Xu Hướng 9/2023 # Điểm Danh Những Vùng Đất Ở Việt Nam Phủ Sóng Phim Trường Hollywood # Top 11 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Điểm Danh Những Vùng Đất Ở Việt Nam Phủ Sóng Phim Trường Hollywood # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Điểm Danh Những Vùng Đất Ở Việt Nam Phủ Sóng Phim Trường Hollywood được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những hình ảnh trong các bộ phim Hollywood đình đám như Pan, Indochine, Kong với những cảnh quay độc đáo, đẹp mê hồn, sẽ làm cho bạn tưởng chừng như rằng nó là sản phẩm của kỹ xảo mà không phải là một hình ảnh chân thực ở Việt Nam. Nhưng đó hoàn toàn là một sai lầm lớn vì những cảnh quay ấy được dựng bởi những con người hăng say vì nghệ thuật trên bối cảnh là thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ ở mảnh đất hình chữ S đấy!

VỊNH HẠ LONG

Nhắc đến du lịch Việt Nam, thì cả du khách Việt và du khách nước ngoài, không ai không một lần nhắc đến cái tên vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới. Chính bởi vẻ đẹp tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng, vịnh Hạ Long không chỉ làm cho người du khách yêu mến nó mà còn làm cho các đạo diễn Hollywood phải mê mẩn và lựa chọn nơi này làm điểm lên hình cho những bộ phim bom tấn.

Vịnh Hạ Long – đảo thần tiên của mảnh đất hình chữ S- Ảnh: Sorin Tanase

Bộ phim “Pan và vùng đất Neverland” là tập phim tiếp tục trong series Peter Pan được đạo diễn Joe Wright mô tả về một cuộc phiêu lưu đầy ấn tượng của Pan đến vùng đất Neverland và cuộc chiến chống lại bọn cướp bảo vệ cho dòng tộc Tiên. Bên cạnh đó cũng là chuyến đi cảm động mà Pan mong muốn tìm thấy tình yêu đong đầy từ người mẹ của mình.

Một cảnh trong phim “Pan và vùng đất không bao giờ”- Ảnh: Sưu tầm

Vì sao các đạo diễn lại chọn vịnh Hạ Long? Với khung cảnh thiên nhiên đa dạng, độc đáo mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có được, đó là hình ảnh những mỏm đá vôi như những đảo nhân tạo nhỏ nổi trên mặt nước, đủ mọi kiểu dáng và góc cạnh, những hang động bao bọc xung quanh, làn nước xanh mát và bầu trời rộng lớn đã giúp cho vịnh Hạ Long khi lên màn ảnh rộng sẽ thực sự là “đảo thiên đường dưới trần gian”.

Lạc giữa chốn thần tiên- Ảnh: Hristo Shanov

Chính bởi vẻ đẹp ấy, vịnh Hạ Long qua những bộ phim bom tấn Hollywood lại hoàn toàn chân thực và hầu như không cần phải qua quá nhiều kỹ xảo. Vẻ đẹp vừa nên thơ, lại không mất đi sự hùng vĩ của vịnh Hạ Long, thực sự rất thích hợp cho những bộ phim viễn tưởng.

Bối cảnh trong phim Indochine- Ảnh: Sưu tầm

Không chỉ vậy, vịnh Hạ Long còn từng được chọn để làm bối cảnh trong trường quay Hollywood cho bộ phim Indochine (Đông Dương). Lấy bối cảnh tại khu vực Vụng Oản, vịnh hạ Long, đoàn làm phim đã dựng nên một phim trường và hình ảnh những đoàn thuyền buồm dựng lên giữa không gian vịnh Hạ Long đã mô tả chân thực nhất khoảng thời gian lịch sử khi Việt Nam còn là thuộc địa của thực dân Pháp.

NINH BÌNH

Cũng như vịnh Hạ Long, Ninh Bình cũng từng được các nhà làm phim Hollywood chọn để dựng phim trường trong bộ phim Pan. Ninh Bình nổi tiếng trong du lịch Việt Nam là vùng quê yên bình, thanh tịnh với cảnh quan thiên nhiên hữu tình. Những ruộng lúa lúc xanh mướt lúc vàng óng mượt mà, đung đưa theo gió, nằm phủ mình hai bên dòng sông uốn lượn như nàng tiên nữ buông xõa mái tóc dài ấy.

Vẻ đẹp thanh bình của Ninh Bình- Ảnh: Tran Ngoc

Hình ảnh đồng ruộng – bờ sông ấy đã trở thành hình ảnh Đầm tiên cá trong phim Pan, hữu tình mà huyền bí. Mới đây, những nhà làm phim Kong: Skull Island cũng cho biết rằng, sẽ đưa khá nhiều điểm du lịch khác của Ninh Bình lên màn ảnh của Kong như Tràng An, đầm Vân Long, Tam Cốc – Bích Động. Dù xuất hiện ít hay nhiều thì với góc quay rộng và đầy nghệ thuật ấy sẽ cho ra đời những khung cảnh mà bạn nghĩ rằng “chỉ có trong mơ” từ những điểm du lịch quen thuộc này đấy!

Một trích đoạn trong phim Pan- Ảnh: Sưu tầm

QUẢNG BÌNH

Gần đây, Quảng Bình trở thành từ khóa được quan tâm nhiều hơn cả khi được lựa chọn làm phim trường cho bộ phim Kong: Skull Island “bom tấn” sẽ ra mắt vào tháng 3/2023.

