Xu Hướng 9/2023 # Làm Thế Nào Để Tập Ngồi Cho Bé? # Top 18 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Làm Thế Nào Để Tập Ngồi Cho Bé? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Tập Ngồi Cho Bé? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc tập ngồi cho bé cần tuân theo sự phát triển tự nhiên của bé. Một số bé có thể biết ngồi khi được 6 – 8 tháng. Nhưng cũng có trẻ sớm hơn, biết ngồi khi vừa qua tháng thứ 4. Bố mẹ lưu tâm xem xương bé có chắc chắn chưa. Ít nhất khi xương bé đã cứng cáp. Đồng thời bé có thể giữ thẳng được cổ và đầu, thì bố mẹ mới nên bắt đầu cho bé tập ngồi.

Tập ngồi cho bé quá sớm khi não và các cơ quan hoạt động chưa phát triển toàn diện. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì cột sống còn quá non nớt nhưng phải mang khối lượng quá lớn của phần thân trên sẽ dễ gây đau lưng về sau. Vì vậy chọn thời điểm thích hợp để tập ngồi cho bé là điều hết sức quan trọng.

Bố mẹ nên lưu ý đặc biệt ngay từ những lần tập ngồi đầu tiên của bé. Tay bé không đủ sức chống đỡ khi nhoài người về phía trước là dấu hiệu cho thấy bé cần thêm một thời gian nữa mới có thể tập ngồi.

Bé chỉ có thể ngồi khi các cơ đã phát triển đầy đủ. Vì vậy, bố mẹ không thể ép bé học ngồi quá sớm. Tuy nhiên, bố mẹ có thể giúp các cơ của bé làm quen với các tư thế ngồi. Điều này giúp việc tập ngồi cho bé trở nên dễ dàng hơn khi cơ thể đã sẵn sàng.

Cho bé nằm sấp

Bước đầu tiên để có một tư thế ngồi hoàn hảo là phải tập giữ đầu ổn định. Cách tốt nhất để làm được điều này là tăng cường cơ cổ và cơ lưng khi nằm sấp. Đặt bé nằm sấp và để đồ chơi mà bé thích trước mặt. Khuyến khích bé nhìn đồ chơi bằng cách nâng đầu lên. Khi bé đã làm được, hãy lặp lại động tác này. Điều này sẽ giúp bé cân bằng trọng lượng của bản thân khi ngồi. Ngoài ra, bố mẹ hãy giấu đồ chơi và để cho bé thấy, bé sẽ cố gắng nâng cơ thể dậy để tìm đồ chơi đấy.

Giúp bé di chuyển

Cách để bé làm quen với sự vận động là bố mẹ hãy tập cho bé di chuyển. Giữ bé và giúp bé lăn nhẹ nhàng trên một bề mặt mềm mại (nệm, chăn). Điều này sẽ giúp định hướng để bé tự vận động. Đặt bé nằm ngửa, sau đó để đồ chơi trước mặt bé và từ từ di chuyển nó sang bên cạnh sao cho bé vẫn theo dõi món đồ chơi ấy. Khi đã đặt món đồ chơi sang một bên, hãy khuyến khích bé lấy nó.

Ở độ tuổi này, đa số các bé đều đã biết lăn. Vì vậy, bé sẽ cố gắng lăn để đến gần hơn và quan sát món đồ chơi kỹ hơn. Lặp lại bài tập này thường xuyên, đặc biệt lúc bé tỉnh táo. Điều này giúp tăng cường cơ lưng để bé học ngồi nhanh hơn.

Làm ghế tựa cho bé

Khi bé được 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể tập ngồi cho bé qua những buổi ngồi giả bằng cách biến cơ thể bố mẹ thành cái ghế tựa cho bé. Đặt đồ chơi yêu thích của bé lên thảm, sau đó để bé ngồi trong lòng mình và chơi với những món đồ chơi. Điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ lưng và quen với cảm giác ngồi.

Kích thích sự tò mò của bé

Đến tháng thứ 9, bé đã có thể ngồi vững vàng. Đây là lúc bố mẹ nên khuyến khích bé ngồi càng nhiều càng tốt. Để làm được điều này, bố mẹ hãy đặt những món đồ chơi mới lạ xung quanh sao cho bé có thể lấy được khi ngồi. Bố mẹ cũng có thể ngồi kế bên và chơi cùng bé.

Luyện tập các cơ của bé

Để tránh những ảnh hưởng xấu cũng như giúp tập ngồi cho bé dễ dàng hơn, bố mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những điều sau đây:

Tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên của bé.

Bố mẹ không nên cho bé ăn những thức ăn dạng đặc trước khi bé một tuổi và cũng không nên cho tập cho bé ngồi trước khi bé bước vào giai đoạn phát triển phù hợp. Bé chỉ học ngồi khi đã nâng đầu dậy được và thời điểm thích hợp nhất để bé học ngồi là khi bé 6 tháng. Nếu tập ngồi cho bé quá sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

Luôn quan sát bé.

Bé vẫn chưa thật sự ngồi cứng cho đến khi bé được 2 – 3 tuổi. Điều này có nghĩa khi bé đã tự ngồi, bố mẹ cũng nên chú ý quan sát bé cẩn thận vì bé có thể bị ngã bất cứ lúc nào. Do đó, hãy luôn chú ý quan sát bé để đảm bảo sự an toàn.

Làm Thế Nào Để Làm Sạch Giày Bóng Rổ

1. Cách làm sạch giày bóng rổ 

Tháo đôi giày và lấy miếng lót giày ra

Lấy tăm loại bỏ những viên đá nhỏ mắc kẹt trong các rãnh của đế ngoài. Bởi vì giày bóng rổ thường được đi ngoài trời nên nhất định sẽ kẹt khá nhiều đá.

