Bạn đang xem bài viết Hiểu Nhiều Hơn Về Các Vấn Đề Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Em được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngủ là thời gian để cơ thể tiết kiệm năng lượng, phục hồi các chuyển hóa bình thường, thúc đẩy tăng trưởng thể chất và trí não. Đây là quá trình rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ em. Vậy, bất kỳ một rối loạn giấc ngủ ở trẻ em nào cũng đều có thể ảnh hưởng tới quá trình này; gây ra những tác hại không mong muốn lên sức khỏe của trẻ. Mời các bạn cùng Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng này; cũng như một số phương pháp giúp điều trị qua bài viết sau đây.
Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau. Trẻ càng lớn, nhu cầu ngủ càng ít, thời gian mỗi giấc ngủ dài dần và tổng thời gian ngủ giảm dần. Do đó, thật khó để biết rằng liệu trẻ có bị rối loạn giấc ngủ thật sự; hay chỉ là do sự thay đổi kèm với sự phát triển của trẻ. Hiểu được điều này giúp cha mẹ dễ phát hiện ra các bất thường của con trẻ để kịp thời điều chỉnh phù hợp.
Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ dẫn đến sự phát triển bất thường về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Trẻ lớn có thể gặp khó khăn trong học tập, hành vi, quan hệ xã hội cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ sẽ giảm sự năng động, gây rối loạn đến các hoạt động bình thường của gia đình. Các rối loạn thuở nhỏ cũng chính là nguy cơ để trẻ phát triển các bệnh lý khác về sau. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm rối loạn giấc ngủ ở trẻ em rất quan trọng. Trong đó, tìm nguyên nhân bệnh là một trong những công việc ưu tiên.
Ở trẻ em, nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ cũng tương tự như ở người lớn. Song, cần lưu ý những nguyên nhân đặc biệt hay gặp nhất như sau:
Ngưng thở khi ngủTình trạng ngưng thở khi ngủ ở trẻ này thường gặp ở trẻ béo phì, trẻ có amidan to và lòng ống thở hẹp. Trẻ từ 2 – 8 tuổi là nhóm thường mắc nhất, nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Ngáy và những đợt ngừng thở khi ngủ là những dấu hiệu gợi ý kinh điển. Dù vậy, không phải tất cả trẻ em có ngáy đều là mắc bệnh; nhưng những trẻ thường ngáy về đêm nên được tầm soát bởi bác sĩ nhi khoa.
Bệnh mất ngủ giảMất ngủ giả là một nhóm các triệu chứng bất thường xảy ra khi trẻ đang ngủ như: mộng du, cơn hoảng loạn, nói chuyện khi ngủ, lú lẫn sau khi thức, ác mộng. Sau khi thức dậy buổi sáng, trẻ thường không nhớ gì về những sự việc xảy ra trong đêm. Bình thường những triệu chứng này sẽ biến mất khi đến tuổi thành niên. Ngủ không đủ giấc và các kích thích gây thức giấc giữa đêm thường xuyên là các yếu tố khởi kích các triệu chứng bất thường này.
Hội chứng chân không yênHội chứng chân không yên là cảm giác khó chịu ở chân, khiến chân liên tục cử động vào buổi tối, triệu chứng này nặng hơn khi nghỉ ngơi. Điều này làm cho trẻ khó bắt đầu giấc ngủ, khó ngủ; các triệu chứng rối loạn tâm thần kinh có thể có kèm. Sử dụng caffeine, nicotine và một số thuốc hướng thần có thể kích hoạt triệu chứng xảy ra.
Thay đổi đồng hồ sinh họcRối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể xảy ra do thiếu điều kiện môi trường phù hợp. Thiếu niên và những trẻ lớn thường bị rối loạn giấc ngủ vì lý do này. Ánh sáng, tiếng ồn nhiệt độ phòng là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Bên cạnh đó, không vệ sinh giấc ngủ cũng làm tăng tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ. Ăn, vận động nhiều, xem điện thoại hay tivi trước khi đi ngủ là những hành vi thường thấy.
Chẩn đoán bệnh thường phải dựa vào các triệu chứng mà trẻ mắc thường xuyên và tìm được nguyên nhân phù hợp. Nhìn chung, những vấn đề về rối loạn giấc ngủ mà trẻ nhỏ hay mắc phải là:
Khó bắt đầu hay duy trì giấc ngủ.