Phối cảnh trong Kong: Skull Island- Ảnh: Sưu tầm

Quảng Bình được chọn làm trường quay Hollywood bởi không gian hoang vắng của cảnh rừng thiên nhiên, những ngọn núi đá vôi hùng vĩ, khá thích hợp cho một bộ phim mô phỏng về Kong với hình dáng khổng lồ, huyền bí. Địa điểm tiến hành cảnh quay đầu tiên là ở một khu vực trống, đất đỏ bằng phẳng, bao quát xung quanh là những khối núi đá vôi đồ sộ, kỳ vĩ, những tán cây cổ thụ rộng lớn như một khu rừng hoang sơ, báo hiệu những điều “bất ngờ” sắp xảy ra, bên cạnh đó là hồ nước trong lành ở thôn Yên Phú (xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình).

Bức tranh Quảng Bình được đoàn làm phim chia sẻ- Ảnh: Sưu tầm

Nhà làm phim cũng cho biết rằng, dự kiến sẽ có nhiều cảnh quay trên không và những địa điểm trong đó sẽ là Thượng Hóa, Tú Làn, Yên Hóa…Nghệ sĩ cũng như đạo diễn bộ phim Kong đều rất hứng thú với không gian thiên nhiên trù phú và tươi mát của Quảng Bình, cũng như vẻ đẹp thanh bình khiến người du khách phải mê mẩn của Ninh Bình. Người dân nơi đây cũng rất mực thích thú vì có dịp được tham gia vào bộ phim “bom tấn” thế giới này!

Những điểm du lịch sẽ xuất hiện trong “bom tấn” Kong- Ảnh: Sưu tầm

HUẾ

Bộ phim Indochine không chỉ chọn phim trường là phong cảnh thiên nhiên hữu tình là sự hòa quyện giữa mây trời và sông núi, mà đạo diễn của phim còn lựa chọn kinh thành Huế làm phim trường để mô tả một cách rõ nét nhất góc nhìn của bộ phim về một thời kỳ lịch sử.

Phong cảnh cũ trên phim Indochine- Ảnh: Sưu tầm

Người ta chọn kinh thành Huế để quay các bộ phim lịch sử, bởi qua thăng trầm thười gian, kinh thành Huế vẫn là di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất Việt Nam, vẫn giữ nguyên được nét thanh bình nhưng quyền quý ấy. Đoàn làm phim của bộ phim Đông Dương cũng được xem là đoàn làm phim đầu tiên của nước ngoài được quay trong cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế, đó được xem như là một trong những bước đầu để làm nên thành công cho bộ phim.

Kinh thành Huế uy nghiêm màu thời gian- Ảnh: TBone Lê

Du lịch Huế

SA ĐÉC

Không chỉ là những vùng đất miền Bắc và Bắc Trung Bộ mới được chọn làm phim trường Hollywood mà cả vùng đất Nam Bộ trù phú, bình dị của mảnh đất chữ S cũng được chọn để thể hiện những bộ phim ăn khách.

Miền Tây sông nước trong phim “The Lover”- Ảnh: Sưu tầm

Dựa trên tiểu thuyết của nữ tác giả người Pháp là Marguerite Duras – “The Lover” với nội dung kể về chuyện tình của bà ở Việt Nam cùng với thương gia người Hoa là Huỳnh Thủy Lê, đạo diễn Jean Jacques Annaud đã mô phỏng thành một bộ phim cùng tên “Người tình”. Và điều đặc biệt là hầu hết cảnh quay trong phim đều được quay ở Sa Đéc, Đồng Tháp – mảnh đất Nam Bộ Việt Nam nơi tình yêu của người nghệ sĩ được vun đắp, cảnh quay còn được tái hiện ngay tại nhà cổ của thương gia Huỳnh Thủy Lê.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê- Ảnh: Sưu tầm

Khung cảnh chân thực của những con đường chợ quê Sa Đéc, những hàng quán bình dị, những con người chất phác đã làm nên những cảnh quay phản ánh rõ nét nhất khoảng thời gian thập niên, tình yêu mãnh liệt của người nhà văn khiến bộ phim được ưa chuộng hơn cả.

Điều làm nên thành công cho một bộ phim Hollywood, sẽ không chỉ là bàn tay “tạo hình” độc đáo của đạo diễn, diễn xuất tài tình của diễn viên, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ hiện đại mà còn bởi cái đẹp, cái phù hợp xuất phát từ những cảnh quan đa dạng, tinh tế để làm nên khung cảnh phim chân thực nhất. Và ở mảnh đất hình chữ S, nếu bạn tìm hiểu sâu hơn, du lịch nhiều hơn, Kinhnghiemditour tin chắc rằng hoàn toàn không thiếu những địa điểm bắt mắt khác sẽ trở thành trường quay Hollywood trong tương lai.

Đăng bởi: Nguyễn Chí Dũng

Từ khoá: Điểm danh những vùng đất ở Việt Nam phủ sóng phim trường Hollywood

Điểm Danh Những Đặc Sản Trứ Danh Của Vùng Đất An Giang

Là một tỉnh giáp vùng biên giới Campuchia, An Giang không chỉ có văn hóa đời sống đa dạng mà còn có cả sự phong phú trong nền văn hóa ẩm thực pha lẫn giữa người Kinh, người Khmer, người Việt. Nếu bạn đã đến miền đất này, chắc chắn sẽ bị hút hồn bởi các món ẩm thực trứ danh nơi đây.

  

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt là món ăn dân dã, quen thuộc của người miền Tây. Bánh được làm từ bột gạo xay, trộn với đường thốt nốt. Để tạo ra được món ăn này, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, ủ bột gạo, hấp chín… Bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, bạn có thể ăn kèm bánh bò với dừa nạo để giúp món ăn hấp dẫn và kích thích hơn.

Tung lò mò

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò, một món ăn truyền thống của người Chăm. Để làm món tung lò mò, bạn cần có ruột bò, thịt bò, mỡ bò và nhiều gia vị khác như tiêu, tỏi… Món ăn này thường được nướng hoặc chiên, ăn kèm với cơm, làm mồi nhắm cũng khá hấp dẫn.