Dùng bàn chải lông mềm hoặc khăn sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên giày

Hòa một lượng nhỏ chất tẩy rửa nhẹ (nước rửa bát) vào nước ấm cho đến khi tạo thành một số bọt. Tránh chất tẩy rửa hóa học mạnh và chất tẩy trắng

Làm ẩm một miếng vải sạch mềm trong hỗn hợp và trên các vết bẩn cho đến khi chúng được lau sạch. Đối với các vết bẩn cứng, lặp lại quá trình với một chút lực – chà theo chuyển động tròn

Nếu đôi đó là giày bóng rổ màu trắng, hãy trộn một lượng nhỏ kem đánh răng vào hỗn hợp

Nhúng bàn chải đánh răng vào hỗn hợp và nhẹ nhàng chà xát đế ngoài, kem đánh răng sẽ giúp đế thêm trắng bóng

Khi bạn đã làm sạch tất cả các vết bẩn xong, hãy dùng khăn ướt lau sạch xà phòng thừa

Ngâm đế trong trong hỗn hợp giấm trắng và nước để diệt hết vi trùng. Giặt đế trong và dây buộc riêng biệt trong máy giặt hoặc trong lồng giặt nhỏ

Đặt tất cả ở nơi thoáng mát để khô ở nhiệt độ bình thường – tránh ánh nắng trực tiếp

2. Cách làm sạch giày bóng rổ Nike bằng lưới

Giày lưới rất thoải mái do tăng độ thoáng khí. Tuy nhiên, chúng rất dễ bám bùn đất. Đặc biệt là trên các sân ngoài trời. Vì thế, Nike đã thiết kế những đôi giày bóng rổ tuyệt vời từ lưới, nhẹ và mềm. Làm theo các hướng dẫn sau để làm sạch giày Nike bằng lưới

Loại bỏ đế trong và dây buộc, ngâm đế trong trong hỗn hợp giấm trắng và nước để khử trùng sâu và làm sạch mùi

Dùng tăm loại bỏ tất cả đá khỏi rãnh đế ngoài

Đừng vội chà bùn ướt lên chất liệu lưới hoặc vải bạt, nó sẽ làm vết bẩn trở nên trầm trọng hơn. Hãy để bùn khô trước

Dùng khăn khô sạch để chà sạch lớp bùn đã khô

Tạo hỗn hợp tẩy rửa nhẹ nhàng bằng cách thêm chất tẩy rửa nhẹ trong nước ấm

Lấy một miếng vải sạch, ẩm trong hỗn hợp và chà giày thật kỹ để làm sạch tất cả các vết bẩn

Nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch tẩy rửa và chà đế ngoài để làm sạch sâu

Giặt đế trong và dây giày trong máy giặt hoặc lồng giặt nhỏ

Sau khi làm sạch tất cả các vết bẩn, hãy dùng khăn ướt lau sạch xà phòng thừa

Đặt chúng ở nơi khô ráo để chúng khô trong không khí. Tránh máy sấy hoặc đặt chúng gần lò sưởi hoặc lỗ thông hơi

3. Mẹo chăm sóc giày bóng rổ

Luôn làm sạch giày trước khi cất giữ

Để giày bóng rổ của bạn trong không khí sau mỗi trận đấu để ngăn mùi tích tụ

Loại bỏ tất cả đá và bụi bẩn mắc kẹt trong các rãnh đế ngoài với sự trợ giúp của tăm để duy trì độ bám

Làm sạch nhẹ nhàng và nhanh chóng sau mỗi trận đấu sẽ tốt hơn để kéo dài tuổi thọ

Không bao giờ cất giày trong túi mua sắm hoặc túi nhựa – bạn nên cất chúng trong hộp đựng giày ban đầu

4. Những điều cần tránh

Thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa sau khi làm sạch giày bóng rổ

Không giặt giày bóng rổ trong máy giặt. Mặc dù chúng có thể giặt được trong máy với chu kỳ giặt nhẹ nhàng ở vòng quay thấp. Nhưng chúng có nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi thọ của giày bằng cách giặt chúng trong máy

Không đặt giày gần lỗ thông hơi, lò sưởi hoặc trong máy sấy để làm khô giày bóng rổ

Tránh sử dụng chất tẩy rửa hóa học mạnh, thuốc tẩy và cồn để giặt vết bẩn trên giày

Không bao giờ để giày bóng rổ bị bẩn, luôn lau sạch chúng sau mỗi trận đấu và để chúng trong không khí để ngăn mùi tích tụ

Không nên để giày trong túi quá lâu sẽ làm mất hình dáng và khó chịu.

Tùy thuộc vào tần suất của trò chơi – làm sạch chuyên sâu mỗi tuần hoặc tháng một lần (hoặc sau 3 lần sử dụng)

Giày bóng rổ là một khoản đầu tư tốt và bạn nên quan tâm đến đôi giày này. Những đôi giày bẩn không chỉ trông không đẹp mắt trên sân mà còn mất đi độ bám đất do bụi bẩn. Đôi giày sạch sẽ giúp bạn có một đôi chân vững chắc và sự tự tin để thực hiện tốt nhất các kỹ năng của mình.

(Biên tập: Huỳnh Thiện)

Đăng bởi: Tuyết Nguyễn

Từ khoá: Làm thế nào để làm sạch giày bóng rổ

Cách Dạy Cờ Vua Cho Bé Như Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Cờ vua nói chung, cờ vua cho bé nói riênglà một bộ môn thể thao giúp bé trở nên thông minh và phát triển toàn diện hơn về trí não. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết cách dạy bé chơi cờ vua tại nhà. Vậy phụ huynh nên hướng dẫn chơi cờ vua cho bé theo phương pháp nào thì mới có hiệu quả? Hoặc nếu không có thời gian thì nên tìm cho bé học cờ vua ở đâu là tốt nhất? Trong bài viết này, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ giúp ba mẹ trả lời các câu hỏi trên.

Song song đó, nếu có thời gian ba mẹ có thể cho bé tìm hiểu những thông tin thú vị khác về cờ vua như: lịch sử hình thành, số lượng người chơi, trên bàn cờ có bao nhiêu ô vuông,…

Bước tiếp thep khi dạy chơi cờ vua cho bé là ba mẹ hãy giới thiệu một cách tổng quát nhất về tên các quân cờ cũng như vai trò chính của chúng trên bàn cờ. Phụ huynh hãy yên tâm vì các quân cờ vua đều có hình dáng riêng biệt nên các bé sẽ dễ dàng phân biệt chúng. Sau khi đã nhận diện được các quân cờ, ba mẹ hãy tiếp tục hướng dẫn bé cách sắp xếp vị trí đúng của chúng trên bàn cờ.

Sau khi đã nhận biết được tên các quân cờ thì tiếp theo bé cần biết làm thế nào để chiến thắng một ván cờ. Để khởi gợi sự hứng thú cho con, ba mẹ có thể xây dựng một câu chuyện thú vị về hai đất nước có vua, hoàng hậu và các binh lính. Hai đất nước này đang chiến đấu với nhau để tìm người chiến thắng. Theo đó, bé sẽ giữ trọng trách điều khiển toàn bộ 1 “đất nước” và phải làm sao để có thể “chiếu bí” được vua của đối phương.

