Xu Hướng 9/2023 # Hình Ảnh Cây Chè Vằng Và Cách Phân Loại Chè Vằng (Chính Xác) # Top 18 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hình Ảnh Cây Chè Vằng Và Cách Phân Loại Chè Vằng (Chính Xác) # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hình Ảnh Cây Chè Vằng Và Cách Phân Loại Chè Vằng (Chính Xác) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi nhắc đến chè vằng chắc hẳn bạn sẽ suýt xoa bởi công dụng mà nó mang lại. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại chè mà hàm lượng dinh dưỡng tương ứng khác nhau.

Phân loại chè vằng

Chè vằng được chia làm 3 loại chính đó bao gồm

chè vằng lá nhỏ (hay gọi là vằng sẻ)

chè vằng lá to (vằng trâu)

chè vằng núi

Đặc điểm cụ thể

Chè vằng lá nhỏ hay còn được gọi là chè vằng sẻ được xem là loại vằng tốt nhất, được ưa chuộng và sử dụng nhiều do hàm lượng chất tốt rất nhiều.

Loại chè vằng này lá tương đối nhỏ, mỏng như chim sẻ nên được gọi là chè vằng sẻ.

Chè vằng lá to thường được gọi là vằng trâu – đây là loại chè vằng được sử dụng ít phổ biến hơn và không được ưu tiên trong việc chữa bệnh do hàm lượng chất thấp.

Sở dĩ gọi là chè vằng trâu là do lá, thân to mọc ở khắp nơi và thường dược dùng làm thức ăn cho trâu bò.

Cuối cùng là chè vằng núi ít được sử dụng không có công dụng làm thuốc.

Cách phân biệt các loại chè vằng sau khi phơi khô

Phần lớn trên thị trường hiện nay cung cấp chè vằng dưới hình thức phơi sấy khô, vậy nên càng khó để bạn nhận biết được đâu là chè vằng sẻ, đâu là chè vằng trâu.

Đặc điểm

Chè vằng sẻ

Chè vằng trâu

Lá và dây

Nhỏ, sau khi phơi khô có màu xanh nhạt

To, sau khi phơi khô có màu nâu

Khi đun nước uống

Nước có màu xanh nhạt

Nước có màu nâu

Hương thơm

Hương thơm đặc trưng

Không thơm

Vị

Đắng nhẹ và dễ uống

Vị đắng, khó uống

Xem hình ảnh cây chè vằng

Cách nhận biết chè vằng và lá ngón

Chè vằng và lá ngón là 2 thực phẩm có cấu trúc và hình thức tương đối giống nhau. Tuy nhiên 1 loại cung cấp dinh dưỡng mang lại lợi ích còn loại còn lại được ví như kịch độc.

Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhận biết và phân biệt 2 loại trên để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.

Chè vằng

Lá chè vằng có 3 gân sọc, 1 gân nằm giữa và 2 gân uốn cong­­ theo mép lá ở 2 bên. Nói đến hoa của cây chè vằng thì hoa có màu trắng bao gồm 10 cánh hoa.

Lá ngón

Lá ngón, có tên gọi khác là đoạn trường thảo, có cấu trúc gần giống với cây chè vằng, tuy nhiên cần chú ý một đặc điểm quan trọng đó để phân biệt chè vằng và lá ngón chính là hoa của cây lá ngon và chè vằng.

Hoa lá ngón có màu vàng cam trong rất rực rỡ và đẹp mắt, mọc thành chùm, phân nhánh.

Vì toàn thân cây lá ngón đều có độc, nếu dính phải nhựa cây lá ngón có thể bị độc tính làm buồn nôn, chóng mặt, khó chịu, mệt mỏi chỉ sau một khoản thời gian ngắn.

Theo các nghiên cứu và quan sát cho thấy, số người chết do cây lá ngón chủ yếu là từ việc tự tử, bị đầu độc hoặc là ăn nhầm. Cây lá ngón phân bố rất rộng, khắp các miền núi rừng Việt Nam ta. Ngoài ra, cây lá ngón còn phân bố trong một số nước ở châu Á.

Tạm kết!

Vấn đề phân loại và nhận biết chè vằng sẽ đơn giản hơn sau khi bạn tham khảo bài viết trên. Tùy thuộc vào từng loại mà hình ảnh cây chè vằng có những nét đặc trưng riêng biệt mà bạn có thể dễ dàng ghi nhớ.

Để trở thành một người tiêu dùng thông minh, bạn cần sở hữu cho mình một vài cách nhận biết chè vằng – thực phẩm có giá trị dược liệu cao, để có những trải nghiệm tốt nhất.

Chè Đắng Và Tác Dụng Của Cây Chè Đắng Với Cách Dùng Chữa Bệnh Đúng

Cây chè đắng là gì? Tác dụng của chè đắng chữa bệnh gì: chữa bệnh tiểu đường, gan mật. Cách dùng chè đắng tốt nhất tránh tác dụng phụ của chè đắng. Cách sử dụng cây chè đắng sắc nấu uống hàng ngày có tốt không, kiêng gì. Giá chè đắng bao nhiêu tiền 1kg mua ở đâu. Hình ảnh cây chè đắng cách phân biệt chè đắng thật giả.

Chè đắng (trà đắng) còn có nhiều tên gọi khác như khổ đinh trà, chè đinh, chè vua. Sở dĩ có tên này vì sau khi thu hái, người ta cuộn lại giống hình cái đinh. Theo Đông y, chè đắng có vị đắng, ngọt hơi chua, hàn, tác dụng vào gan lách, phổi, thận. Nhờ sự có mặt các thành phần hóa học trong chè mà nó có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh.

Chè đắng là gì?

Cây chè đắng có tên khoa học là llex kaushues. Theo y học cổ truyền thì trà đắng có vị đắng đặc trưng, có tác dụng giải độc và thanh nhiệt cơ thể tốt. Ngày nay, người ta không chỉ dùng trà đắng giống như thức uống ngon, giải khát hàng ngày mà còn giúp tinh thần sảng khoái hơn, hạ huyết áp, chữa trị được nhiều bệnh lý, đặc biệt là giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư hiệu quả.

CÂY CHÈ ĐẮNG

Đặc điểm cây chè đắng

Cây trà đắng khi còn non có màu xanh nhạt, có nhiều lá mầm, cành non hình tròn. Cuống lá có hình tròn và không có rãnh lòng máng, khi xé lá ra sẽ có sợi tơ. Khi hãm lá trà đắng với nước sôi thì sẽ thấy nước chè có màu xanh vàng nhạt, lá chuyển sang xanh. Khi uống nước mới đầu có vị đắng nhưng sau thấy ngọt ở cổ họng. Đặc điểm cây trà đắng trưởng thành như sau:

Đặc điểm thân cây chè đắng

Cây trà đắng là cây thân cao, có thể cao tới 30 mét. Cây mọc thẳng, có màu xanh, thân hình tròn, vỏ cây có màu tro. Trên thân có nhiều cành mọc không theo quy tắc.

Đặc điểm lá cây chè đắng

Lá trà đắng là lá đơn, lá mọc cách, là dày và rất giòn. Lá dài từ 15 – 20cm hoặc có thể dài hơn, lá rộng khoảng 10cm. Cuống lá dài 15 – 20mm, không rãnh, cuống lá có hình tròn và thô ngắn. Mặt trên lá sáng bóng, xung quanh mép lá có nhiều răng cưa, đỉnh lá nhọn.