Ngủ ngày quá nhiều.
Ngáy hay các bất thường khác về hoạt động thở trong khi ngủ.
Cử động hay hành vi bất thường trong khi ngủ.
Thường xuyên duy trì thói quen bất lợi cho sức khỏe giấc ngủ trước khi ngủ.
Bên cạnh các triệu chứng, kết hợp phương tiện chẩn đoán như đa ký giấc ngủ, hoạt động ký, test kiểm tra giấc ngủ ngắn ban ngày cũng được sử dụng. Từ đó, giúp phát hiện loại rối loạn giấc ngủ mà trẻ đang mắc và đề xuất những cách điều trị tương ứng.
Sắp xếp một không gian ngủ phù hợp như tránh tiếng ồn, ánh sáng, thời tiết quá nóng hay quá lạnh.
Không nên cho trẻ ăn uống, vận động mạnh, xem tivi hay điện thoại trước khi đi ngủ.
Dắt trẻ đi khám sớm để được tầm soát và điều trị bệnh kịp thời bệnh lý nguyên nhân.
Tạo môi trường ngủ an toàn cho trẻ. Ví dụ, tránh những vật dụng nguy hiểm trong phòng ngủ như dây điện, vật sắc nhọn,…
Đa phần, rối loạn giấc ngủ sẽ tự hết mà không cần điều trị gì khi trẻ lớn. Song, nếu tình trạng này vẫn còn tồn tại; cha mẹ nên chú ý những vấn đề sức khỏe lớn hơn gây ra bệnh lý này.
Rối Loạn Chuyển Hóa Ở Trẻ Sơ Sinh Là Những Bệnh Gì?
Rối loạn chuyển hóa là bất kỳ bệnh lý nào gây ra sự bất thường trên chu trình chuyển hóa. Sự chuyển hóa này có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Bệnh thường ảnh hưởng đến các phản ứng hóa sinh tác động tới chuyển hóa đường, đạm, béo. Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh thường chủ yếu là do di truyền. Một số nơi có các biện pháp sàng lọc bệnh lý chuyển hóa cho trẻ em mới sinh, qua đó giúp phát hiện và xử trí sớm các trường hợp bệnh.
Bệnh não chuyển hóa.
Toan máu chuyển hóa.
Lactate máu cao.
Hạ đường huyết.
Bệnh tim.
Bệnh cơ xương.
Rối loạn chức năng gan.
Các bất thường về ngoại hình.
Để xác định rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh, cần có những dấu hiệu nghi ngờ ban đầu đáng chú ý.
Dấu hiệu dựa vào triệu chứngMột việc không kém phần quan trọng là nên khai báo với bác sĩ về tiền căn sản khoa của mẹ và các bất thường khi mang thai và sinh nở. Hơn nữa, tiền căn gia đình và yếu tố gây khới phát triệu chứng cũng rất quan trọng. Những triệu chứng gợi ý bệnh lý bao gồm:
Các vấn đề về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn ói nhiều, bú kém,…
Các triệu chứng về thần kinh như: li bì, hôn mê, co giật…
Các vấn đề hô hấp: khó thở, thở nhanh, ngưng thở khi ngủ,…
Các triệu chứng cơ xương: co thắt cơ, yếu cơ,…
Các triệu chứng khác như hạ thân nhiệt, sợ ánh sáng, bất thường nước tiểu,…
Khi có những dấu hiệu này, gợi ý một bệnh lý nặng nề của bé, bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Đặc biệt, trên cơ địa một bé sơ sinh có tiền căn gia đình mắc bệnh chuyển hóa càng làm tăng khả năng nghi ngờ hơn.
Dấu hiệu rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh dựa trên xét nghiệmBệnh lý này được chẩn đoán sau khi đã loại trừ những nguyên nhân thông thường; hoặc khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh rõ ràng dựa trên triệu chứng hay xét nghiệm. Do đó, bằng chứng xét nghiệm bất thường chỉ điểm một bệnh lý chuyển hóa ở trẻ. Những bé được nghi ngờ mắc bệnh có thể được làm các chỉ định sau:
Xét nghiệm độ kiềm toan máu.