Ba mẹ hãy giới thiệu thêm về khái niệm “chiếu tướng” trong cờ vua và làm cách nào để có thể chiếu tướng đối phương. Quá trình này sẽ giúp các con học được các cách “chiếu tướng” và làm thế nào để phòng thủ cũng như tấn công của đối thủ của mình.

Quân tốt

Bắt đầu vào hướng dẫn chơi cờ vua cho trẻ thì trước hết, ba mẹ giới thiệu cho bé về quân tốt. Hãy để bé nắm vững vai trò cơ bản của quân cờ này chính là để bảo vệ các quân cờ khác. Hướng dẫn cách di chuyển của quân tốt của mình cũng như cách để hạ gục quân tốt của đối thủ, dần dần bé sẽ biết được con tốt luôn gắn với các bước di chuyển thẳng và chéo.

Quân tốt trong cờ vua

Mặc dù được xem là quân cờ yếu nhất trong bàn cờ vua song quân tốt lại có một ưu thế vượt trội là khả năng “thăng cấp”. Phụ huynh nhắc cho bé nhớ là nếu quân tốt tiến được đến hàng cuối cùng trên bàn cờ của đối phương thì nghiễm nhiên nó sẽ được lên chức thành một quân cờ khác (ví dụ như mã, tượng, xe hoặc hậu) tùy thuộc vào vị trí mà chúng đến được.

Quân mã

Quân mã trong cờ vua

Sau khi bé đã quen với cách di chuyển và vai trò của quân tốt, ba mẹ hãy tiếp tục dạy về quân mã. Quân mã có thể dễ dàng nhận diện nó có có hình dạng bán thân của một chú ngựa. Quân mã đi theo hình dạng chữ L và mỗi bước đi chỉ được đi tổng cộng 3 ô. Nói dễ hiểu hơn có nghĩa là quân mã có thể tiến 1 ô sau đó quẹo 2 ô hoặc ngược lại: tiến 2 ô rồi quẹo 1 ô. Đồng thời, quân mã có khả năng “nhảy qua đầu” các quân khác nên nó là quân cờ duy nhất có thể tự do di chuyển mà không bị cản trở bởi bất kỳ quân nào.

Quân tượng 

Quân tượng trong cờ vua

Khi bé đã quen với nước đi của quân mã, ba mẹ hãy giới thiệu thêm quân tượng vào bàn cờ. Cách di chuyển của quân tượng khó hơn một chút so với 2 quân cờ trước vì nó chỉ có thể đi theo đường chéo và cũng không giới hạn bởi khoảng cách.

Quân xe

Quân xe trong cờ vua

Quân cờ cuối cùng trong đội hình quân đội cờ vua là quân xe. Quân xe có thể tự do “tung hoành ngang dọc” – có nghĩa là nó vừa đi ngang hoặc đi dọc với số ô tùy ý trên bàn cờ vua.

Quân hậu – Giữ an toàn cho vua

Quân hậu trong cờ vua

Đây là quân cờ có nhiều sức mạnh nhất nhưng khi dạy chơi cờ vua cho trẻ em, phụ huynh không nên giới thiệu quân hậu ngay từ đầu vì các con có thể sẽ xuất quân cờ này ra đầu tiên.

Sở dĩ gọi quân hậu là quân cờ mạnh nhất trong bàn cờ vua vì nó có thể di chuyển theo bất kỳ hướng nào mà không bị giới hạn. Tuy vậy, quân hậu cũng không nên được cho ra trận quá sớm vì có thể tạo lỗ hổng để đối thủ chiếu bí quân vua. Ba mẹ hãy nhắc nhở bé hiểu rằng chiến thuật chơi cờ vua tốt là phải biết kết hợp sức mạnh của toàn “quân đội” và quân hậu để bảo vệ cho quân vương của mình. Nắm rõ điều này kèm với chiến thuật thông minh, bé có thể sử dụng quân hậu để xoay chuyển lật ngược tình thế khi nguy cấp.

Vua là quân cờ quyền lực nhất

Vua là quân cờ quyền lực nhất

Quân vua là quân cờ quyền lực nhất trong bộ cờ vua mặc dù phạm vi di chuyển của nó bị hạn chế trong vòng 1 ô quanh nó. Sở dĩ, quân vua rất quan trọng vì chỉ cần bị bất kỳ quân nào của đối phương “chiếu bí” thì xem như ván cờ đã có nguy cơ kết thúc. Bạn cần dạy con tầm quan trọng của quân vua và làm thế nào sử dụng các quân cờ khác để bảo vệ quân cờ này.

Cho bé thực hành là phương pháp học cờ vua tốt nhất cho bé

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên cho bé thời gian và hướng dẫn lại mỗi khi bé nhầm luật. Hãy để bé có những nước đi sai để con tự nhận thấy rằng tầm quan trọng của mỗi nước cờ trong việc bảo vệ vua hoặc bị đối phương ăn mất quân. Dần dần, qua nhiều ván chơi bé sẽ tự nhớ luật và suy nghĩ được chiến thuật chơi cho bản thân mình.

Cờ vua là trò chơi cờ trí tuệ không gây nguy hiểm cho các bé. Hơn thế nữa, còn mang đến rất nhiều lợi ích như:

Trong suốt quá trình bé học đánh cờ, trẻ phải tập trung và quan sát từng nước cờ thì mới đưa ra những quyết định kịp thời. Do vậy, chơi cờ vua giúp các bé rèn luyện sự tập trung cao.

Chơi cờ vua giúp bé phát triển trí não và thông minh hơn

Theo các chuyên gia khoa học, học đánh cờ vua cho bé giúp cả hai bán cầu não trái và phải hoạt động linh hoạt để suy nghĩ các nước cờ, giúp rèn luyện trí óc, tăng cường sự hoạt động của bộ não tốt hơn.

Trước khi quyết định đi một nước đi trên bàn cờ, bé sẽ phải tập hình dung và tưởng tượng các bước đi tiếp theo của đối phương và cả bản thân sau đó. Nhờ vậy, trò chơi cờ vua đóng vai trò quan trọng trong kích thích trí tưởng tượng logic.

Để có thể “phá giải” những thế khó trên bàn cờ thì các “kỳ thủ nhí” phải biết đánh giá tình huống sau đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Điều này còn giúp ích trong việc giải quyết linh hoạt các vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày.

Các bạn nhỏ khi chơi cờ vua sẽ được rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá và lập kế hoạch để trở thành người chiến thắng. Đồng thời các con cũng học được cách đặt mục tiêu cụ thể và từng bước đạt được chúng.