Đặc điểm hoa chè đắng

Hoa cây trà đắng thường mọc ở nách lá. Đường kính hoa khoảng 1cm, có màu vàng, xếp thành hình tròn. Hoa  thường ra thành từng chùm, mỗi chùm dao động từ 30 – 130 hoa. Mỗi hoa gồm 4 đài, 4 cánh và 4 nhị đực. Nhị đực dài từ 2 – 3mm, thường mọc giữa 2 cánh hoa. Nhị cái đầu tròn, mọc giữa 4 cánh hoa, đồng thời có thể nhìn rõ được phấn hoa.

Vào tầm tháng 2 – 3 thì bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây trà đắng với những chùm hoa vàng xum xuê. Đây là mùa ra hoa của cây và hoa thường nở khoảng 100 ngày.

Đặc điểm quả chè đắng

Không chỉ có hoa mà trà đắng còn ra quả. Quả chè mọng nước, đường kính 8 – 12mm, có hình cầu, ra thành từng chùm. Mỗi chùm quả có 4 – 10 quả hoặc có thể vài chục quả, chùm dài 15 – 18cm. Lúc non thì quả có màu xanh còn khi chín sẽ có màu tím đỏ. Trong quả có từ 4 – 5 hạt, hạt quả hình cái lược, dài 6mm, nổi lên 3 gờ, hạt cứng.

Cây chè đắng mọc ở đâu?

Cây trà đắng thường sống ở nơi có đất ẩm, ấm, đất tơi xốp và nhiều bóng râm. Địa bàn phân bố chủ yếu là ở những nơi có độ cao từ 200 – 600m so với mực nước biển. Cây sống ở nhiệt độ trung bình là 21 độ C, có thể chịu được nhiệt độ âm 3 độ C. Chính vì đặc điểm sinh thái học như vậy mà cây thường mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, điển hình như Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang… Cây trà đắng Cao Bằng mọc tự nhiên ở nhiều huyện như Thạch An, Trà Lĩnh, Hạ Lang.

Tại Trung Quốc, cây trà đắng trở thành một sản phẩm hấp dẫn của huyện Đại Tân. Giống chè, cây chè non được bán đến tận Quảng Đông, Hồ Nam, An Huy, Triết Giang và đảo Hải Nam.

Trà đắng là một trong những đặc sản núi cao của Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Hòa Bình. Cây có tác dụng chữa nhiều bệnh lý, đặc biệt là cao huyết áp, bệnh gan, tiểu đường, người hay bị mất ngủ… Tuy nhiên để tìm địa chỉ bán chè đắng Cao Bằng loại chất lượng, uy tín thì không phải dễ. Thực tế, trên thị trường xuất hiện quá nhiều địa chỉ bán trà đắng giả, chè đắng loại không đảm bảo khiến người mua hàng rất hoang mang. Bạn có thể tham khảo cách nhận biết trà đắng thật như sau:

Trà đắng ở dạng khô có dạng xoắn xoăn chặt dài khoảng 5 – 7cm

Màu trà đắng ở dạng khô có màu xanh đen

Nên chọn lá chè non và mập

Trà đắng có mùi thơm rất dễ chịu, chỉ cần bốc một nắm lên là sẽ thấy mùi thơm của chè

Bạn nên yêu cầu người bán hãm nước trà đắng để kiểm tra. Trà đắng cho màu nước xanh, mùi thơm dễ chịu và vị ban đầu khá đắng nhưng một lúc sau sẽ thấy vị ngọt ở đầu lưỡi và cuống họng. Không nên mua trà đắng khi không không thấy mùi thơm và cảm giác ấm mốc.

Tác dụng của chè đắng

Trong y học cổ Trung Quốc, cây trà đắng có tính hàn, vị đắng được dùng để chữa độc rất tốt. Do đó, trà đắng thường sử dụng để chữa phong ngứa hay tiêu thũng chỉ thống. Ngoài ra, cây có tác dụng hỗ trợ chữa viêm gan, viêm phổi, viêm dạ dày tá tràng, đau thần kinh do phong thấp, cổ họng khô ngứa, xuất huyết dạ dày, đau thần kinh, đau lưng, đau mắt đỏ, tiểu đường, cao huyết áp…

Các thành phần dược chất của chè đắng chữa bệnh

Y học hiện đại đã khám phá ra thành phần hóa học của cây chè đắng có chứa nhiều hợp chất quan trọng, tốt cho sức khỏe. Tác dụng của các dược chất trong cây trà đắng như sau:

Chất cafeine: Giúp tác động lên hệ thần kinh trung khu gây hưng phấn tinh thần, giúp tinh thần trở nên sảng khoái hơn. Sau khi lao động mệt mỏi, uống nước trà đắng pha thêm chút sữa sẽ thấy khỏe khoắn hơn. Đồng thời, chất cafeine còn tăng cường co bóp cơ vân, làm giảm sự hấp thụ canxi ở ruột, lợi tiểu.

Chất theophyline có trong chè đắng có khả năng làm nhão cơ trơn. do đó, chất này có tác dụng chữa các tổn thương gan và bệnh khó hô hấp hiệu quả.

Chất tanin: Giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, kháng khuẩn.

Các dịch tiết của trà đắng giúp làm giảm sự xơ cứng mạch máu, do đó có thể trị được chứng cao huyết áp, đồng thời còn duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Chất plavanoit có tác dụng tốt trong việc loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, chống nhiễm độc tốt.

Công dụng của chè đắng chữa bệnh gì?

Một trong những tác dụng của trà đắng là khả năng phòng chống ung thư hiệu quả. Chính các chất như theophyline, theobronine, cafeine có trong chè đắng đã kích thích cơ thể sinh sản ra interferon trong máu. Trà đắng giúp ức chế sự phát triển và phân chia của các tế bào ung thư, giúp thải độc và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

Theo các nhà nghiên cứu y học cho thấy hàm lượng chất antioxidant có khả năng oxi hóa cao. Nhờ đó, cây được dùng để hỗ trợ trị khá nhiều bệnh ung thư:

Ung thư phổi

Ung thư vú

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư kết tràng

Ung thư hầu họng…

Ngoài ra, trà đắng còn có các công dụng sau:

Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp: Viêm đa khớp, thoái hóa đốt sống, đau nhức xương khớp.

Chữa bệnh tiểu đường: Giảm lượng đường trong máu, hạn chế nhanh chóng tình trạng bệnh.

Làm mát gan, giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan.

Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận do cơ chế thải độc tốt.

Hỗ trợ điều trị bệnh ho lao, ho ra máu.

Trị chứng huyết áp cao.

Công dụng của chè đắng bồi bổ sức khỏe

Nước trà đắng rất thích hợp dành cho những người sống hoặc làm việc thường xuyên trong môi trường có hóa chất độc hại, nhiễm độc kim loại. Bởi nếu uống hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn chống độc, sẽ làm giảm và mất dần đi các triệu chứng:

Đau đầu, chóng mặt

Đau nhức khớp

Da tái nhợt

Men gan tăng

Rối loạn công thức máu

Mất ngủ.

