit nitric – thành phần giúp giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến các chi.
Bổ sung citrulline thường xuyên có thể tăng sức bền và hiệu suất hoạt động của cơ bắp. Hơn nữa thành phần này còn giúp giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục và lao động nặng nhọc.
2.4. Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng cho mắtThành phần Lycopene trong dưa cũng xuất hiện trong một số phần của mắt để chống viêm nhiễm và kích ứng oxy hóa cho mắt. Lycopene cũng có vai trò như một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Dưa hấu là món ăn giải khát trong những ngày nắng oi bức, trong bữa ăn của gia đình Việt hay đơn giản là cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Dưa hấu có thể sử dụng tươi hoặc ép lấy nước uống đều được. Trong các bài thuốc dân gian, cả vỏ và thịt dưa hấu đều được sử dụng:
Giải nhiệtVào mùa hè, trời quá nóng làm cho người ta ăn uống không bình thường, tiêu hoá không tốt, đầy bụng, người mệt mỏi, không thích làm việc. Có thể dùng vỏ dưa hấu 100 g, đậu phộng 100 g, mạch nha 50 g, ý dĩ 50 g, nấu thành cháo đặc, ăn liền 6-7 ngày.
Trị trúng gióMùa hè trúng gió, bỗng nhiên chóng mặt, phát sốt nếu chưa nôn mửa, tiêu chảy, có thể ép nước dưa hấu, ngày uống 2-3 bát. Người mắc bệnh nhẹ có thể khoẻ. Nếu sốt không lui, có thể dùng đạm đậu xị 12g, hương nhu 8g, sắc lên làm thuốc uống, lại lấy nước dưa hấu ép uống thay nước chè, cũng có thể khỏi bệnh.
Giải rượuDùng nước dưa hấu ép uống có thể giải rượu và tỉnh táo lại.
Những người có hệ tiêu hóa kém nên kiêng ăn dưa hấu vì ăn nhiều dễ dẫn tới lạnh bụng, khó tiêu, nôn mửa.
Những người có vấn đề về thận cũng không nên ăn dưa hấu. Khi thận yếu, chức năng bài tiết nước trong cơ thể trở nên kém đi. Trong khi đó, dưa hấu chứa nhiều nước. Ăn chúng có thể khiến lượng nước trong cơ thể gia tăng đáng kể, dẫn đến bài tiết không kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêm Phòng Sởi Quai Bị Rubella Cho Trẻ Và Một Số Vấn Đề Mẹ Cần Lưu Ý trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!