Mỗi ván cờ đều có sự biến hóa, không có ván nào thực sự giống ván nào. Nhờ đó trẻ sẽ sẽ có cơ hội được phát huy tính sáng tạo của mình.

Đây là lựa chọn tối ưu cho những ba mẹ nào không có nhiều thời gian để có thể dạy cờ vua cho bé tại nhà. Hiện nay, tìm một nơi hướng dẫn chơi cờ vua cho bé là việc không khó. Chỉ cần các bậc phụ huynh lưu ý chỉ nên chọn các địa chỉ uy tín, có môi trường dạy – học cờ vua thoải mái, giờ giấc phù hợp,… là được. Học tại những trung tâm có  cùng sở thích.

Các câu lạc bộ, lớp học cờ vua là môi trường lý tưởng để bé học cờ vua

Trước khi hướng dẫn chơi cờ vua cho bé, ba mẹ cần phải dạy cho bé nắm luật, hay nói đúng hơn là dạy bé học cách chơi cờ vua. Bé học đánh cờ vua trước hết phải nắm được bộ môn này sẽ có 2 bên người chơi, trong đó mỗi bên nhận một bên quân. Cách chơi cờ vua cơ bản chính là 1 người nhận cờ Đen, người còn lại nhận cờ Trắng. Luật cách chơi cờ vua là quân Vua của đối thủ – 2 bên tìm các cách khác nhau di chuyển các quân của mình sao cho đúng luật để “ăn” quân cờ của đối phương, cuối cùng là “chiếu” và ăn quân Vua của đối thủ thì sẽ trở thành người chiến thắng.

Khi ván cờ bắt đầu, ba mẹ hãy dạy chơi cờ vua cho trẻ em bằng cách bày bàn cờ và sắp xếp vị trí để mỗi đấu thủ đều có ô trắng ở góc dưới tay phải. Đồng thời, các quân cờ được bố trí như tại mục 2.

Khi dạy chơi cờ vua cho bé, ba mẹ hãy lưu ý với bé rằng quân trắng luôn đi trước. Bởi vậy, khi bắt đầu một trận đấu thì người chơi thường sẽ quyết định người chọn quân trắng bằng cách tung đồng xu hoặc đối thủ đoán màu quân tốt được giấu trong tay của mình. Cách đi cờ vua đúng luật là quân trắng đi trước rồi mới đến quân đen, sau đó là quân trắng, tiếp tục lại đến quân đen và cứ như vậy cho đến khi hết ván đấu. Cách dạy trẻ chơi cờ vua với việc di chuyển trước mang lại một lợi thế nho nhỏ chính là giúp cho người chơi quân trắng có cơ hội tấn công ngay lập tức.

Khi chơi cờ vua, bé bắt buộc phải nắm rõ luật chơi

Trong quá trình học cách chơi cờ vua, bé sẽ gặp một số thuật ngữ và những quy tắc bắt buộc như sau:

Dạy chơi cờ vua – Luật Nhập Thành

Học đánh cờ vua cho bé với bước đi này cho phép bé thực hiện 2 nước đi rất quan trọng trong cùng một lượt đó là: đưa quân Vua của bé tới vị trí an toàn hơn (tùy thuộc trường hợp), kèm với đó là cho phép quân Xe rời khỏi góc bàn cờ và tham gia cuộc chơi.

Lượt này bắt buộc là lượt đi đầu tiên của Vua

Lượt này bắt buộc là lượt đi đầu tiên của quân Xe

Không được phép có bất kỳ quân nào khác giữa Vua và Xe

Quân Vua không thể bị “chiếu” hoặc đi cắt qua đường chiếu

Dạy đánh cờ vua: Luật Phong cấp

Dạy trẻ chơi cờ vua là ba mẹ hãy nhắc cho bé nhớ quân Tốt có một khả năng đặc biệt là nếu nó đã di chuyển đến hàng cuối cùng phía bên kia bàn cờ, thì sẽ được quyền thay thế bằng một quân cờ khác (nước cờ này gọi là Phong cấp). Trong trường hợp quân Xe phong cấp, quân Tốt có thể thăng hạng thành bất kỳ quân cơ nào trừ quân Vua. Thông thường, quân Tốt sẽ được thăng lên làm quân Hậu song không bao giờ nó dùng để trao đổi quân đã bị bắt.

Hướng dẫn đánh cờ vua: Luật Bắt tốt qua đường

Một quy tắc khác của con Tốt khi di chuyển đó là nếu nó đi 2 ô trong nước đi đầu thì con Tốt sẽ đụng phải Tốt của đối thủ. Khi gặp Tốt của đối thủ đến lượt đi có thể bắt Tốt vừa đi 2 ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi 1 ô. Nước bắt này chỉ có thể thực hiện ngay sau nước tiến Tốt 2 ô.

Dạy cách chơi cờ vua: Kết thúc ván cờ vua

Có rất nhiều cách để kết thúc 1 ván đấu trong cờ vua như: chiếu hết, hết nước đi, chịu thua, hết giờ,…

Cờ vua cách chơi: Chiếu tướng và chiếu bí

Nước đi mấu chốt khiến Quân Vua đối phương bị bắt nhanh nhất được gọi là “chiếu”. Mục đích cuối cùng của một ván cờ vua được gọi là chiếu hết đối phương hay còn gọi là “chiếu bí”. Trường hợp này sẽ xảy ra khi quân Vua bị chiếu hoặc không có cách nào để thoát khỏi thế chiếu. Lúc này, chỉ có 3 cách giúp Vua thoát khỏi thế chiếu:

Di chuyển để tránh chiếu (tuy nhiên không thể nhập thành),

Dùng 1 quân cờ khác để chắn đường chiếu,

Bắt quân cờ đang tấn công quân Vua.

Nếu quân Vua không thể thoát khỏi thế chiếu hết thì cũng đồng nghĩa với việc ván cờ kết thúc. Thường quân Vua không cần phải bị bắt hoặc rời khỏi bàn cờ nhưng ván đấu cũng sẽ được tuyên bố kết thúc nếu quân Vua đã bị chiếu hết..

Hướng dẫn cách chơi cờ vua: Cờ hòa

Các kỳ thủ nhí cũng cần phải nắm được đôi khi, các ván đấu cờ vua không có người thắng cuộc và có kết quả hòa. Sẽ có 5 lý do để một ván cờ vua kết thúc hòa đó là:

Vị trí dẫn đến thế cờ hòa khi đến lượt 1 người chơi, quân Vua của người đó KHÔNG bị chiếu nhưng cũng đồng thời không có một nước di chuyển hợp lệ nào nữa.