Hơn nữa, trà đắng trị các vết thương lở loét, mụn nhọt trên da hiệu quả. Nguyên nhân là do trong rễ của chè đắng có chứa các chất như stachyos, raffinose, fructose, saccharose, glucose và một lượng nhỏ hợp chất phenol giúp các vết thương nhanh lành, không để lại sẹo, giải độc tốt.

Chè đắng giảm cân có hiệu quả không?

Chè đắng giúp giảm cân hiệu quả và an toàn, điều trị tốt ở những người béo phì, thừa cân mà không gây ra bất cứ phản ứng phụ nào không tốt đến sức khỏe. Cụ thể, theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh cơ chế giảm cân của chè đắng như sau:

Làm giảm hàm lượng calo mà cơ thể hấp thu mỗi ngày. Sử dụng chè đắng sau khi dùng sữa đường, chất béo thì lượng calo đi vào cơ thể giảm còn 10% so với nhu cầu bình thường.

Vitamin A, B, C, E, K, chất kháng sinh thực vật có trong chè đắng chứa từ 16 – 24 loại amino acid cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, dù cơ thể không có đủ calo thì vẫn có đủ dinh dưỡng để duy trì và phát triển, giúp giảm cân một cách lành mạnh.

Chất selenium có trong chè đắng có tác dụng ngăn ngừa ung thư và chống lão hóa tế bào cực hiệu quả, giúp da bạn luôn tươi trẻ, căng tràn, không bị chảy sệ.

Chất cafeine giúp cơ thể đốt cháy chất béo dư thừa tốt hơn. Tất cả các mỡ thừa tích tụ ở bụng hay các vị trí khác cũng sớm bị đốt cháy, mang lại cho bạn một vóc dáng như mơ ước.

Tuy nhiên để giảm cân hiệu quả với chè đắng thì bạn nên lưu ý lựa chọn và sử dụng đúng loại chè sạch, chất lượng, đảm bảo vệ sinh. Quá trình dùng phải kiên trì, đồng thời nên kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để mang lại kết quả cao.

Tác dụng phụ của chè đắng

Theo y học cổ truyền, chè đắng vị đắng ngọt, tính rất lạnh vào 3 kinh can, được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt nên dễ làm thương tổn khí của tỳ, vị. Do đó, khi dùng phải theo liều lượng hợp lý, không được lạm dụng. Khi uống nếu có các biểu hiện bất thường như đầy bụng, đi lỏng, mệt mỏi… thì cần ngừng ngay và tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa.

Loại chè nào sử dụng nhiều và lâu dài đều gây ra những tác dụng phụ với sức khỏe. Tuy chúng ta không phủ nhận những tác dụng có thật của chè đắng, nhưng không được lạm dụng cả về liều lượng và thời gian sử dụng.

Chè đắng có độc không?

Một số bác sĩ y khoa tại Hoa Kỳ và châu Âu vừa lên tiếng báo động về tác hại của chè đắng. Chè đắng không có độc. Tuy nhiên, sử dụng chè đắng quá liều lượng 3 – 5g/ngày có thể gây ra các triệu chứng:

Triệu chứng ói mửa, buồn nôn

Đau bụng, tiêu chảy

Thiếu máu do vỡ các hồng huyết cầu.

Chè đắng cũng có tác dụng làm chậm nhịp tim giống như chất digitalis (là một loại thuốc đang được sử dụng để chữa các bệnh xáo trộn nhịp tim). Lượng tanin trong chè có thể gây kết tủa với chất sắt trong một số loại thực phẩm, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Tác hại của chè đắng với sức khỏe

Theo Thạc Sĩ Hoàng Khánh Toàn, chuyên về Đông y, chè đắng được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt nên dễ làm thương tổn khí của tì vị. Vì thế, nên dùng chè đắng với liều lượng hợp lý, không nên lạm dụng. Một số bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ khi dùng chè đắng gây rối loạn cương dương, giảm hưng phấn tình dục. Nếu phát hiện các biểu hiện này, bạn nên ngưng dùng trà đắng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Đặc biệt, chè đắng thuộc nhóm dược thảo có chứa chất pyrrolizidine. Chất này được tìm thấy là nguyên nhân chính  gây độc hại cho gan. Gan bị ảnh hưởng và rối loạn hoạt động gây nên các triệu chứng:

Xáo trộn cung cấp máu cho gan

Sưng gan, vàng da, bụng có nước

Chân phù

Suy gan cấp tính.

Do đó, chị em phụ nữ đang có thai hoặc chuẩn bị có con tốt nhất không nên sử dụng.

Uống chè đắng nhiều có tốt không?

Các sách y học cổ truyền cũng ghi nhận rằng nếu sử dụng lâu dài với liều cao, chè đắng có thể gây ra nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là:

Mất ngủ thường xuyên

Cơ thể gầy yếu

Mất cảm giác ngon miệng

Rối loạn thần kinh

Vàng da.

Uống chè quá đặc và uống lúc đói có thể dẫn đến tình trạng “say chè”, gây tổn thương khí của tì vị, lạnh bụng. Nước chè cũ hoặc để lâu ẩn chứa nhiều chất có hại gây ung thư.

Cách dùng chè đắng

Bộ phận dùng làm thuốc của cây chè đắng là lá bánh tẻ. Lá trà đắng được thu hái quanh năm, phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô. Khi dùng sao khô cho thơm. Trong những năm gần đây, chè đắng được nhiều người sử dụng dưới dạng nấu nước lá khô uống hoặc dùng những tôm 2 – 3 lá non sao cho cuốn lại thành sợi hoặc tán thành bột gói vào trà túi lọc.

Cách uống chè đắng

Chè đã trở thành thức uống giải nhiệt quen thuộc với người dân Việt Nam. Trà đắng có thể pha lá tươi hoặc hãm nước lá khô. Sử dụng lá chè đắng khô hãm nước sẽ có mùi thơm hơn và bớt vị đắng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn cách uống trà đắng phù hợp.

Cách pha chè đắng tươi

Nguyên liệu:

Lá trà đắng tươi: 100g

Gừng: 1 lát

200ml nước lọc.

Lá trà đắng nhặt bỏ những lá bị vàng, sâu rầy, lá già hoặc quá non. Nếu bạn dùng lá quá già sẽ làm nước bầm đen, không thơm, còn lá quá non làm nước nhạt và không đượm. Cách nấu nước chè đắng như sau:

Rửa sạch lá đắng, không nên vò nát lá mà vò nhẹ cho lá hơi nát là được.

Đun sôi nước sau đó cho lá trà đắng vào, nhấn cho ngập mặt nước rồi tiếp tục đun sôi.

Khi nước lá đắng đã sôi, lấy gáo nhấn lá chìm xuống, sau đó đổ thêm chút nước lã vào rồi hạ lửa.

Khi nước sánh vàng, cho thêm lát gừng tươi vào, tắt bếp.

Cho nước ra ly và thưởng thức.

Cách pha chè đắng khô

Lá chè đắng có rất nhiều công dụng nên có thể được sử dụng hàng ngày. Một số những cách dùng đơn giản như phơi khô lá, ủ cho mềm rồi cuộn chặt lại như cái đinh. Cách hãm nước chè đắng khô khá đơn giản:

Cho 2 hoặc 3 búp vào ấm, đổ lượng nước sôi tùy ý.

Sau 3 phút bạn có thể dùng trà. Có thể hòa thêm ít đường tạo vị ngọt dễ uống.