Xét nghiệm ammonia máu.
Xét nghiệm đường huyết.
Định lượng men cơ.
Tủy đồ, sinh thiết tủy.
Đo nồng độ amino acid máu.
Kiểm tra lượng acid hữu cơ trong nước tiểu.
Xét nghiệm acid lactate và pyruvate máu.
Phân tích acylcarnitine.
Xét nghiệm gene.
Ceton máu và acid béo tự do.
Creatinin, guanidinoacetate máu và nước tiểu.
Ngoài ra, một số chỉ định về hình ảnh học, xét nghiệm độc chất hay tư vấn khám các chuyên khác cũng được áp dụng cho những bệnh nhân nguy cơ.
Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào tùy thuộc và triệu chứng và bệnh lý đang mắc. Mỗi loại bệnh lý sẽ có những phương pháp riêng biệt khác nhau, cần chẩn đoán sớm để được xử trí kịp thời. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào, nên đảm bảo các nhu cầu cơ bản cho trẻ.
Ổn định sớm tình trạng đường thở, tuần hoàn, hô hấp, nhiệt độ,… Đây là điều kiện tiên quyết trong thời gian cấp cứu cho bé.
Kiểm soát đường huyết tốt.
Loại bỏ các chất độc trong cơ thể bằng thuốc, thủ thuật,…
Bình thường hóa mức độ toan kiềm máu.
Bổ sung các chất thiết yếu như vitamin, carnitine,…
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé.
Kháng sinh khi có nhiễm trùng.
Duy trì chức năng đông máu trong giới hạn bình thường.
Đối với các bệnh lý rối loạn chuyển hóa di truyền, việc ngăn chặn hoàn toàn bệnh là rất khó. Bệnh sẽ luôn xảy ra tùy mức độ và thời điểm. Tuy nhiên, để đảm bảo cho bé được bảo vệ tốt nhất, bố mẹ cần phải làm những việc sau trước và sau khi xác định bệnh.
Luôn luôn theo dõi và phát hiện các triệu chứng bất thường của bé, nhất là những ngày đầu sau sinh. Những triệu chứng nhẹ nhàng nhưng tái đi tái lại có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.
Đưa bé đến gặp bác sĩ sớm để được xử trí thích hợp.
Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về thuốc, chế độ ăn, chế độ theo dõi và tái khám,…
Trẻ Đang Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Có Nên Cho Uống Sữa?
Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa có nên cho uống sữa? Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
– Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là tình trạng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… Chúng khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và suy nhược…
– Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa có rất nhiều: có thể do chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé không cân bằng, do thức ăn không phù hợp với độ tuổi, do sử dụng thuốc kháng sinh làm sụt giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hoặc do đổi sang loại sữa mới…
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa
– Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé, nên chế biến các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa, và không nên ép bé ăn uống theo chế độ bình thường lúc khỏe mạnh.
– Nêm tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị tốt.
Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa có nên cho bé uống sữa, sữa bột?Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa do đổi sữa mới
Mẹ nên ngưng ngay việc sử dụng loại sữa đó cho bé. Trường hợp bé vẫn còn bú mẹ thì tích cực cho bé bú thêm vì trong sữa mẹ có chứa nhiều nước và kháng thể sẽ hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng tiêu hóa.
Nên ngưng loại sữa mới nếu nó là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bé
Khi hệ tiêu hóa của bé đã tạm ổn định, mẹ có thể cho bé dùng lại loại sữa bé đã quen dùng, nhưng nên dùng chút một và theo dõi phản ứng của bé để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa lặp lại.
Do dùng thuốc, do chế độ ăn uống
– Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn cho bé, mẹ cần giảm tạm thời số lượng sữa động vật và đường lactozo trong sữa vì nó có thể khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
– Thực tế trong trường hợp này, không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn việc uống sữa trong khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, nhưng cần pha sữa loãng hơn và cho trẻ dùng chút một. Tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại sữa nào tốt nhất cho bé trong thời điểm hiện tại.