Thỏa thuận hòa: các kỳ thủ nhí đồng ý hòa cờ và ngừng chơi

Khi không đủ lực lượng: khi không có đủ quân cờ để thực hiện chiếu

Thế cờ lặp lại: cả 2 bên đều có quyền thủ hoà nếu 1 thế cờ được lặp lại tới 3 lần (không cần phải lặp lại 3 lần liên tiếp)

Hòa bằng luật 50 nước đi: trường hợp cả 2 người chơi không di chuyển một quân Tốt nào hoặc không “ăn” được quân nào của đối thủ trong 50 lượt liên tục thì ván cờ được tuyên là hòa.

Điều cần thiết nhất là bé phải nắm rõ hết tất cả các luật chơi cờ vua. Đặc biệt, sẽ tốt hơn nếu bé chịu khó xem qua các cách chơi cờ vua cho trẻ em như quy tắc đi cơ bản, những cách đi đặc biệt, tìm hiểu trong cờ vua vua có ăn được vua không,….

Học cờ vua cho trẻ em: Chơi nhiều và thật nhiều các ván cờ cùng bé

Hướng dẫn chơi cờ vua cho trẻ: học cách kết thúc ván đấu cơ bản.

Có một sự thật là hầu hết các ván đấu không thể kết thúc một cách nhanh chóng mà chỉ sau khi hàng chục, thậm chí hàng trăm nước đi và hàng loạt các quân cờ được trao đổi, chỉ để lại vua cùng một số quân còn sót lại trên bàn cờ. Thời điểm này được gọi là “tàn cuộc” và mục tiêu của cả 2 bên thường là cố “phong hậu” cho các quân tốt. Học cách điều tiết “tàn cuộc” sẽ giúp bé có thể đảo ngược tình thế và giành được chiến thắng trong nhiều trận đấu.

Điều quan trọng nhất để giúp bé chơi giỏi hơn đó là hạn chế những nước đi sai lầm. Bởi vậy, trước khi thực hiện bất cứ nước đi nào thì bé cần phải kiểm tra kĩ lưỡng để chắc rằng Vua sẽ không bị đặt vào thế chiếu nguy hiểm và bé sẽ không mất đi những quân cờ của mình một cách ngớ ngẩn.

“Chiếu” là khi thực hiện một nước đi tấn công (bắt) quân Vua đối phương. Trong cờ vua, Quân Vua luôn là quân quan trọng nhất trên bàn cờ vì mất Vua đồng nghĩa sẽ bị thua cờ. Vì thế, khi quân Vua bị “chiếu” thì người chơi cần tìm cách thoát ra khỏi thế bị chiếu ngay lập tức

Đây là cách mà các em nhỏ mới học cờ vua thường sử dụng nhất. Trong binh pháp thời xưa thì kế thứ 36 chính là “chạy là thượng sách”

Ở thế cờ này, Vua Đen đang bị chiếu (Xe a8 tấn công).

Đen chống đỡ bằng cách chạy lên ô f7 và thoát khỏi thế bị chiếu

Nếu quân đang chiếu của đối phương nằm trong tầm kiểm soát của quân mình thì đây là một phương án tuyệt vời. Tuy nhiên, bé cần quan sát và tính toán thêm để tránh bị rơi vào bẫy.

Cách 2: Tiêu diệt quân đang chiếu vua

Khi bị những quân tầm xa của đối phương như quân Xe, quân Tượng hay quân Hậu chiếu, bé có thể di chuyển một quân cờ khác vào bịt đường chiếu cho Vua mình. Mặc dù vậy, khi bị quân Mã hay quân Tốt của đối phương chiếu thì bé không thể áp dụng cách chống đỡ này.

Cách 3: Che chắn đường chiếu cho vua

Lời khuyên: khi bé bị “chiếu Tướng”, ba mẹ hãy dạy bé nhớ quan sát kỹ và cân nhắc lựa chọn một trong 3 cách chống đỡ trên để lựa chọn nước đi hiệu quả nhất và có lợi nhất.

Làm Thế Nào Để Ẩn Số Điện Thoại Trên Facebook

Advertisement

Nếu như các bạn là người để ý đến thông tin cá nhân, không thích lộ nhiều thông tin trên mạng xã hội thì việc ẩn số điện thoại trên Facebook là điều cần thiết. Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ hướng dẫn các bạn cách ẩn số điện thoại trên Facebook để người khác không tìm kiếm được.

1. Cách ẩn số điện thoại trên Facebook bằng trình duyệt (máy tính)

2. Cách ẩn số điện thoại trên Facebook bằng điện thoại

Mục Lục Bài Viết

Tham Khảo Thêm:

 

Hướng dẫn sử dụng phương pháp Telex và VNI để nhập văn bản tiếng Việt có dấu.

Bước 2: Ngay trong mục giới thiệu, các bạn sẽ thấy rất nhiều thông tin cá nhân khác nhau trong đó bao gồm cả số điện thoại. Các bạn hãy chọn Chỉnh sửa thông tin liên hệ và cơ bản của bạn.

Bước 3: Tại đây, các bạn hãy tìm đến mục Điện thoại di động và chọn Chỉnh sửa ở phía bên tay phải.

Bước 4: Tiếp theo, các bạn lần lượt thiết lập các số điện thoại về chế độ Chỉ mình tôi (biểu tượng Khoá) để người khác không thấy được.

Bước 5: Sau khi thiết lập ẩn các số điện thoại cá nhân xong, các bạn chọn Lưu thay đổi để lưu lại các thiết lập mới này.

Đối với nền tảng Facebook trên điện thoại các bạn tiến hành làm tương tự nhưng chúng sẽ có một số khác biệt và các bạn cần chú ý như sau:

Bước 1: Tại giao diện chính của ứng dụng Facebook, các bạn chọn biểu tượng Cá nhân để truy cập. Sau đó, các bạn kéo xuống dưới và tìm đến mục Xem thông tin giới thiệu của bạn.

Bước 2: Sau đó, các bạn kéo xuống dưới tìm phần thông tin liên hệ và chọn Chỉnh sửa. Lúc này, các bạn hãy nhấn vào biểu tượng Quyền riêng tư bên cạnh các số điện thoại và chọn Chỉ mình tôi.

Tham Khảo Thêm:

 

Nezuko xuất hiện rất bảnh bao với phong cách độc đáo

Advertisement

Bước 3: Sau khi thiết lập xong, các bạn kéo xuống cuối cùng và chọn Lưu để thay đổi các thiết lập.