Chỉ nên dùng 3 – 5g/ngày, không nên lạm dụng uống quá đặc.

Chè có thể pha 5 – 6 nước cho đến khi không còn vị đắng.

Hãm uống thay nước, dùng nước chè trong ngày.

Cách dùng khác của lá chè này đó là đem tán nhỏ, rây bột rồi đóng túi lọc. Mỗi túi lọc bạn có thể đóng túi 0,5g, pha cùng nước sôi, uống mỗi ngày 1 túi.

Dùng chè đắng lưu ý gì?

Chè đắng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng nên sử dụng trà đắng. Uống trà đắng sai liều lượng gây nên tình trạng “say chè” và nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Ai không nên uống chè đắng?

Chè là thức uống giải nhiệt phổ biến với người Việt Nam. Chè phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, những đối tượng sau không nên uống chè đắng:

Người bị cảm lạnh: Chè đắng có tính hàn. Do đó dùng chè đắng khi bị cảm lạnh sẽ cản trở quá trình phát tán phong hàn, sẽ khiến bệnh kéo dài, hoặc có thể dẫn đến những biến chứng ngoài sự mong muốn.

Người tạng hàn: Người tạng hàn mùa đông chân tay lạnh ngắt. Ngoài ra còn thường có những biểu hiện như  người mệt mỏi, sắc diện nhợt nhạt, vã mồ hôi, đại tiện lỏng nhão, rêu lưỡi trắng nhớt… Nếu sử dụng trà đắng cho người tạng hàn thì cảm giác sợ lạnh sẽ tăng lên nhiều. Thậm chí, mỗi khi uống vào, người bệnh sẽ bị đau bụng ỉa chảy.

Người già và trẻ nhỏ: Chè đắng gây nên tình trạng mất ngủ ở người già và trẻ nhỏ. Ngoài ra, chè còn có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng, ỉa chảy.

Phụ nữ đang hành kinh: Phụ nữ đang hành kinh uống chè gây tình trạng khí huyết ngưng kết, kinh huyết khó bài xuất ra ngoài, gây nên thống kinh, thậm chí có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

Phụ nữ có thai và phụ nữ mới sinh: Trà đắng có tính đại hàn, không có lợi đối với sự phục hồi của tử cung cho người mẹ sau khi sinh con, gây tổn thương tỳ vị.

Liều lượng dùng của chè đắng

Khi sử dụng trà đắng, bạn cần phải lưu ý rằng không nên uống quá nhiều. Liều lượng sử dụng trà đắng là 3 – 5 gram/ngày, tương đương với 2 – 3 đinh chè/ngày.

Nếu uống quá nhiều trà đắng có thể làm giảm thiểu lượng vitamin B1 trong cơ thể. Nếu sử dụng lâu dài với liều cao, trà có thể gây nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, gây kích thích thần kinh (căng thẳng, bứt rứt). Trà còn gây khó ngủ, do đó không nên uống vào buổi tối và uống trà quá đậm đặc.

Cách bảo quản chè đắng

Bảo quản chè đắng trong hộp kín

Chè khô hút ẩm, hút mùi rất nhanh. Để tránh cho chè bị oxi hóa do tiếp xúc với không khí, ta nên chọn các loại dụng cụ đựng không mùi như gốm, sứ, thủy tinh. Hộp đựng loại nào cũng nên đảm bảo đậy nắp kín. Khi mở ra dùng xong cần đóng hộp kín lại ngay.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÈ ĐẮNGChất liệu lý tưởng nhất cho những chiếc lọ hay hộp đựng trà khô là thiếc hoặc nhôm, hoặc bình gốm, hoặc túi hút chân không. Hộp nhựa làm ám mùi nhựa, ảnh hưởng đến hương vị của trà. Hộp đựng trà phải tối hoặc mờ đục và kín hơi, tránh để ánh sáng hay không khí lọt vào.

Tránh chè tiếp xúc với không khí, ánh sáng

Chất liệu lý tưởng nhất cho những chiếc lọ hay hộp đựng trà khô là thiếc hoặc nhôm, hoặc bình gốm, hoặc túi hút chân không. Hộp nhựa làm ám mùi nhựa, ảnh hưởng đến hương vị của trà. Hộp đựng trà phải tối hoặc mờ đục và kín hơi, tránh để ánh sáng hay không khí lọt vào.

Trà hấp thụ mùi của bất cứ thứ gì gần chúng. Đó là lý do bạn nên để hộp chè tránh thật xa những mùi mạnh ở tủ bếp, tủ đồ ăn, tủ gia vị… Ngoài ra, cần lưu ý là không nên để trà ở gần bếp lò vì hơi ẩm và sức nóng của khu vực này sẽ gây hại cho trà. Tủ lạnh cũng không phải là chỗ thích hợp để bảo quản trà.

Việc hút chân không giúp bảo quản chè được lâu dài. Bạn nên đảm bảo trà không bị tiếp xúc trực tiếp với không khí thì có thể để gói trà 1 năm. Hãy ghi chú ngày mua, mùa thu hoạch hay ngày đóng gói rõ ràng trên từng hộp trà nếu có thể. Vì trà bạn để trên kệ có “vòng đời” nhất định, ghi chú giúp bạn tận hưởng mỗi loại trà trong thời hạn tốt nhất của nó.

Xử lý chè bị ẩm mốc

Với chè bị ẩm mốc, bạn có thể xử lý theo cách sau:

Lấy nồi hoặc đồ sắt không mùi, đặt 1 tờ giấy trắng lên trên, đổ chè vào.

Sấy khô bằng lửa nhỏ, vừa sấy vừa đảo cho đến khi chè hết ẩm.

Không để lửa quá to hoặc sấy quá lâu sẽ khiến chè bị cháy.

Để chè nguội rồi mới cho vào túi hoặc hộp bảo quản.

Tuy nhiên, cách làm trên không làm mất đi hoàn toàn các vi khuẩn mốc có hại trong chè. Để đảm bảo, bạn nên mang chè đến cơ sở bán uy tín để kiểm tra chất lượng chè có dùng được nữa hay không.

Mua chè đắng Cao Bằng ở đâu uy tín, chất lượng?

Chè đắng là loại cây mang lại kinh tế cao ở Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang… Tuy nhiên, hiện nay, người dùng có thể mua chè đắng chuẩn ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Người dùng nên mua chè đắng tại những địa chỉ uy tín trên cả nước.

Nơi mua bán chè đắng uy tín

Của hàng bán chè đắng uy tín phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Chè được thu hái và chọn lọc tận gốc tại các vùng đồi núi miền Bắc như: Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai, Bắc Cạn.

Chất lượng đảm bảo 100%: Không thuốc trừ sâu, không thuốc bảo quản, không chất phụ gia, không hàng trộn, không hàng giả, không hàng Trung Quốc kém chất lượng.

Giá chè đắng được niêm yết rõ ràng.

Bao bì có hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản chè đắng, hạn sử dụng.

Chấp nhận đổi và hoàn lại tiền nếu khách hàng không hài lòng với sản phẩm.

Nhân viên tư vấn nhiệt tình, chi tiết về sản phẩm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua chè đắng qua các cửa hàng bán online. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác với những địa chỉ mua hàng online địa chỉ không rõ ràng. Những địa chỉ bán online uy tín thường là những địa chỉ có lượt tìm kiếm cao trên google và phản hồi của khách hàng tốt.