Bún cá

Bún cá là một trong những món ăn đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang). Một phần bún đầy đủ, chuẩn vị miền Tây gồm nước dùng đậm vị, bún, thịt cá ướp vừa ăn, dùng kèm các loại rau như xà lách, rau chuối, giá đỗ, bông điên điển… Để món ăn thêm phần hấp dẫn, nước mắm chấm cá rất quan trọng, giúp tăng thêm vị giác cho bạn.

Cơm tấm Long Xuyên

Khác với món cơm tấm Sài Gòn có miếng sườn to, phần thịt sườn trong cơm tấm Long Xuyên đều được cắt mỏng thành từng miếng nhỏ bắt mắt. Ngoài thịt sườn, phần cơm đầy đủ còn có thêm trứng kho cắt lát nhỏ, đồ chua, dưa leo, mỡ hành hấp dẫn.

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui không chỉ là món ăn trong bữa cơm gia đình mà còn là mồi nhắm rất “bén” trong các cuộc vui. Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá đồng, thật tươi và được rửa sạch bùn nhớt. Cá được nướng chín vừa, dùng kèm với bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm mắm me.

Gà đốt

Khu vực hồ Ô Thum (Tri Tôn, An Giang) là nơi nổi tiếng với món gà đốt thơm phức. Đây là món ăn làm nên nét độc đáo trong ẩm thực của vùng đất này. Gà đốt nguyên con với vỏ vàng ươm, nước chấm đậm đà, ăn kèm cùng rau sống là chuẩn vị miền Tây.

Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)

Đăng bởi: Khánh Quốc Phùng

Từ khoá: Điểm danh những đặc sản trứ danh của vùng đất An Giang

Vùng Đất Cực Bắc Việt Nam

Đặt tour du lịch Móng Cái trọn gói giá rẻ tại chúng mình để khám phá những nét thú vị của vùng đất mũi cực Bắc của Việt Nam. Tổng đài tư vấn 1900 63 69 69 tục trực 24/24 luôn chờ đợi được phục vụ quý khách!

Giới thiệu về Móng Cái

Tour du lịch Móng Cái

Móng Cái được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thế về địa lý như vùng ven biển, các đảo và quần đảo cùng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đến với du lịch Móng Cái bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên vừa có biển, vừa có núi vừa có sông công thêm giao thương tấp nập, phát triển trù phú.

Du lịch Móng Cái mùa nào đẹp?

Giới thiệu về Móng Cái

Nếu bạn đến Móng Cái với nhu cầu tắm biển Trà Cổ thì khoảng thời gian tháng 5 – tháng 8 là hợp lý nhất vì lúc này chính là mùa hè, mùa của những bãi biển. Nếu yêu thích không khí lễ hội, bạn có thể chọn dịp 30/4 để trải nghiệm Lễ hội hóa trang Hạ Long. Mùa câu mực ở biển Trà Cổ là từ tháng 3 đến tháng 6 . Nếu yêu thích du lịch tâm linh, bạn có thể ghé Móng Cái vào dịp 30/5 và 1/6 âm để hòa mình vào lễ hội đình Trà Cổ.

Chi phí du lịch Móng Cái

Du lịch Móng Cái mùa nào đẹp?

Phương tiện đi lại – Du lịch Móng Cái Phương tiện đi đến Móng Cái

Chi phí du lịch Móng Cái

Hiện nay tuyến đường cao tốc Hà Nội – Móng Cái đã được đưa vào sử dụng rút ngắn rất nhiều thời gian đi đến Móng Cái. Từ Hà Nội bạn cũng có thể dễ dàng bắt các tuyến xe khách đi du lịch Móng Cái từ hầu hết các bên xe lớn như Mỹ Đình, Giáp Bát với mức giá chỉ từ 150k.

Nếu bạn ở các tỉnh thành Miền Nam mà muốn đi Móng cái thì bạn có thể mua vé máy bay đi Hà Nội hoặc Hải Phòng sau đó di chuyển bằng Ô tô đến Móng Cái.

Phương tiện đi lại tại Móng Cái

Phương tiện đi đến Móng Cái

Ở Móng Cái có 3 loại phương tiện công cộng phổ biến là taxi, xe buýt và xe máy. Đối với taxi, chúng mình khuyên bạn nên chọn hãng uy tín như taxi Mai Linh để đảm bảo không bị chặt chém. Xe buýt là phương tiện công cộng rất rẻ, nhưng nhược điểm là tuyến xe buýt cố định không thể linh hoạt. Ngoài ra bạn có thể tự thuê xe máy với giá khoảng 150k – 200k một xe. Đảm bảo tay lái vững vàng, giữ an toàn giao thông.

Các địa điểm du lịch Móng Cái Trà Cổ

Phương tiện đi lại tại Móng Cái

Bãi biển Trà Cổ là điểm du lịch nổi tiếng ở Thành Phố Móng Cái,quảng ninh. Cứ 10 khách đến đây thì đã có tới 9 khách ghé qua Trà Cổ. Nổi tiếng với những làn sóng to cực đã và bờ cát trắng mịn trải dài bên cạnh những hàng phi lao, Trà cổ hữu hẹn sẽ mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho những du khách mê du lịch biển.

Mũi Sa Vĩ

Trà Cổ

Mũi Sa Vĩ hay còn được biết đến là Mũi Gót. Đây là điểm cực Bắc của tổ quốc Việt Nam ta. Ở mũi Sa Vĩ có bức phù điêu ba cây tùng đứng kiêu hãnh, nguồn cảm hứng cho sáng tác thơ của nhà thơ Tố Hữu. Từ Mũi Sa Vĩ bạn có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ Móng Cái xinh đẹp tràn đầy sức sống của tỉnh Quảng Ninh.