Tóm lại, việc ẩn số điện thoại trên Facebook là rất quan trọng để bảo vệ thông tin riêng tư của bạn và tránh bị spam hay tấn công từ những kẻ xấu. Qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu một số cách để bạn có thể ẩn số điện thoại trên Facebook, bao gồm thông qua cài đặt riêng tư, xác minh hai yếu tố và xóa số điện thoại khỏi tài khoản. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân trên Facebook một cách tốt nhất.

Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: 

10. Các lỗi phổ biến khi sử dụng số điện thoại trên Facebook.

Advertisement

Làm Thế Nào Để Sống Một Cuộc Đời Ý Nghĩa?

1. Biết điều gì là quan trọng với bạn

Viết ra 5 điều hàng đầu bạn tin rằng là bản chất của những gì bạn muốn sống. Điều này có thể bao gồm “thời gian cho gia đình” hoặc “việc hát mỗi ngày”. Đó cũng có thể là những ý tưởng phức tạp hơn như “sự thành thật” và “sự đơn giản”.

2. Theo đuổi đam mê

Mọi người nên theo đuổi đam mê của mình trong cuộc sống. Đó là điều khiến cuộc đời trở nên đáng sống và mang lại ý nghĩa  và mục đích thực sự cho cuộc sống của bạn.

Mỗi khi làm điều gì đó bạn yêu thích, điều này sẽ tạo ra sự hứng khởi bên trong bạn không giống bất cứ những việc khác. Tìm ra cách vận dụng đam mê của bạn để đóng góp cho xã hội sẽ mang lại ý nghĩa tối thượng cho cuộc đời bạn.

Nếu không thể sẵn sàng làm việc bằng đam mê để kiếm sống, hãy dành thời gian cho đam mê đó mỗi ngày. Bằng cách làm việc với đam mê và trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội kiếm tiền từ nó. Hãy sẵn sàng để nắm bắt cơ hội.

3. Tìm ra mục đích sống của cuộc đời bạn

Nếu bạn phải đưa ra cho bản thân một lý do để sống, đó sẽ là điều gì? Điều gì bạn tin sẽ là quan trọng? Các nguyên tắc nào bạn tin tưởng nhất? Mục đích cuộc đời bạn có phải là giúp đỡ người khác? Hay đó là việc truyền cảm hứng cho mọi người qua các tác phẩm nghệ thuật hoặc ngôn từ của bạn?

Tìm ra mục đích sống là một việc dễ gây nản chí và khi nghe đến bạn không biết bắt đầu từ đâu nhưng đây là điều cần làm nếu bạn muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Tìm được mục đích sống là một nhiệm vụ dễ gây nản chí và khi nghe đến bạn không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, tìm ra mục đích sống là điều cần làm nếu bạn muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa.

4. Hiểu rõ bản thân

Cần hiểu rõ về bản thân và những việc làm của bạn. Luôn luôn lưu tâm đến những gì bạn làm và đảm bảo bạn đang làm theo các nguyên tắc sống, mục đích sống của bạn và những gì bạn đam mê.

Nhìn nhận những việc bạn làm mỗi ngày, đánh giá lại những việc đi chệch khỏi con đường của bạn. Cố gắng điều chỉnh những việc không mong muốn trong tương lai.

5. Tập trung

Hãy học cách giữ tập trung vào mục tiêu của mình giữa một thế giới đầy rẫy xao nhãng. Cố gắng và kết nối mục tiêu của bạn với những điều bạn đam mê để tạo ra nghị lực bên trong giúp bạn làm việc chăm chỉ và làm việc tốt hơn. 

6. Tiêu tiền phục vụ cho con người thay vì cho vật chất

Thường thì chúng ta thường mong muốn mua những hàng hóa hữu hình. Tuy nhiên, bạn xem xét kỹ về những thứ bạn muốn mua và nghĩ nhiều đến việc chi tiền vào những trải nghiệm với bạn bè và gia đình. Không chỉ mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn cho cuộc sống bằng cách tập trung vào các mối quan hệ của bạn thay vì tập trung vào của cải vật chất, mà điều này cũng giúp bạn hạnh phúc hơn.

7. Có lòng trắc ẩn

Cần có lòng trắc ẩn cho chính bạn và cho cả người khác. Hãy ghi nhớ câu danh ngôn của Dalai Lama: “Con người cần phải động lòng trắc ẩn với bản thân trước khi động lòng trắc ẩn với thế giới bên ngoài.”

Với một số người, lòng trắc ẩn là mục đích sống, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và đưa tới hạnh phúc thuần khiết.

8. Tìm cách trao đi

Hãy làm điều gì đó vừa đề cao được niềm tin và đam mê của bạn mà vẫn đóng góp trở lại cho cộng đồng. Bằng cách trao đi, chúng ta chắc chắn tìm được kết quả ở trong hành động đó. Khi trao đi nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của bạn có mục đích và có ý nghĩa hơn. 

9. Đơn giản hóa cuộc sống

Bằng cách đơn giản hóa cuộc sống, bạn sẽ có nhiều thời gian làm những điều khiến bạn hạnh phúc và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn. Điều này cũng làm giảm stress và khiến tổng thể cuộc sống dễ kiểm soát hơn. Đơn giản hóa cuộc sống còn giúp cải thiện năng suất lao động một cách đáng kể. 

10. Lập mục tiêu hàng ngày

Vào buổi sáng, trước khi bắt đầu một ngày, hãy lập 1 danh sách gồm 3 mục tiêu mà bạn cảm thấy hài lòng và ý nghĩa. Cần đảm bảo những mục tiêu này bám sát nguyên tắc sống và niềm tin của bạn. 

Hãy giải quyết việc khó khăn nhất trước tiên. Đừng lập danh sách mục tiêu quá dài. Khi đưa quá nhiều thứ vào danh sách này, bạn sẽ cảm thấy bị thôi thúc phải làm nhiều việc cùng lúc hoặc bạn sẽ cảm thấy quá tải.  Hãy cố gắng làm ít, kết quả là bạn sẽ làm được nhiều việc hơn. 

Có thể nói, thực hiện tất cả việc những điều trên một lúc dường như dễ gây nhụt chí nên bạn hãy chọn thực hiện một việc trước và từ từ đưa các ý tưởng này vào trong cuộc sống.

Cuộc sống là một hành trình, không phải là điểm đến. Sống cuộc đời có mục đích sẽ mang lại sự hài lòng và mang lại ý nghĩa cho hành trình của bạn./.