Địa chỉ mua bán chè đắng

Bán chè đắng ở đâu tại Hà Nội?

Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.

Số 2 Ngõ 127 Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội.

Xuân Đỉnh – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

32 Đường Phương Canh – Nam Từ Liêm – Hà Nội.

Ngõ 100 đường Trung Kính – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.

Mua chè đắng ở đâu TP. Hồ Chí Minh?

Ngày nay, ở TP. HCM xuất hiện rất nhiều thương hiệu bán trà đắng Thái Nguyên, trà đắng Cao Bằng. Nhưng có quá nhiều cơ sở và lựa chọn lại trở thành một vấn đề nan giải với người tiêu dùng. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ bán chè đắng ở TP. Hồ Chí Minh như sau:

52A Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Số 589 Hoàng Văn Thụ , Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM

Số 6 Ba Vì, Phường 15, Quận 10, TP. HCM

Số 3 Lê Đức Thọ, Phường 17, Gò Vấp, TP. HCM.

Giá chè đắng bao nhiêu tiền 1kg?

Chè đắng là một cây thuốc quý chữa được nhiều căn bệnh nguy hiểm hiện nay. Chè đắng được trồng nhiều tại Cao Bằng – Việt Nam và ở Quảng Tây – Trung Quốc. Chè đắng có thể thu hoạch quanh năm, vì vậy giá cả chè cũng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Giá chè đắng chung trên thị trường

Trên thị trường, chè đắng được bán tại:

Các tiệm thuốc Bắc, cửa hàng dược liệu.

Các trang bán hàng online.

Cửa hàng phân phối chính hãng chè đắng.

Giá trà đắng chuẩn chung trên thị trường giao động từ 300.000 đồng – 350.000 đồng/1kg. Một số trang bán hàng online rao bán trà đắng với giá rẻ từ 230.000 đồng – 250.000/1kg. Người tiêu dùng nên cảnh giác với những địa chỉ bán hàng giá rẻ để tránh mua phải hàng mốc, hàng kém chất lượng.

Giá bán chè đắng Cao Bằng

Chè đắng ở Cao Bằng là cây chè có đặc điểm gần giống như cây chè Thái Nguyên nhưng thân của nó lại cao và lá to hơn rất nhiều. Tại tỉnh Cao Bằng, chè thường mọc tự nhiên hoặc được người dân trồng nhiều tại những khu vực đồi, rừng núi cao. Bởi vì có khí hậu lạnh vào buổi sáng, lượng mưa phù hợp nên chè đắng ở Cao Bằng có hương vị đậm đà và dược tính tốt hơn so với các vùng khác.

Giá trà đắng được nhập từ Cao Bằng như sau:

Giá trà đắng khô: 350.000 đồng/1kg.

Giá trà đắng dạng túi lọc: 28.000 đồng/hộp 20 túi.

5/5

Chúng Ta Đang Được Uống Loại Chè Gì?

Trong những ngày hè nóng nực, chúng ta thường ghé vào các quán trà đá vỉa hè để giải tỏa cơn khát của mình. Thật chẳng có gì thú vị hơn khi được ngồi chém gió với các chiến hữu thoải mái mà không tốn kém. Và đặc biệt vào buổi tối mùa hè, sau khi lượn đường thì các quán chè đá vỉa hè là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ.

Chè đá vỉa hè – Nhanh, gọn, tiện lợi không tốn kém

Chè Thái Nguyên đặc sản được.

Đây là loại chè chúng ta sử dụng nhiều nhất, dù ở bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể tìm được. Chỉ cần một cái bàn và đôi ba cái ghế nhựa là đã có thể hình thành một quán chè đá. Và loại chè họ sử dụng thì tất nhiên không thể làđược.

chè búp phẩm chất kém, thường là chè vụn, chè đã để lâu ngày. Tất nhiên là chúng ta biết về vấn đề này vì chẳng ai đem

Chè mà các quán chè đá hay dùng là loại, thường là chè vụn, chè đã để lâu ngày. Tất nhiên là chúng ta biết về vấn đề này vì chẳng ai đem chè Tân Cương Thái Nguyên ngon ra bán với giá 2k-3k một cốc cả. Mà thường thì các quán chè đá pha đi pha lại nhiều lần đến khi mất vị thì mới pha ấm khác.

Loại chè thứ 2 là lá chè xanh, lá chè xanh thì thì kiếm đâu chẳng được, đâu cần là chè xanh Thái Nguyên. Chỉ đơn giản là lá chè rửa sạch rồi hãm. Chè xanh hãm ngon hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của người hãm chè. Uống chè xanh thì bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ an toàn. Tuy nhiên, khâu vệ sinh cốc chén thì không phải quán nào cũng đáp ứng được.

Loại chè thứ 3 là loại bã chè sao lại. Bã chè chắc trong chúng ta không ai là không biết, đó là phế phẩm khi pha chè búp. Nhưng thứ phế phẩm đó khi phơi khô rồi sao lại thì lại thành chè khô. Tất nhiên là nó chỉ có hình dáng của chè khô ngoài ra thì chẳng có gì cả. Không mùi hương, không vị trát, không có một dưỡng chất nào trong đó cả. Là cái xác chè không hơn, không kém. Khi pha chè này người bán thường trộn với một ít chè vụn để lấy hương và vị chát. Tất nhiên là không phải người bán chè đá nào cũng vô lương tâm đến thế.

Loại thứ 4, đây là loại người tán tậm lương tâm, cả người bán chè lẫn người bán chè đá. Chắc ít nhiều trong chúng ta đều đã mất đi người thân của mình. Và khi xử lý linh cữu người đã khuất thì người ta thường cho chè vào trong áo quan (mình không muốn dùng từ quan tài) để hút ẩm, hút mùi. Đây là một nghĩa cử cao đẹp. Nếu chè được sử dụng xong rồi đem đốt hoặc đem trôn đi thì chẳng có gì đáng nói. Tuy nhiên, chớ trêu thay một số người lại mua lại loại chè này rồi bán cho người bán chè đá vỉa hè với giá không thể rẻ hơn. Họ bán luôn cả lương tâm của mình. Loại chè mình đề cập đến là chè ướp xác. Không biết các bạn đã thử thưởng thức loại này chưa? Nhưng mình hy vọng sẽ không bao giờ uống phải loại chè này.

 

Uống chè Thái Nguyên ở phòng hiệu trưởng

Chè Thái Nguyên ngon chính gốc luôn. Vị mặn đắng trên đầu môi vì có pha nước mắt và nước mũi dàn dụa. Một cảm giác rất yomost ^^

Ngày còn đi học, mình thường được uống loại chè này.chính gốc luôn. Vị mặn đắng trên đầu môi vì có pha nước mắt và nước mũi dàn dụa. Một cảm giác rất yomost ^^

 

Uống chè ở văn phòng và cơ quan

Chè ở cơ quan thì thường là chè biếu và thường xuyên được mua mới. Loại chè các cơ quan, văn phòng hay dùng là chè búp bình dân và giá cả tương đối rẻ. Phổ biến trên thị trường giá chỉ từ 80k/kg -100k/kg

 

Uống chè ở nhà

Có lẽ cả năm, nếu không có khách thì hầu như chúng ta ít động đến chè, vì thời gian Online còn vui hơn là đi pha một ấm trà Thái Nguyên rồi thưởng thức. Và thường thì một kg dùng cho cả năm. Vì vậy, chè ở nhà nếu không hay sử dụng thì thường là chè cũ, đã mất mùi và hương vị bị giảm sút.

chè Thái Nguyên, và đang tìm kiếm chè Thái Nguyên ngon bán đúng giá. Hãy liên hệ tới số

0986.519.434

 để được tư vấn loại chè phù hợp. Vì gia đình có truyền thống trồng chè lâu năm nên có chút kiến thức để đàm đạo với bạn. Tất nhiên, nếu bạn mua chè thì gia đình cam kết rằng.