Cửa khẩu Móng Cái

Mũi Sa Vĩ

Cửa khẩu Móng Cái là đầu mối thông thương lớn của khu vực miền Bắc nước ta với Trung Quốc và tiếp giáp với thành phố Đông Hưng, Trung Quốc. Kể cả khi không xuất cảnh tại cửa khẩu bạn cũng có thể đăng ký tham quan và check-in với cột mốc của cửa khẩu tại cơ quan biên phòng Móng Cái. Những bức ảnh được check-in tại cột mốc biên giới chắc chắn sẽ gây được nhiều ấn tượng và thu hút hàng nghìn like.

Chợ trung tâm Móng Cái

Cửa khẩu Móng Cái

Khu chợ có diện tích lên đến 20.000m2 với nhiều mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc như quần áo, hàng điện tử, giày dép, đồ chơi trẻ em, trái cây, bánh kẹo,… Ngoài ra, khi đến đây du khách còn có thể mua các loại hải sản, các sản phẩm nông sản phổ biến như chè, cà phê, hạt tiêu,…

Đảo Vĩnh Trung

Chợ trung tâm Móng Cái

Đảo Vĩnh Trung – một trong những hòn đảo nổi tiếng xinh đẹp của du lịch Móng Cái. Trên đảo có bãi biển dài khoảng 2km, cát trắng và nắng vàng. Hòn đảo này độc đáo ở chỗ có hàng trăm cồn đá nhấp nhô giữa biển với muôn hình vạn trạng, rất thích hợp để chụp những bức ảnh “để đời”.

Đảo Cái Chiên

Đảo Vĩnh Trung

Cái Chiên là khu du lịch còn nhiều nét hoang sơ, với bãi cát trắng trải dài và những rừng phi lao xanh ngút ngàn. Diện tích rừng nguyên sinh trên đảo hơn 500 ha với nhiều loại cây gỗ quý hiếm và nhiều loài chim. Nước biển ở đây trong vắt, mát lạnh quanh năm giúp xua tan đi cái nắng gay gắt của mùa hè.

Đảo Vĩnh Thực

Đảo Cái Chiên

Đảo Vĩnh Thực là hòn đảo chưa có nhiều sự khai thác cũng như tác động của con người nên còn rất hoang sơ. Hòn đảo này tách biệt khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố, với sóng yên biển lặng và thiên nhiên hoang sơ. cũng chính vì sự hoang sơ này nên du lịch đảo Vĩnh Thực hấp dẫn và được lòng những du khách ưa thích du lịch khám phá.

Khách sạn ở Móng Cái

Đảo Vĩnh Thực

Nhà nghỉ Đức Trọng

Địa chỉ: Vạn Ninh, Móng Cái

Giá phòng từ: VND 500.000

Trường Giang Hotel

Địa chỉ: Đại lộ hòa bình, Móng Cái

Giá phòng từ: VND 500.000

Full House Hotel Móng Cái

Địa chỉ: Hải Xuân, Thành phố Móng Cái

Giá phòng từ: VND 600.000

Nhà Nghỉ Trung Hậu

Địa chỉ: Phố Thương Mại, Móng Cái

Giá phòng từ: VND 600.000

Khách sạn ở Móng Cái

New Sun Móng Cái Hotel

Địa chỉ: Tuệ Tĩnh, Móng Cái

Giá phòng từ: VND 633.600

Mai An Hotel

Địa chỉ: Vincom, Móng Cái

Giá phòng từ: VND 650.000

Linh Trang Móng Cái Hotel

Địa chỉ: Tuệ Tĩnh, Móng Cái

Giá phòng từ: VND 650.000

Trung Đức Homestay

Địa chỉ: Vincom Trần Phú, Móng Cái

Giá phòng từ: VND 650.000

Sunshine Hotel

Địa chỉ: Tuệ Tĩnh, Ka Long, Móng Cái

Giá phòng từ: VND 709.061

Những món ăn ngon tại Móng Cái

Đi tour du lịch Móng Cái đừng chỉ tập trung vào vi vu khám phá mà bỏ lỡ mất ẩm thực Móng Cái cũng là một khía cạnh hấp dẫn của vùng đất cực bắc này. Cùng điểm qua một vài món ngon mà bạn nên thử khi đi đến Móng Cái.

Bề bề Móng Cái

Cá chình Móng Cái

Bún, bánh đa Cù Kỳ

Ghẹ Trà Cổ Móng Cái

Ốc hương Móng Cái

Sá sùng Móng Cái

Sam biển Móng Cái

Thịt lợn Móng Cái quay

Vịt quay Bắc Kinh Móng Cái

Mì cay Pin Luo Xiang

Xôi chim câu, Gà đắp đất

Bún cua biển

Bánh đúc Móng Cái

Đi du lịch Móng Cái mua gì làm quà?

Hải sản khô Móng Cái

Chả mực

Ruốc tôm

Nước mắm Cái Rồng

Hải sản tươi sống

Tour du lịch Móng Cái được yêu thích

Đi du lịch Móng Cái mua gì làm quà?

Tour du lịch Móng Cái – Trà Cổ – Đông Hưng Trung Quốc

Thời gian: 3N2Đ

Giá tour: 3,390,000 VND

Mã giảm: 100k khi đặt tại chúng mình

Điểm nổi bật trong hành trình:

Nghỉ ngơi, vui chơi tại bãi biển Trà Cổ.

Khám phá vùng đất địa đầu Tổ quốc: Đình Trà Cổ, Nhà thờ Trà Cổ,…

Chiêm ngưỡng cung đường biển đẹp nhất miền Bắc.

Tham quan Mũi Sa Vĩ – Nơi đánh dấu điểm cực Bắc của Tổ quốc.

Khám phá thành phố Đông Hưng sầm uất của Trung Quốc.

Đăng bởi: Dũng Vũ Thành

Từ khoá: Du lịch Móng Cái – Vùng đất cực Bắc Việt Nam

Những Điểm Đến Đẹp Ở Vùng ‘Đệ Nhất Danh Trà’ Thái Nguyên

Bên cạnh những đồi chè, Thái Nguyên còn có ngọn thác chỉ xuất hiện khi trời mưa và hồ Núi Cốc với hàng chục đảo lớn nhỏ.