Cần thận trọng vì sữa động vật có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé tồi tệ hơn
Tóm lại, khi đang bị rối loạn tiêu hóa trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, chán ăn và đề kháng yếu hơn. Vì nguyên nhân gì mẹ cũng nên tạm ngưng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh việc uống thêm sữa khiến tình trạng bé trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
Những Điều Chưa Biết Về Lactium – Khám Phá Kỳ Diệu Cho Giấc Ngủ
Vào những năm cuối của thập kỷ 80, khi quan sát những đứa trẻ các nhà nghiên cứu tự hỏi rằng điều gì đã khiến chúng trở nên ngoan ngoãn và rất dễ ngủ sau khi uống sữa. Họ phát hiện ra rằng có 1 thành phần trong sữa đã tạo ra điều kỳ diệu này: đó chính là lactium.
Lactium là một hoạt chất tự nhiên có trong sữa, là một loại decapeptid thủy phân từ casein sữa có tác động ảnh hưởng như một dưỡng chất nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp tái tạo, thư giãn giải trí, sức sống của não bộ, làm dịu những căng thẳng mệt mỏi, lo âu và mang đến giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, toàn vẹn cho con người .
Những nghiên cứu chứng minh tác dụng của Lactium?
Nghiên cứu động vật đã chứng minh hiệu quả giảm lo âu, điều trị các rối loạn giấc ngủ và không có tác dụng phụ. Sau đó, thử nghiệm lâm sàng ở người tình nguyện khỏe mạnh đã được tiến hành.
Bạn đang đọc: Những điều chưa biết về lactium – khám phá kỳ diệu cho giấc ngủ
Ngoài ra, sau nhiều năm tổng kết từ 6 điều tra và nghiên cứu lâm sàng trên 234 tình nguyện viên cho thấy Lactium khác hẳn với những thuốc ức chế thần kinh. Lactium không gây ra bất kể tính năng phụ nào, không lờn thuốc, không giảm trí nhớ, không tác động ảnh hưởng đến phản xạ có điều kiện kèm theo, không phải là thuốc giảm đau. Sự độc lạ lớn này giúp mang lại nguồn năng lượng sống cho những người đang bị căn bệnh mất ngủ hành hạ .
Lactium gây ngủ như thế nào?
Ngay cả ở liều cao, Lactium không gây chịu ràng buộc. Những người uống Lactium cảm thấy tự do hơn và thường chìm vào giấc ngủ thuận tiện hơn hoặc ngủ ngon hơn .
Lactium được dùng cho những đối tượng nào?
Nếu bạn mất ngủ, liên tục bị kích động bởi sự căng thẳng mệt mỏi trong ngày thì thời hạn tốt nhất để uống Lactium là trước khi đi ngủ. Lactium sẽ giúp thư giãn giải trí, và có được một giấc ngủ sâu hơn, toàn vẹn hơn, từ đó giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn của mất ngủ và căng thẳng mệt mỏi .
Ngoài ra, mỗi người có thể sử dụng lactium theo cách riêng như trong một kỳ thi hay công việc quan trọng.
Lactium cũng hoàn toàn có thể được dùng hằng ngày khi bạn gặp chứng mất ngủ kinh niên hoặc đang trải qua 1 quy trình tiến độ khó khăn vất vả .
Những người dị ứng sữa có dùng được Lactium?
Các hợp chất gây dị ứng chủ yếu trong sữa là protein. Tuy nhiên Lactium là một protein đã được thủy phân. Các protein dạng chia nhỏ này hầu như không gây dị ứng hơn so với các protein thông thường.
Thông tin cho bạn: Thực phẩm chức năng Định Tâm Đan được bào chế từ tinh chất Lactium nhập khẩu Pháp kết hợp với các thảo dược quý có tác động giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, thư giãn, tái tạo sức sống não bộ, giúp làm dịu những căng thẳng thần kinh làm dịu những căng thẳng, lo âu,mang đến giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, trọn vẹn. Sử dụng Định Tâm Đan sau 4 tuần giúp: giảm độ trễ giấc ngủ, đi vào giấc ngủ tự nhiên, ngủ sâu hơn, ngon giấc, kéo dài thời gian ngủ, tỉnh táo tràn đầy năng lượng vào buổi sáng hôm sau.
ĐT tư vấn:04.625.12999; 0968.567.988
083.850.6989; 0909.995.898
Ngọc Hà Tổng hợp
Rối Loạn Tuyến Giáp: Những Bệnh Lý Không Thể Xem Thường
Rối loạn tuyến giáp là bệnh gì?