Giá cả luôn tương xứng với chất lượng

.

Nếu bạn là người hay uống, và đang tìm kiếm. Hãy liên hệ tới sốđể được tư vấn loại chè phù hợp. Vì gia đình có truyền thống trồng chè lâu năm nên có chút kiến thức để đàm đạo với bạn. Tất nhiên, nếu bạn mua chè thì gia đình cam kết rằng.

[tintuc][/tintuc]

Cách Phân Biệt Mật Ong Rừng Và Mật Ong Nuôi Đơn Giản Và Chính Xác Nhất

1 Quan sát bề mặt mật ong

Bạn đang đọc: Cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi đơn giản và chính xác nhất

2 Dựa vào sự thay đổi màu sắc của mật ong theo thời gian

Mật ong sau khi vừa được khai thác thường có màu vàng nhạt, theo thời hạn sẽ dần chuyển sang màu vàng cam và khi để lâu sẽ chuyển sang màu vàng sẫm cánh gián .Tùy thuộc vào nguồn thức ăn, điều kiện kèm theo tự nhiên và thời hạn khai thác mà mật ong rừng sẽ có màu khác nhau, nhưng nhìn chung sắc tố của mật ong rừng sẽ có sự biến hóa theo thời hạn .trái lại, mật ong nuôi thường được dùng hóa chất để tạo sắc tố đẹp mắt sẽ không có sự đổi khác sắc tố theo thời hạn .

3 Dựa vào mùi hương

Do ong rừng hút mật từ nhiều loài hoa nên mật ong rừng sẽ không có mùi hương đặc trưng của một loài hoa nào. Mật ong rừng có mùi thơm tự nhiên, nồng, ngọt đậm hơn cả đường và có mùi hơi ngái .Mật ong nuôi thường ít mùi thơm hơn, ngọt nhạt, hôi hôi và hơi chua. Do ong nuôi được cho ăn mật hoa của một loài hoa nhất định nên thường sẽ mang hương thơm của loài hoa đó .

4 Dựa vào vị giác

Đây là cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi đúng mực nhất. Khi nếm mật ong rừng sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh và cảm xúc khé cổ, còn mật ong nuôi sẽ chỉ đạt vị ngọt nhưng không làm khé cổ .

5 Dựa vào độ tạo ga và tạo bọt

Mật ong rừng được tạo ra từ mật của nhiều loại hoa nên luôn tạo ra lượng khí ga và bọt nhiều. Khi được đóng chai, mật ong rừng sẽ tạo ra rất nhiều bọt và có khi làm bật cả nắp chai.

Chính thế cho nên mà mật ong tự nhiên thường được đong với khoảng cách 5 – 10 cm so với nắp chai để tránh thực trạng chèn ép khí ga dẫn đến nổ chai .trái lại, mật ong nuôi thường bị hạn chế về số lượng những loại mật hoa và trải qua quy trình giải quyết và xử lý công nghiệp nên tạo ra rất ít bọt và khí ga .

6 Dựa vào giá mua

Mật ong rừng thường có giá khá đắt, khoảng chừng một triệu – 1.500.000 đồng / lít. Mật ong nuôi thường có giá rẻ hơn rất nhiều chỉ 200.000 – 400.000 đồng / lít .Những loại mật ong có giá dưới 100.000 đồng / lít thường là mật ong giả hoặc bị pha đường. Chính vì thế, bạn không nên mua những loại mật ong này để tránh gây hại cho sức khỏe thể chất .

7 Sử dụng nước ấm

Bạn hãy cho một chút ít mật ong vào nước ấm rồi khuấy lên, nếu thấy tỏa ra hương thơm thanh ngọt thì đó là mật ong rừng, còn mật ong nuôi sẽ có mùi nhạt và hơi chua .

8 Dùng tủ lạnh

Bạn hãy cho mật ong vào tủ lạnh khoảng chừng 2 – 3 tiếng. Nếu khi lấy ra thấy mật ong đông cứng trọn vẹn thì đó là mật ong giả làm từ nước đường, nếu mật ong bị đông nửa chai thì đó là mật ong pha nước đường hoặc mật từ những con ong nuôi được cho ăn đường để sống .

Nếu mật ong xuất hiện một lớp kết tinh màu trắng đục ở bề mặt hoặc dưới đáy chai, phần mật còn lại vẫn sánh như khi để ở nhiệt độ thường thì đó chính xác là mật ong rừng ngon và nguyên chất.

Chè Kho Là Gì? Cách Nấu Chè Kho Đậu Xanh Thơm Ngon Ngay Tại Nhà

Chè kho là gì?

Chè kho là một món ăn thân thuộc không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân miền Bắc bộ

Chè kho là một món ăn thân thuộc không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân miền Bắc bộ. Chỉ với 2 nguyên liệu chính đơn giản là đậu xanh và đường nhưng để nấu được món chè kho hoàn hảo thì đòi hỏi người nấu phải có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ nhất định trong từng bước thực hiện.

Với hương vị thơm nồng ngọt dịu, sự hòa quyện của đậu xanh và đường mang đến nét đặc trưng cho món chè kho khiến người ăn không thấy ngán ngẩm mà còn khó cưỡng lại trước sự hấp dẫn của nó.

Nguyên liệu làm món chè kho đậu xanh Cách làm món chè kho đậu xanh

Bước 1: Nấu đậu xanh

Nấu đậu xanh với lửa vừa

Đậu xanh sau khi mua về rửa sạch sau đó ngâm nước trong vòng 4 giờ để đậu xanh được nở ra. Sau khi ngâm đậu xanh bạn vớt đậu ra và cho đậu vào nồi nước cùng một muỗng cà phê muối và đậy nắp nấu chín đậu với lửa vừa.

Bước 2: Vớt bọt

Hớt phần bọt trên bề mặt để hỗn hợp trong hơn

Sau khi đậu sôi ta mở nắp nồi và hớt phần bọt trên bề mặt để hỗn hợp trong hơn sau đó ta đậy nắp nồi và tiếp tục nấu đậu với lửa nhỏ đến khi đậu mềm nhừ ra.

Bước 3: Rang mè

Rang mè đều tay cho đến khi mè ngả màu nâu nhạt

Cho vào chảo 10g mè và rang mè đều tay cho đến khi mè ngả màu nâu nhạt là có thể tắt bếp và đổ ra chén.

Bước 4: Bỏ đường vào đậu

Cho đường cát vào đậu và đảo đều tay

Khi hỗn hợp đậu đã chín nhừ thì ta cho 300g đường cát vào và đảo đều tay liên tục. Lưu ý bạn không nên giảm lượng đường vì nếu thiếu đường hỗn hợp đậu sẽ không giữ được lâu và dễ thiu.