Những điểm đến đẹp ở vùng ‘đệ nhất danh trà’ Thái Nguyên

Tại một số đồi chè như Tân Cương, sông Cầu, khách du lịch có thể trải nghiệm cùng người dân địa phương thu hái, chế biến và thưởng thức trà. Để tạo nên một chén trà ngon, các búp chè phải được thu hoạch từ sáng sớm, trải qua hàng loạt công đoạn như làm héo, vò, sao với những bí quyết riêng của từng vùng.

Các khu vực được nhiều du khách tìm đến vì khung cảnh đẹp và chất lượng chè nổi tiếng gồm Tân Cương, La Bằng, nông trường chè sông Cầu và Tràng Xá. Trên ảnh là một cặp đôi chụp hình cưới tại nương chè Tràng Xá.

Nằm cách trung tâm tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 16 km về phía tây, hồ Núi Cốc thu hút khách du lịch nhờ vẻ đẹp thanh bình. Địa danh này là một hồ nước ngọt nhân tạo rộng 25 km2, gắn với nhiều huyền thoại, nổi bật là chuyện tình nàng Công và chàng Cốc, một người ra đi nước mắt chảy thành sông còn một người chờ đợi đến hóa núi.

Hồ Núi Cốc có tất cả 89 hòn đảo lớn nhỏ. Du khách có thể đi thuyền tham quan các đảo đất, ngắm cảnh hồ, khám phá ngôi nhà hơn 200 tuổi với nhiều di vật quý giá trên đảo Núi Cái, quần thể chùa Thác Vàng… hoặc vui chơi trong công viên nước vào mùa hè.

Thác Nậm Rứt ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. Ngọn thác này được đặt tên theo tiếng Tày, có nghĩa là “Mưa Rơi”. Ngọn thác đặc biệt vì chỉ đổ nước khi trời mưa, với những dòng chảy ào ạt từ độ cao 30 m xuống sông Thần Sa bên dưới.

Nằm cách thác Mưa Rơi khoảng 3 km là thác Thần Sa gồm thác chính và hai thác phụ ở hai bên, chỉ xuất hiện trong mùa mưa.

Quang cảnh buổi sớm trong khu rừng thuộc huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Anh Trần Đoàn Huy, tác giả bộ ảnh chia sẻ: “Du khách nên thức dậy đón những tia nắng đầu tiên của ngày mới, lội qua dòng suối mát lạnh giữa núi rừng hoang sơ. Tiếng suối chảy, chim hót và những cơn gió dịu mát khiến hành trình khám phá Võ Nhai cuốn hút đến kỳ lạ”.

Suối Cửa Tử khởi nguồn từ vùng núi Tam Đảo chảy xuống vùng cao xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ rồi đổ vào sông Công. Trái với tên gọi, dòng suối này mang đến cảm giác yên bình giữa sự hoang sơ của rừng, núi xung quanh. Du khách tới đây có thể hít thở bầu không khí trong lành, ngắm nhìn những gốc cây cổ thụ và đàn bướm bay dập dìu xung quanh.

Khám phá suối Cửa Tử, khách du lịch còn bắt gặp những thác nước nhỏ hơn ở hai bên đường. Hành trình dài khoảng 10 km đường rừng núi, du khách muốn trải nghiệm nên liên hệ trước các đơn vị tổ chức tour trekking hoặc người dân địa phương để bảo đảm an toàn.

Theo Huỳnh Phương/ Vnexpress (Ảnh: Trần Đoàn Huy)

Đăng bởi: Thái Văn Tấn

Từ khoá: Những điểm đến đẹp ở vùng ‘đệ nhất danh trà’ Thái Nguyên

Điểm Danh Những Món Ăn Tết Cổ Truyền Của Việt Nam

Ẩm thực đóng vai trò trọng suốt dịp Tết. Mọi người thường chuẩn bị rất nhiều món ăn Tết để tưởng nhớ tổ tiên, quây quần gia đình và hy vọng năm mới sung túc.

Đôi nét về Tết cổ truyền Việt Nam

Tết là dịp gia đình sum họp để quên đi những khó khăn trong một năm qua và mong muốn năm mới sung túc, may mắn hơn. Đây cũng là thời điểm tụ họp khi mọi người đều đến thăm đền, chùa và lễ hội.

Tết diễn ra khoảng 1 tuần vào đầu năm Âm lịch, loại lịch này được người Việt sử dụng từ rất lâu cho hoạt động nông nghiệp bao gồm dự đoán nhiệt độ và lượng mưa. Nó thường không trùng với lịch dương thông thường, vì vậy Tết không cố định, thường là vào tháng 1 hoặc tháng 2.

9 món ăn Tết truyền thống 

Ẩm thực đóng vai trò trung tâm trong cả 3 thời điểm Tết bao gồm chuẩn bị trước Tết, giao thừa và dịp năm mới. Trên thực tế, người Việt gọi các hoạt động đón Tết là “ăn Tết”. Mọi người thường chuẩn bị rất nhiều món ăn Tết tượng trưng cho niềm hy vọng một năm mới sung túc, để cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ gia tiên và là dịp một đại gia đình sum họp.

Mặc dù hiện nay bạn có thể tìm mua các món ăn Tết bất cứ khi nào, nhưng chúng vẫn được nấu lại vào mỗi dịp đầu năm như một nét đẹp truyền thống với nhiều ý nghĩa tốt lành. Ví dụ, món xôi gấc với màu đỏ rực rỡ rất được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán, tượng trưng cho lời chúc may mắn. Bánh chưng (miền Bắc) hay bánh tét (miền Nam) là những món ăn Tết không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

Một trong những kỷ niệm tuổi thơ đẹp nhất của nhiều người dân Việt là giây phút mọi người trong gia đình 3 thế hệ quây quần gói bánh chưng, rồi nấu trong chiếc nồi to đặt trên bếp củi giữa đêm đông giá rét.