Vì tuyến giáp được kiểm soát bởi tuyến yên và vùng hạ đồi, các rối loạn của những mô này cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và gây ra các vấn đề về tuyến giáp.
Suy giáp
Cường giáp
Hạt giáp
Ung thư tuyến giáp
Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tuyến giáp?
Suy giáp
Kém tập trung hoặc cảm giác lờ đờ
Da khô
Cảm giác lạnh
Giữ nước
Trầm cảm
Xuất huyết âm đạo kéo dài hoặc cường kinh ở phụ nữ
Cường giáp
Buồn nôn
Nhịp tim nhanh
Không dung nạp nhiệt
Tăng nhu động ruột
Các vấn đề về sự tập trung
Giảm cân không chủ ý
Hạt giáp
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh về tuyến giáp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn tuyến giáp?
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng do tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormon giáp. Suy giáp có thể bắt nguồn từ tuyến giáp, tuyến yên hoặc vùng hạ đồi.
Cường giáp
Cường giáp mô tả tình trạng sản sinh ra quá nhiều hormone giáp, hội chứng này ít gặp hơn suy giáp. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp là:
Bướu giáp độc đa nhân
Hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng (còn gọi là nốt “nóng”)
Bướu giáp
Hạt giáp
Hạt giáp là những u hoặc khối bất thường nằm bên trong tuyến giáp. Hạt giáp có thể do nang giáp, bướu giáp lành tính hoặc ung thư tuyến giáp (ít phổ biến hơn) gây ra.
Ung thư tuyến giáp
Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào đặc hiệu bên trong tuyến giáp. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống sót cao, đặc biệt khi được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn tuyến giáp?
Ngoài bệnh sử và thăm khám lâm sàng, nhiều xét nghiệm chuyên biệt được sử dụng để chẩn đoán rối loạn tuyến giáp, như:
Xét nghiệm máu thường được thực hiện để đo nồng độ hormone tuyến giáp và TSH. Một số xét nghiệm máu khác giúp tìm các kháng thể kháng mô tuyến giáp, như định lượng anti-thyroglobulin, anti-thyroperoxidase, hoặc các kháng thể kích thích thụ thể TSH.
Các xét nghiệm tuyến giáp có sử dụng i-ốt phóng xạ thường được thực hiện để đánh giá chức năng của các hạt giáp.
Chọc hút bằng kim nhỏ và sinh thiết để xét nghiệm và chẩn đoán bệnh. Đôi khi, siêu âm được sử dụng để hỗ trợ tiến trình thực hiện chọc hút bằng kim nhỏ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn tuyến giáp?
Thuốc hướng tuyến giáp
Bạn có thể dùng các loại thuốc để thay thế hormone tuyến giáp bị thiếu trong hội chứng suy giáp. Hormon tuyến giáp tổng hợp được sử dụng dưới dạng viên uống.
Ngược lại trong cường giáp, thuốc có thể được sử dụng để làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp hoặc ngăn ngừa sự phóng thích của chúng. Các thuốc khác có thể được dùng để giúp kiểm soát các triệu chứng của hội chứng cường giáp, chẳng hạn như tăng nhịp tim. Nếu cường giáp không được kiểm soát bằng thuốc, bạn có thể điều trị loại bỏ bằng phóng xạ.
Phẫu thuật tuyến giáp
Nếu tuyến giáp được loại bỏ hoàn toàn, bệnh nhân sẽ cần phải được bổ sung một lượng hormone tuyến giáp tổng hợp hàng ngày.
Phẫu thuật tuyến giáp cũng có thể được sử dụng trong bệnh lý Graves (cắt bỏ tuyến giáp bán phần) và là sự lựa chọn điều trị trước khi tiến hành liệu pháp RAI và thuốc kháng giáp. Liệu pháp này hiện nay không còn được sử dụng nhiều.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn tuyến giáp?
Hoạt động thể dục thường xuyên sẽ tăng đốt cháy năng lượng, giúp giảm cân và giảm căng thẳng.
Ngủ đủ giấc sẽ cải thiện sự mệt mỏi hàng ngày. Bạn cần sắp xếp và giữ cho phòng ngủ mát mẻ, ấm áp, tránh caffeine từ sau 6 giờ tối.