Bước 5: Cho dầu ăn vào hỗn hợp

Cho dầu ăn vào hỗn hợp

Sau khi thấy hỗn hợp đường và đậu xanh đã hòa quyện và mịn thì ta sẽ cho vào 50g dầu ăn. Dầu ăn giúp hỗn hợp đậu được bóng mượt và giữ được lâu hơn không bị khô, thêm vào đó còn mang đến mùi thơm đặc trưng cho món chè kho truyền thống.

Bước 6: Cho vani vào đậu và hoàn thành

Cho vani vào đậu và hoàn thành

Hỗn hợp đậu sau khi cho dầu ăn vào ta tiếp tục khuấy liên tục đều tay đến khi hỗn hợp có màu trong hơn và đạt độ đặc nhất định thì tắt bếp. Sau đó ta cho một muỗng cà phê vani vào hỗn hợp khuấy đều để có mùi thơm rồi múc đậu ra đĩa và rắc thêm ít mè lên bề mặt để thêm mùi thơm.

Thành phẩm

Chỉ cần chút kiên nhẫn và tỉ mỉ bạn đã hoàn thành món chè kho đậu xanh thơm ngon cho mâm cơm ngày Tết rồi đấy. Miếng đậu xanh mềm mịn tan ngay khi đưa vào miệng mang theo vị ngọt và béo béo của dầu ăn và mùi thơm nhè nhè của vani sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại được. Món chè kho đậu xanh càng ngon hơn khi kết hợp với tách trà nóng thơm ngon trung hòa được vị ngọt của đậu xanh mang lại.

Đăng bởi: Ngyễn Phương

Từ khoá: Chè kho là gì? Cách nấu chè kho đậu xanh thơm ngon ngay tại nhà

Phân Loại Và Cách Chọn Dao Chất Lượng

Với mỗi đầu bếp thì dao là một vật dụng không thể thiếu. Nó được xem là một trong những trợ thủ đắc lực trong chế biến món chuyển. việc nấu ăn ngon không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng, sự tinh tế của đầu bếp mà còn phụ thuộc vào những vật dụng nhỏ bé như dao.

Một con dao tốt sẽ giúp cho quá trình chuẩn bị nguyên liệu một cách nhanh chóng và khâu nấu ăn sẽ trở nên dễ dàng.

Chính vì thế mà một đấu bếp cần phải lưu ý hơn trong việc chọn những “trợ thủ” cho mình để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc nấu nướng.

Bộ dao làm bếp chuyên nghiệp

Dao đầu bếp hay dao kiểu Pháp

Đây là loại dao thông dụng nhất mà các đầu bếp thường hay dùng và cả bất kỳ nhà bếp nào cũng dùng. Dao này được thiết kế dạng lưỡi trung bình, đôi khi mỏng, kiểu lưỡi hơi cong, chiều dài lưỡi cũng khá đa dạng. Nó có nhiều kích cỡ giúp bạn giải quyết tất cả các mục đích băm chặt hay cắt gọt một cách cơ bản.

Dao gọt vỏ

Dao được sử dụng chỉ một nhiệm vụ là gọt vỏ nên thường được thiết kế có chiều dài lưỡi khoảng từ 8-10 cm và phần cán dài. Sở dĩ như vậy vì khi gọt củ quả, bạn chỉ sử dụng chủ yếu ở phần lưỡi dao bên trên, còn phía dưới hầu như không sử dụng.

Với việc thiết kế như vậy sẽ giúp cho các đầu bếp thuận tiện trong việc cầm nắm và dễ dàng gọt trái cay mà không bị đứt tay.

Thậm chí những loại dao này còn giúp cho bạn băm thái những thức khách như hành, tỏi và cắt tỉa những loại trái cây khác như thảo mộc, hành lá.

Dao đa năng

Một con dao dùng chung có một cạnh răng cưa và phần lưỡi dao dài khoảng 13 cm, nó được sử dụng để cắt thịt và rau củ lớn hơn khi dùng dao gọt. Ngoài ra còn có thể còn được sử dụng để chuẩn bị món bánh mỳ sandwich.

Dao bánh mỳ

Nếu như con dao đa năng có thể giúp bạn cắt bánh thì con dao này giúp bạn cắt những lát bánh mỳ mà không bị vỡ.

Được thiết kế với lưỡi dao có rang cửa hoặc cạnh vỏ sò, lưỡi dài. Cho phép con dao có thể cắt một lớp vỏ cứng, dày trên ổ bánh mà không làm chúng bị rách hay nhăn nhúm. Nó cũng là loại dao tốt nhất để cắt lát các loại củ quả như cà chua….

Dao khắc

Loại dao khắc sẽ có một chóp nhọn hoặc mũi tròn, còn phần thân bằng phẳng (không có răng cưa). Trước đây nó hữu ích để lọc bỏ thịt khỏi xương, sau này nó còn được sử dụng cho nhiều mục đích hơn như thịt nướng, cắt các món đồ chiên…

Hãy tìm một lưỡi dao dài khoảng 20 cm trở lên để bạn có chỗ đưa lưỡi dao cắt trở lại với khoảng trống tối thiểu. Đôi khi những con dao này có một cạnh rãnh trên lưỡi để giữ thịt bám vào lưỡi dao.

Dao lọc hay dao phi lê

Đây là con dao rất đặc biệt của nhà bếp. Với thiết kế có thể giúp có người đầu bếp có thể lọc được xương cá hay thịt, gia cầm.

Dao lọc thường có một lưỡi hẹp, cứng và cong lên trên để lưỡi có thể dễ dàng làm việc xung quanh xương. Kiểu dáng thanh mảnh, sắc nét, kích thước điển hình của một con dao lóc xương khoảng từ 12 – 17 cm.

Dao chặt hay dao phay

Dao chặt có một phần lưỡi dày, rất nặng và mạnh mẽ với một đặc điểm nổi bật nữa là phần sống dao hơi cong lên. Nó được dùng để chặt, cắt thịt hoặc băm nhưng không khuyến cáo sử dụng để cắt các loại xương quá lớn.

Phân loại dao trên chất liệu

Dao thép rèn: Không lo lưỡi dao sút cán

Đây là loại dao được là bằng kỹ thuật rèn từ một khối thép. Lưỡi dao và chuôi dao liền trong một mảnh. Đặc điểm này có thể giúp bạn an tâm khi không phải lo lắng lưỡi dao sút cán. Nhưng bạn sẽ phải chịu một vài bất lợi là khi cầm nắm sẽ không được chắc chắn, ảnh hưởng tới thao tác khi bạn sơ chế thức ăn.

Dao thép cắt: Phù hợp với túi tiền

Dao loại này cũng được cắt ra từ một dải thép không rỉ. Với con dao này nó sẽ giúp bạn không cần quá cầu kỳ trong quá trình nấu nướng. Nó không mạnh mẽ, không chắc chắn bằng dao thép rèn nhưng chất lượng khá tốt bên cạnh đó giá rẻ cũng là một yếu tố để bạn có thể lựa chọn.

Dao thép cacbon: Độ sắc bén cực tốt

Có thể xem đây là loại dao chất lượng tốt nhất được làm thép carbon không rỉ. Lưỡi dao rất mịn và sắc. Thêm nữa, đây là loại dao mà bạn không phải mài thường xuyên, nhưng vẫn giữ lại độ bén của dao. Tuy giá thành cao nhưng chi phí bạn bỏ ra lại rất xứng đáng mà chất lượng con dao mang lại cho bạn.