1. Bánh chưng

Bánh chưng được xem là dấu ấn của Tết. Loại bánh này được làm từ gạo nếp, thịt và đậu, sau đó được gói cẩn thận trong lá dong rồi nấu trong nhiều giờ. Khi bạn nhìn thấy nhà nhà gói bánh chưng hoặc được bày bán khắp nơi, bạn chắc chắn biết được Tết Nguyên đán đã cận kề.

Theo truyền thuyết, ngày xưa, bánh chưng là một trong những lễ vật mà hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua Hùng thứ 6 (khoảng năm 1712 trước Công nguyên). Trước ý nghĩa sâu xa đằng sau chiếc bánh này, nhà vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

Vậy ý nghĩa của bánh chưng là gì?

Thông điệp từ chiếc bánh thể hiện lòng thành kính và lòng biết ơn đối với thiên nhiên và tổ tiên.

Đầu tiên, bánh chưng được làm từ gạo, nguyên liệu vốn là báu vật của một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Gạo là lương thực quan trọng nuôi dưỡng sự sống tiếp diễn.

Ngoài ra, hình vuông của bánh chưng tượng trưng cho hành Thổ trong tín ngưỡng thời bấy giờ. Bánh được gói trong lá xanh, bên trong có thịt với đậu mang ý nghĩa đất cưu mang động vật và thực vật.

Truyền thuyết này chính thức được đưa vào giảng dạy từ lớp 6 ở trường học nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ về món ăn Tết truyền thống này cũng như bài học cao đẹp mà nó mang lại.

Và quan trọng hơn, nấu bánh chưng là hoạt động không thể thiếu để đón Tết, đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam. Thực tế, quá trình làm bánh không hề dễ dàng. Phần khó khăn nhất là khi bạn gói lá và thắt lạt bánh. Bạn cần chắc chắn nó không quá lỏng cũng không quá chặt. Nếu không, kết quả có thể khiến bạn thất vọng.

2. Bánh tét 

Bánh tét rất giống bánh chưng về nguyên liệu và vai trò quan trọng trong mâm cơm ngày Tết Nguyên đán của người Việt.

Tuy nhiên, 2 loại bánh này vẫn có sự khác biệt rõ ràng. Bánh chưng có hình vuông và thường dùng lá dong để gói. Ngược lại, bánh tét có hình trụ và được gói bằng lá chuối.

Hơn thế nữa, bạn có thể tìm thấy cả 2 loại bánh này trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng bánh chưng phổ biến hơn ở miền Bắc, còn bánh tét phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam.

Cũng giống như bánh chưng, món ăn Tết này cũng gắn bó sâu sắc với các giá trị và văn hóa Việt Nam. Loại bánh này thể hiện lòng hiếu thảo và lòng biết ơn đối với thiên nhiên, những người đã khuất, cha mẹ cũng như công lao vô bờ của họ.

Bánh tét được gói trong nhiều lớp lá chuối tượng trưng cho vòng tay mẹ ôm con vào lòng. Bánh cũng thể hiện mong muốn đoàn tụ sau một năm làm việc xa nhà.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, với nhân đậu xanh vàng óng bọc bên trong xôi dẻo, món ăn truyền thống của người Việt ngày Tết còn gửi gắm thông điệp cầu mong một năm mới thuận lợi và thịnh vượng.

3. Dưa hành, dưa kiệu

“Bánh tét, bánh chưng ăn với gì?” là câu hỏi phổ biến của nhiều người, đặc biệt là khách quốc tế. Và câu trả lời chính là dưa hành và dưa kiểu.

Dưa hành và dưa kiệu là 2 món rau củ muối của Việt Nam. Chúng không phải món chính nhưng lại đóng vai trò quan trọng khi đem tới sự cân bằng cần thiết giữa hàng trăm món ăn Tết. Và 2 món đó giống nhau từ công thức đến hương vị.

Trên thực tế, không khó để làm những món dưa chua này. Sau khi sơ chế như cắt miếng vừa ăn, làm sạch và phơi nhẹ, chúng ta trộn chúng với hỗn hợp giấm đường. Chờ khoảng 7-10 ngày là có thể ăn được.

Món ăn Tết này có kết cấu giòn, vị chua dịu và rất tươi nhờ giấm. Đó là lý do dưa hành, dưa kiệu là những món ăn kèm lý tưởng cho bánh chưng, bánh tét và các món ăn truyền thống khác của Việt Nam trong ngày đầu năm.

4. Thịt kho trứng

Ngoài thịt kho trứng, chúng ta còn có nhiều tên gọi khác nhau cho món ăn này như thịt kho hột vịt, thịt kho tàu. Đó là một trong những món ăn Tết đặc trưng. Chúng tôi thường dùng thịt ba chỉ, trứng vịt lộn và nước dừa để nấu.

Mặc dù chúng ta ăn thịt kho trứng trong bữa ăn hàng ngày, nhưng nó vẫn là một trong những món ăn truyền thống phổ biến nhất của người Việt Nam vào dịp Tết.

Một sự thật thú vị là chúng ta có thể bảo quản trong thời gian dài. Nhiều người bảo nấu đi nấu lại càng lâu càng ngon.

Chính vì vậy mỗi khi làm món thịt kho trứng, các bà mẹ luôn chuẩn bị một nồi to cho mấy ngày, thậm chí cả tuần để chúng ta có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị đậm đà của nó.

Đó cũng là lý do nhiều người coi thịt kho trứng như một món dự phòng tuyệt vời. Nếu chúng ta quá bận rộn với nhiều hoạt động đón Tết cùng gia đình, bạn bè và không có thời gian nấu nướng, điều này đảm bảo bạn lúc nào cũng có bữa ăn tuyệt vời nhất.