Theo VOV.VN

Trẻ Giảm Chú Ý, Mất Tập Trung Phải Làm Thế Nào?

Trước khi tìm hiểu phương pháp khắc phục tình trạng giảm chú ý, mất tập trung ở trẻ, bố mẹ cần xác được định liệu trẻ có đang bị ADHD hay không bằng cách quan sát những biểu hiện hằng ngày của con.

ADHD – Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phổ biến nhất thường xuất hiện ở hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Trẻ bị ADHD thường gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý, kiểm soát hành vi và có xu hướng hành động quá mức hoặc luôn trong trạng thái bồn chồn.

Triệu chứng của ADHD có thể được chia thành 2 loại, đó là:

Giảm chú ý: Trẻ khó tập trung và dễ bị phân tâm.

Tăng động: Trẻ hiếu động quá mức và hành động bốc đồng.

Dấu hiệu trẻ mất tập trung

Thường hay quên hoặc đánh mất đồ vật.

Thay đổi hoạt động hoặc nhiệm vụ liên tục.

Khả năng tập trung và chú ý ngắn, dễ bị phân tâm.

Gặp khó khăn trong việc sắp xếp và tổ chức công việc.

Thường mắc lỗi do sơ suất, ví dụ như trong bài tập ở trường.

Không thể hoàn thành công việc tẻ nhạt hoặc tốn thời gian.

Dường như không lắng nghe hoặc thực hiện theo hướng dẫn.

Dấu hiệu trẻ bị tăng động

Nói quá nhiều.

Luôn bồn chồn.

Hành động mà không suy nghĩ.

Hoạt động thể chất quá mức.

Làm gián đoạn cuộc trò chuyện với người khác.

Không thể đợi lượt của mình.

Không thể tập trung vào một nhiệm vụ trong thời gian dài.

Thiếu hoặc không có cảm giác sợ hãi trước nguy hiểm.

Không thể ngồi yên, đặc biệt là trong không gian yên tĩnh.

Xây dựng một thời gian biểu khoa học

Giúp con hình thành các thói quen: Bố mẹ nên thiết lập cho con những thói quen đơn giản vào các khung giờ cụ thể cho các hoạt động hằng ngày như ăn uống, học bài, vui chơi, đi ngủ,… Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên để trẻ tự chuẩn bị quần áo, sách vở đi học cho ngày hôm sau vào trước mỗi khi đi ngủ và đặt những đồ dùng cần thiết khi đến lớp ở nơi dễ tìm kiếm.

Đơn giản hóa lịch trình: Việc đơn giản hóa lịch trình của con là một cách quan trọng để dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý. Mặc dù tránh thời gian rảnh rỗi là tốt, nhưng trẻ bị ADHD có thể trở nên lo lắng nếu có quá nhiều hoạt động sau giờ học. Do đó, bố mẹ cần điều chỉnh các hoạt động đó dựa trên khả năng của con.

Việc áp dụng những phương pháp này sẽ giúp trẻ mất tập trung giảm chú ý có một lịch trình cụ thể và tổ chức tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiến bộ và thành công trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày.

Chia nhỏ các công việc

Để giúp trẻ khắc phục tình trạng mất tập trung, giảm chú ý, có một phương pháp khá hiệu quả đó là chia nhỏ công việc. Bố mẹ có thể thử sử dụng một cuốn lịch treo tường lớn để giúp nhắc nhở trẻ về công việc mà con cần làm.

Một cách khác là thiết lập mã màu cho các công việc nhà và bài tập trên trường. Việc này có thể giúp trẻ không bị choáng ngợp bởi các công việc hàng ngày và bài tập ở trường. Bằng cách sử dụng màu sắc khác nhau cho từng loại công việc, trẻ có thể dễ dàng nhận ra và nhớ được những gì cần làm.

Ngoài ra, thay vì giao cho trẻ một danh sách dài các nhiệm vụ, bố mẹ nên phân chia chúng thành các bước nhỏ và rõ ràng. Ví dụ, thay vì nói “đánh răng, rửa mặt, mặc đồ, đi học”, bố mẹ có thể nói “bước 1: đánh răng”, “bước 2: rửa mặt”, và tiếp tục như vậy. Việc này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận và thực hiện các công việc một cách có trật tự.

Chỉ nên giải quyết một vấn đề tại một thời điểm

Để giúp trẻ ghi nhớ và hiểu rõ hơn về một vấn đề cụ thể nào đó thì bố mẹ không nên nói tràn lan, bởi điều này có thể làm cho trẻ khó ghi nhớ hơn. Thay vào đó, bố mẹ hãy tập trung vào một vấn đề duy nhất trong mỗi lần nhắc nhở. Khi giao tiếp, bố mẹ nên đưa ra cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để hướng dẫn trẻ.

Giúp trẻ hiểu và yêu chính bản thân mình

Để giúp trẻ tăng động hiểu và yêu chính bản thân mình trong quá trình dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

Giải thích rõ về rối loạn tăng động giảm chú ý: Hãy giúp trẻ hiểu rằng rối loạn tăng động giảm chú ý là một khía cạnh của bản thân mình và không phải là lỗi của con. Trình bày cho trẻ những thông tin đơn giản và phù hợp với độ tuổi của con về rối loạn này và làm rõ rằng nhiều người khác cũng đang sống chung với nó.

Tìm hiểu về những ưu điểm của trẻ: Bố mẹ hãy khám phá và tôn trọng những điểm mạnh của trẻ. Hãy tạo điều kiện để con có thể phát huy tối đa những kỹ năng và sở trường của mình. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin và hiểu rằng mình có những giá trị riêng biệt.

Tích cực khen ngợi và khích lệ trẻ

Duy trì thái độ tích cực: Thái độ tích cực và ý thức chung là tài sản quý giá nhất để giúp con vượt qua những thách thức của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Khi bạn giữ bình tĩnh và tập trung, bạn sẽ dễ dàng thiết lập liên kết với con và giúp trẻ yên tĩnh và tập trung hơn.

Chú ý và khen ngợi hành vi tích cực của con: Hãy tập trung vào việc quan sát và nhận ra những hành vi tích cực của con. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, tuân thủ quy tắc hoặc thể hiện sự cố gắng, hãy khen ngợi và khích lệ con. Lời khen có thể được thể hiện bằng cách nói trực tiếp, sử dụng hình thức thưởng nhỏ hoặc công nhận công việc tốt của con.