Tái khám thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm tầm soát cũng như rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn hoặc chăm sóc người bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
U tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa & điều trị
Bệnh rối loạn mỡ máu là gì? Triệu chứng & thuốc
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: [email protected].
12 Câu Hỏi Về Trẻ Sơ Sinh Được Các Mẹ Tìm Kiếm Trên Google Nhiều Nhất
Dù là lần đầu, lần thứ hai hay thứ ba làm mẹ, vẫn có những điều về thiên thần bé nhỏ khiến bạn phải hoang mang. Rất nhiều điều bạn muốn tìm hiểu với mong muốn mang lại cho bé những điều tốt nhất, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay khiến các mẹ luôn băn khoăn trước các sự lựa chọn. Sự thực là đã có hàng vạn câu hỏi về trẻ sơ sinh đã được tìm kiếm, và đây là những câu hỏi đơn giản về trẻ sơ sinh hay được các mẹ tìm kiếm nhiều nhất trên Internet.
Nhiệt độ thích hợp cho phòng của bé? Khi nào nên cho bé uống nước?Nhiệt độ thích hợp cho phòng của bé?
Các mẹ cần biết, dưới 6 tháng tuổi không nên cho trẻ uống nước, ngay cả khi trời nóng. Việc cho các bé dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ, vì ở trẻ sơ sinh kích thước dạ dày các bé còn rất nhỏ cho nên khi cho các bé uống nước sẽ khiến bé cảm thấy no và không chịu bú sữa mẹ đồng thời lượng hấp thu sữa cũng giảm.
Khi nào nên cho bé uống nước?
Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm? Nên mặc cho bé như thế nào? Nhiệt độ cơ thể bình thường của bé?Nên mặc cho bé như thế nào?
Theo các chuyên gia, nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh luôn thấp hơn người lớn từ 1 – 1.5 độ. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày. Thông thường nhiệt độ bình thường của bé trung bình khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Trong đó, nhiệt độ đo được ở nách là 34,7 – 37,3 độ C, nhiệt độ ở miệng là khoảng 35,5 – 37,5 độ C, và nhiệt độ đo ở tai trẻ khoảng 35,8 – 38 độ C.
Nhiệt độ cơ thể bình thường của bé?
Với bé bú bình, mỗi lần nên ti bao nhiêu? Bé nên ti bao lâu?Với bé bú bình, mỗi lần nên ti bao nhiêu?
Trẻ sơ sinh thường phải bú mẹ khoảng 10 – 12 lần/ngày, và bé nên được bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên, tổng cộng là 20 phút cho một lần bú, có như vậy sức khỏe và sự phát triển của bé mới được đảm bảo. Đồng thời, đây là khoảng thời gian thích hợp để mẹ sản sinh sữa cho lần ăn sau của con. Khi bé lớn dần thời gian bú sẽ giảm đi khoảng 5 – 10 phút/lần là đủ.
Bé nên ti bao lâu?
Bé vệ sinh mấy lần một ngày? Tại sao bé không ngủ? Khi nào bé sẽ biết cười? Bé khóc suốt ngày có bình thường? Khi nào bé sẽ ngủ xuyên đêm?Bé khóc suốt ngày có bình thường?
Theo các chuyên gia khi bé từ 5 – 9 tháng tuổi thì phần lớn các bé có thể “ngủ xuyên đêm”. Tuy nhiên, các bạn không nên lầm tưởng là giấc ngủ kéo dài 12h, mà giấc ngủ xuyên đêm của bé sẽ kéo dài 5h. Có nhiều phương pháp giúp bé ngủ xuyên đêm như:
Luyện ngủ không nước mắt
Phương pháp để bé khóc nhưng bố mẹ có mặt ở gần bé
Phương pháp “chiếc ghế”
Luyện ngủ kiểu “bế lên – đặt xuống”
Phương pháp để bé khóc
Khi nào bé sẽ ngủ xuyên đêm?
Đăng bởi: Nguyễn Thị Kim Loan
Từ khoá: 12 câu hỏi về trẻ sơ sinh được các mẹ tìm kiếm trên Google nhiều nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiểu Nhiều Hơn Về Các Vấn Đề Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Em trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!