Hương vị đậm đà của thịt heo và trứng được làm chín kỹ, thấm gia vị, kết hợp với vị ngọt của nước dừa. Sự kết hợp này xứng đáng được một nụ hôn từ người đầu bếp.

5. Thịt gà luộc

Thờ cúng Thổ địa, Táo quân và tổ tiên là một trong những hoạt động quan trọng mà chúng ta thường làm để ăn mừng trong dịp Tết Nguyên đán. Vì gà luộc là một phần không thể thiếu trong mâm cúng nên nó trở thành một trong những món ăn Tết truyền thống đặc trưng của người Việt.

Người Việt có nhiều cách thưởng thức món ăn này trong ngày Tết. Cách đơn giản nhất là chấm trực tiếp với nước mắm gừng hoặc hỗn hợp muối tiêu chanh.

Chúng tôi cũng thường làm món gỏi gà bằng cách kết hợp thịt gà luộc với nhiều loại rau sống khác nhau như hành tây, cà rốt, rau răm, bắp cải, hoa chuối.

6. Canh khổ qua

Khổ qua là món ăn Tết phổ biến ở Việt Nam và một số nước châu Á.  Đúng như tên gọi mướp đắng, khổ qua có vị rất đắng. Một số người thậm chí không thể ăn món này.

Tuy nhiên, loại rau này rất tốt cho sức khỏe. Chúng ta thường xuyên dùng nó trong bữa ăn hàng ngày với nhiều cách chế biến khác nhau. Chúng ta có thể chiên mướp đắng với trứng, hoặc luộc ăn với nước chấm hoặc thưởng thức như món canh nóng.

Và chính tên gọi này đã giúp canh khổ qua phổ biến trên bàn ăn Tết của Việt Nam. “Khổ” có nghĩa là khó khăn, “qua” có nghĩa là vượt qua. Vì vậy, nếu ăn khổ qua trong Tết Nguyên đán của Việt Nam, chúng ta tin rằng mọi đau khổ và xui xẻo sẽ qua đi cùng quá khứ. Rồi chúng ta sẽ có một năm mới tràn đầy may mắn và hạnh phúc.

7. Chả giò (Nem)

Giống như tên gọi tiếng Anh là “spring rolls”, đây là một trong những món ăn phổ biến nhất để đón xuân về, đặc biệt là Tết.

Tùy theo mỗi vùng mà chúng ta có cách gọi khác nhau trong tiếng Việt. Ở miền Trung và miền Nam, món ăn Tết này được gọi chả giò, còn người miền Bắc gọi là nem rán.

Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng công thức món ăn Tết này ở các vùng miền không khác lắm. Tổng thể hương vị tương các phiên bản đều ngon.

Với sự kết hợp cân đối giữa thịt heo, tôm, miến, mộc nhĩ, khoai môn, cà rốt, hành lá, hành tím, trứng, bánh tráng, dầu, tỏi, nước mắm, ớt, chanh, đường, nem đã và đang chinh phục hàng triệu người yêu thích ẩm thực trên thế giới.

8. Chả lụa (Giò lụa)

Chả lụa (miền Nam) hay giò lụa (miền Bắc) là món ăn Tết quen thuộc của Việt Nam. Nó thường được làm từ thịt lợn hoặc thịt bò, gói trong lá chuối rồi hấp chín.Người ta truyền miệng nhau một câu chuyện từ xa xưa rằng, chả lụa là món ăn quý chỉ tiến vua vào những dịp lễ lớn.

Ngày nay, chất lượng cuộc sống được nâng cao rõ rệt và giá chả lụa không còn đắt đỏ. Món ăn này thỉnh thoảng được phục vụ trong một số sự kiện như đám tiệc, cưới hỏi, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán. Và bạn cũng có thể thấy chúng trong các bữa ăn hàng ngày ở Việt Nam .

9. Bánh mứt tết 

Mứt Tết là món ăn truyền thống Việt Nam cuối cùng của trong danh sách này, nhưng không kém phần quan trọng.

Một trong những hoạt động tiêu biểu mà người Việt Nam thường làm để đón Tết là thăm họ hàng, hàng xóm, bạn bè và thầy cô.

Vì vậy, một khay bánh mứt kẹo Tết là thứ mà nhà nào cũng phải có để  đón khách. Đây  cũng là món quà phổ biến mà người Việt Nam thường tặng nhau trước khi Tết đến.

Món ăn Tết truyền thống này giống như một chất xúc tác đặc biệt giúp cuộc trò chuyện trở nên cởi mở, thân thiện và thú vị hơn. Ăn một miếng mứt và uống một ngụm trà là cách tạo nên những khoảnh khắc sum họp tuyệt vời.

Tùy vào sự lựa chọn của mỗi gia đình mà khay bánh mứt Tết sẽ khác nhau. Có gia đình quyết định chỉ ăn mứt, trong khi gia đình khác lại lựa chọn tổng hợp nhiều thứ khác nhau.

Một khay mứt Tết thường có bánh kẹo, bánh quy, hạt dưa, hạt hướng dương và các loại mứt khác như mứt gừng, mứt dừa, mứt hạt sen, mứt vỏ cam, mứt kiwi… Những loại mứt này làm từ gừng và trái cây thái lát mỏng, sau đó được rim với đường. Món ăn Tết này được nấu với nhiều đường, nhưng vẫn giữ nguyên hương vị trái cây nguyên bản. Thưởng thức mứt Tết cùng tách trà nóng là tuyệt nhất.