Dao inox: Nhẹ nhàng và sáng bóng!

Đây là con dao phổ biến trong căn bếp từ thời xưa cho đến hiện đại. Dao được làm chất liệu inox nên giá thành vừa phải nhưng có độ bóng và độ bén khá tốt.Dao đáp ứng được nhiều công việc trong nhà bếp như gọt tỉa và có thể dùng nhiều cho loại thực phẩm khác nhau. Cũng chính nhờ những ưu điểm đó mà đây là loại dao được khá nhiều đầu bếp và các những chị em phụ nữ hay dùng.

Tuy nhiên chất liệu này nhanh chóng bị mài mòn nên đòi hỏi bạn phải mài thường xuyên để sử dụng tốt.

Lựa chọn loại cán dao dễ thao tác khi sử dụng

Thật ra chất liệu cán dao rất ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm của người đầu bếp vậy nên khi quyết định mua dao hay nên chú ý tới nó. Hiện này trên thị trường có rất nhiều loại: Từ cán nhựa chống trượt, vật liệu tổng hợp chắc tay; silicone dễ chịu, thoải mái, polypropylene hiện đại và chất liệu các-bon không rỉ bền vững. Bạn có thể phụ thuộc vào tiêu chí của cá nhân mà lựa chọn.

Ngoài những vấn đề đã nếu trên thì khi chọn dao bạn nên chú ý đến cảm giác của bạn khi cầm dao. Vì đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nấu nướng. Hãy thử cầm nó lên và bắt chước hành động cắt hoặc chặt. Kiểm tra xem nó có làm tay bạn bị đau hay cấn không? Bạn có thực sự cảm thấy thoải mái? Trọng lượng của nó có làm bạn dễ chịu? Trả lời được những câu hỏi đó thì bạn đã tìm được loại dao mình cần rồi đấy!

Kinh nghiệm chọn dao cho một đầu bếp chuyên nghiệp

Cách chọn một con dao tốt

Các đầu bếp chuyên nghiệp cho biết, một con dao chất lượng là một con dao sắc. Khi đó bạn không cần phải tốn nhiều công sức để thực hiện khâu chế biến các nguyên liệu. Dao sắc cũng giúp giảm áp lực lên cổ tay bạn trong trường hợp phải xử lý một lượng lớn rau, thịt.

Cách tốt nhất để kiểm tra dao có sắc hay không là cắt thử một mẩu giấy gói quà – loại giấy dai – giống như kiểu thái rau chứ không phải rọc giấy. Nếu lưỡi dao dễ dàng đi qua tờ giấy mà không gặp trở ngại gì thì đó là con dao sắc.

Ngoài độ sắc của dao, cách cầm dao cũng rất quan trọng. Điều này tùy thuộc tính cách từng người.

Tìm hiểu chất liệu của loại dao mình sắp mua

Chất liệu – Lưỡi và chuôi dao

Khi chọn mua dao ta quan tâm đầu tiên đến chất liệu : Thép không gỉ (inox- dao ngoại nhập như của Đức , Nhật, Trung Quốc… ) , dao từ thép cacbon như thép nhíp, thép thường (hàng Việt Nam sản xuất )

Thép inox không gỉ:

Ưu điểm : Dùng không gỉ, rất vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểu dáng bắt mắt

Nhược điểm : Lưỡi thép mau cùn, dùng lâu thái chặt rất trơ, phải mài đi mài lại rất tốn thời gian

Thép cacbon:

Ưu điểm : Nếu là thép nhíp oto thì lưỡi dao rất bền , chất liệu nhip khiến dãn có độ bền cao, không bị cong vênh, mẻ và biến dạng khi chặt thái vật cức

Nhược điểm : Lưỡi dao khi tiếp xúc với nước lâu ngày sẽ bị gỉ. Tình trạng gỉ phụ thuộc vào loại thép ,mật độ thép. Nếu là sắt nhíp sẽ bị gỉ bụi khắc phục được , còn loại thép kém hơn sẽ bị gỉ cóc đóng vẩy , nấu ăn rất mất an toàn vệ sinh.Ngoài ra, chuôi dao cũng ảnh hưởng đến việc dùng dao. chuôi có thể làm bằng nhựa, gỗ hoặc kim loại, trong đó chuôi dao nhựa và gỗ tiện dụng hơn. Nhưng lâu ngày sử dụng dễ bị bong chuôi. Nên chọn chuôi làm bằng gỗ tốt , nếu là nhựa thì chọn chuôi có tán đinh chắc chắn.

+ Chuôi cầm vừa tay , độ dài cân đối với dao , không bị cấn khi cầm trọng lượng dao cũng phải cân xứng với chức năng :

+ Dao chặt : phải đầm tay, thông thường loại dao này được thiết kế cán liền với thân dao để tạo cảm giác chắc chắn.

+ Dao thái: Tiêu chí để chọn dao này là nhẹ ,lưỡi mỏng , hơi vồng thì khi thái độ tiếp xúc của dao với mặt thớt tốt , thái sẽ ngọt và gọn nhanh chóng.

+ Dao đa năng: Đảm nhiệm vai trò thái củ quả , kiêm luôn chặt nhẹ : yêu cầu lưỡi sắc, khỏe, nặng vừa phải, to bản

+ Dao thái gọt nhỏ : khoảng từ 10 đến 14cm gọt trái cây hay thực phẩm nhỏ

+ Dao chặt pha xương :bản dao hình chữ nhật, chuôi chắc chắn , lưỡi và sống dao khỏe, chặt pha các loại thực phẩm cứng như xương ống ,chân giò …

+ Dao lọc: yêu cầu mũi nhọn , lưỡi sắc bén dùng lọc cá , lọc xương …

+ Ngoài ra nên trang bị thêm dụng cụ mài dao , kéo cắt gà , kéo đa năng ….Cách sử dụng : Sử dụng đúng chức năng của từng loại dao: Tuyệt đối không mang dao thái ra để băm chặt .

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản dao

Chẳng hạn như không dùng dao gọt để cắt những nguyên liệu cứng, để bảo quản dao không bị cong, mẻ Sử dụng xong nên rửa sạch ,Tuyệt đối không cho dao vào máy rửa bát để rửa, Không ngâm trong nước, Lau khô bằng vải sạch dao ngay khi rửa.

Không để dao tiếp xúc nguồn nhiệt như hơ dao trên lửa, phơi nắng gắt, cắt thức ăn nóng. Mài dao bằng đá mài , định kì 1 đến 2 tuần 1 lần chứ không lên mài quá nhiều làm mất đi chất thép của lưỡi, sau khi mài xong tuyệt đối phải lau bẳng giẻ khô tránh bụi kim loại dính trên dao

– Bảo quản ở vị trí cố định, sắp xếp ngay ngắn, Tránh lưỡi dao chạm vào nhau khi lấy và cũng tránh tầm với của trẻ nhỏ

– Nên sử dụng giá treo hoặc ngăn kéo đựng dao chuyên biệt

Đăng bởi: Đinh Thị Liên

Từ khoá: Phân loại và cách chọn Dao chất lượng

Cập nhật thông tin chi tiết về Hình Ảnh Cây Chè Vằng Và Cách Phân Loại Chè Vằng (Chính Xác) trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!