Tạo môi trường thoải mái và hỗ trợ cho con: Điều này bao gồm việc thiết lập quy tắc rõ ràng, lập lịch hợp lý, cung cấp sự hỗ trợ trong việc quản lý nhiệm vụ và thời gian của con.

Đưa ra hướng dẫn cụ thể cho con

Để đưa ra hướng dẫn cụ thể cho con, bố mẹ có thể áp dụng những gợi ý sau đây:

Xác định mục tiêu rõ ràng: Khi muốn con hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể, hãy giải thích và chỉ dẫn chi tiết về công việc đó. Ví dụ, nếu con cần làm 3 bài toán và 1 bài văn trong một ngày, hãy nêu rõ số lượng và loại bài tập cần hoàn thành.

Sử dụng ghi chú màu sắc hoặc hình ảnh: Để giúp con nhớ và thấy rõ yêu cầu, bố mẹ có thể sử dụng miếng dán có màu sắc tươi sáng hoặc các kẹp giấy có hình ảnh bắt mắt. Ghi chú này nên được đặt ở nơi mà con dễ dàng nhìn thấy, như tủ lạnh hay bàn học của con.

Cung cấp hướng dẫn step-by-step: Bố mẹ hãy hướng dẫn con từng bước một để hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dùng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng, cung cấp thông tin cụ thể về thời gian hoặc số lượng cần làm. Ví dụ, nêu rõ thời gian đi ngủ là trước 10 giờ tối.

Sử dụng hình ảnh hoặc biểu đồ: Nếu có thể, hãy sử dụng hình ảnh hoặc biểu đồ đơn giản để minh họa quy trình hoặc tiến độ công việc. Con có thể dễ dàng nhìn thấy và theo dõi quá trình hoàn thành.

Lặp lại và nhắc nhở: Định kỳ nhắc nhở con về mục tiêu và yêu cầu sẽ giúp con ghi nhớ lâu hơn.

Trò chuyện và chơi cùng con

Trò chuyện và chơi cùng con đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng của trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ bị tăng động giảm chú ý. Đây không chỉ là cách để trẻ học hỏi, mà còn giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, kiên nhẫn, tư duy sáng tạo, và đồng thời cung cấp cơ hội để gia đình gắn kết tình cảm với nhau.

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường

Phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ khắc phục mất tập trung giảm chú ý. Để đạt được điều này, bố mẹ nên chủ động trao đổi với giáo viên về tình trạng của con trẻ. Hãy nhờ giáo viên giúp đỡ, quan tâm và chăm sóc cho con trong quá trình học tập và cũng cần phối hợp cùng gia đình trong việc giáo dục trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể yêu cầu giáo viên cho con ngồi ở khu vực yên tĩnh, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào để giảm thiểu những yếu tố gây phân tâm. Các bên phối hợp cần thường xuyên cập nhật tình hình của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp và tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.

Khuyến khích con tham gia hoạt động thể chất và ngủ đúng giờ

Khuyến khích con tham gia hoạt động thể chất và ngủ đúng giờ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy trẻ khỏi mất tập trung giảm chú ý, đặc biệt là đối với trẻ ADHD.

Thúc đẩy con tham gia các môn thể thao và hoạt động thể chất giúp con tiêu hao năng lượng một cách lành mạnh và tập trung sự chú ý vào các chuyển động, kỹ năng cụ thể. Điều này có lợi cho con trong nhiều mặt, bao gồm cải thiện khả năng tập trung, giảm tâm trạng trầm uất và lo lắng, và thúc đẩy sự phát triển của não bộ.

Quan trọng nhất, hoạt động thể chất đều đặn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giấc ngủ tốt hơn, từ đó giảm thiểu các triệu chứng của ADHD.

Advertisement

Kỷ luật con với mục đích rõ ràng và sự ân cần

Việc áp dụng kỷ luật cho con với mục đích rõ ràng và sự ân cần là cần thiết trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý. Tuy nhiên, bố mẹ cần tránh sử dụng hình thức đánh đòn hoặc la mắng để giáo dục con. Thay vào đó, có một số phương pháp phạt hợp lý mà bố mẹ có thể áp dụng:

Hạn chế hoạt động yêu thích của con: Bố mẹ có thể tạm ngừng cho con tham gia vào các hoạt động giải trí như chơi game, xem TV, hoặc chơi điện tử khi con có hành vi tiêu cực. Việc này giúp con nhận thức rõ ràng về hành vi không chấp nhận được và hậu quả của nó.

Xóa điểm thưởng: Khi con có hành vi không tốt, bố mẹ có thể tạm ngừng cung cấp các điểm thưởng hoặc lợi ích như thưởng món ăn yêu thích hay đồ chơi mới. Điều này giúp con hiểu rằng hành vi tiêu cực sẽ không được đáp ứng bằng những phần thưởng mong muốn.

Hình phạt thích hợp: Hình phạt cần được đưa ra một cách cụ thể và thực hiện ngay lập tức, như là một hình thức để dạy cho con một bài học. Ví dụ, bố mẹ có thể yêu cầu con hoàn thành một nhiệm vụ hoặc công việc bổ sung để cải thiện hành vi của mình.

Trẻ bị mất tập trung, giảm chú ý cần nhận được sự quan tâm và can thiệp kịp thời. Trong quá trình giáo dục trẻ mất tập trung giảm chú ý, bố mẹ nên lưu ý các điểm sau:

Đánh giá tình trạng của trẻ: Cho trẻ tham gia các bài kiểm tra tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi, và các khía cạnh khác để hiểu rõ hơn về tình trạng của trẻ. Điều này giúp xác định nhu cầu và hướng dẫn giáo dục phù hợp.

Hợp tác với chuyên gia giáo dục đặc biệt: Làm việc cùng với chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt để được hỗ trợ với các hoạt động điều trị đặc thù. Chuyên gia sẽ cung cấp những phương pháp và kỹ thuật phù hợp để giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và chú ý.

Tìm kiếm sự tư vấn chuyên môn: Nếu có nghi ngờ rằng trẻ có thể bị tăng động giảm chú ý, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp một chuyên gia tâm lý trẻ em để được đánh giá và nhận được tư vấn. Chuyên gia sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng của trẻ và đề xuất các phương pháp giáo dục phù hợp.

Vai trò của gia đình: Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ bị tăng động giảm chú ý, vì đây là môi trường sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bố mẹ nên tạo ra một môi trường ổn định, hỗ trợ và khuyến khích trẻ trong việc phát triển kỹ năng tập trung và chú ý.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Tập Ngồi Cho Bé? trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!