Kết luận

Tết nguyên đán là sự kiện quan trọng nhất ở Việt Nam, chúng tôi thường dành thời gian chăm sóc nó từ các hoạt động đến các món ăn truyền thống. Có những món ăn ngày Tết chúng ta không thường xuyên như mứt Tết, bánh chưng, bánh tét nhưng cứ hễ nhìn thấy là ta biết Tết đã cận kề. Vậy món ăn Tết nào bạn thích nhất hoặc tò mò muốn thử đầu tiên?

Đăng bởi: Vườn Ươm Trung Thành

Từ khoá: Điểm danh những món ăn Tết cổ truyền của Việt Nam

Trở Về Vùng Đất Thiêng, Nơi Bắt Đầu Của Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam

Dù có xa cách đến năm châu, lòng vẫn khắc khoải một niềm mong nhớ về nguồn cội, nơi có bàn tay dịu hiền của mẹ, nơi có cái nhìn trìu mến của cha và những câu chuyện cổ đượm màu thơ ấu. Để mỗi khi nắng hè tháng 3 giòn tan rơi trên từng góc nhỏ, lòng bỗng rộn ràng như tiếng trống âm vang từ ngàn xưa vọng về thúc giục ‘Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3’. Trái tim sao quên được, cứ thế mà tha thiết hướng về vùng đất thiêng – nơi bắt đầu của lịch sử dân tộc Việt. Đi tìm cho mình những mảnh ghép còn vương nơi Đền Hùng Phú Thọ.

Hành trình trở về vùng đất thiêng – Ảnh: Hành Trình Tâm Linh

Nơi bắt đầu nguồn cội dân tộc – Ảnh: Sưu tầm

Đền Hùng là tên gọi vắn tắt của khu di tích lịch sử Đền Hùng – một quần thể đền và chùa được xây dựng để thờ phụng các vua Hùng cùng tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Linh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và lịch sử học, Đền Hùng được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng và đến thời gian trị vì của Hậu Lê vào khoảng thế kỷ XV thì hoàn thiện giống như ngày nay. UNESCO đã công nhận Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng (lễ hội Đền Hùng) là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, đại diện cho nền văn hóa tâm linh nghìn năm của dân tộc ta. Ấy thế nên, mỗi lần đứng giữa vùng đất thiêng liêng, lòng không khỏi thổn thức về những giá trị to lớn đó.

Tưởng chừng như đang ngược dòng lịch sử – Ảnh: Sưu tầm

Khi đứng giữa vùng đất văn hiến ngàn năm – Ảnh: Toàn Thắng

Lễ hội Đền Hùng trở thành nét văn hóa tâm linh của người Việt hằng năm – Ảnh: Sưu tầm

Ngã ba sông Hạc trắng về tụ hội

Dài rộng đất trời Biển rộng, sông sâu!

Nơi bắt đầu của mọi bắt đầu

Bắt đầu của trời, bắt đầu của đất

Bắt đầu của tình yêu thứ nhất

Bắt đầu ngọn lửa viết tình ca.

-(Nơi bắt đầu – Vũ Thành Chung)-

An nhiên cùng nơi bắt đầu của tình yêu thứ nhất – Ảnh: Sưu tầm

MỖI DI TÍCH LÀ MỘT CÂU CHUYỆN ĐÁNG ĐỂ TRÂN QUÝ

Khu di tích Đền Hùng nằm từ đầu chân đến đỉnh của núi Nghĩa Linh, nằm tại xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây có rất nhiều di tích gắn liền với những bậc nhân kiệt của dân tộc và cả trong tâm niệm của người Việt để du khách ngược dòng thời gian chiêm nghiệm về quãng lịch sử oai hùng đã qua.

Dòng người tìm về chốn linh thiêng ca khúc khải hoàn – Ảnh: Sưu tầm

Đây đền tổ mẫu Âu Cơ – Ảnh: Hành Trình Tâm Linh

Nơi gắn liền với truyền thuyết ‘bọc trăm trứng’ – Ảnh: Hành Trình Tâm Linh

Nếu đền Hạ gắn liền với tích mẹ Âu Cơ thì đền Trung và đền Thượng lại mật thiết với các vị vua Hùng. Đền Trung là nơi các vua Hùng cùng đại thần của mình họp bàn chính sự cũng như vãn lai ngắm cảnh hữu tình. Còn đền Thượng là nơi diễn ra các nghi lễ theo tín ngưỡng của nền văn hóa lúa nước thưở xưa. Đến đây vào những ngày gần lễ hội, du khách sẽ có dịp nghe những bậc trưởng bối trong làng kể hết về câu chuyện khi xưa, để hiểu một cách cặn kẽ hơn.

Đền Trung có không gian tươi mát và thanh bình – Ảnh: Sưu tầm

Đền Thượng tôn nghiêm – Ảnh: Khoi Tran Duc

Ngoài các khu đền nổi tiếng, quần thể di tích còn có nhà bia khắc câu nói nổi tiếng của Bác Hồ ‘Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước’, có lăng Hùng Vương và cả chùa Thiên Quang khiến lòng yên tịnh lạ khi lạc bước chốn thiền môn. Đi qua mỗi địa danh ta lại hiểu thêm một phần gốc rễ của mình và những câu chuyện vừa thần thoại vừa thật, cứ thế thấm sâu vào trí nhớ, giữ chặt và lưu truyền.

Lăng vua Hùng được trùng tu khang trang e ấp giữa màu xanh cây cỏ – Ảnh: Sưu tầm

Về Đền Hùng tham gia lễ hội – Ảnh: Đinh Vũ

Ghé hang Lạng kỳ ảo giữa núi rừng đất Tổ – Ảnh: Sưu tầm

Du lịch Phú Thọ

Đăng bởi: Thịnh Vương

Từ khoá: Trở về vùng đất thiêng, nơi bắt đầu của lịch sử dân tộc Việt Nam

Cập nhật thông tin chi tiết về Điểm Danh Những Vùng Đất Ở Việt Nam Phủ Sóng Phim Trường Hollywood trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!