Xu Hướng 10/2023 # Dấu Hiệu Không Được Chủ Quan Khi Trẻ Bị Viêm Mũi Họng # Top 11 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Dấu Hiệu Không Được Chủ Quan Khi Trẻ Bị Viêm Mũi Họng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Không Được Chủ Quan Khi Trẻ Bị Viêm Mũi Họng được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản phổi, viêm phổi, viêm khớp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Pháp, cho biết viêm mũi họng rất dễ xảy ra ở trẻ, đặc biệt vào thời tiết đột ngột thay đổi.

Trong đó, nhiều trường hợp thường xuyên phải đi viện khám, thậm chí 2 lần/tháng. Mỗi lần điều trị đến 10 ngày mới khỏi, nhưng chỉ sau vài ngày, nhất là khi trời trở lạnh, trẻ lại tái phát.

“Viêm mũi họng tưởng chừng dễ nhận biết nhưng các mẹ không được chủ quan vì bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản phổi, viêm phổi, viêm khớp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S.pyogenes)”, bác sĩ Đức cảnh báo.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi họng

– Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39-40 độ C

– Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới)

– Nôn, đi ngoài phân lỏng

Dấu hiệu cần đi khám

Bác sĩ Đức cũng cảnh báo khi trẻ có một trong các biểu hiện sau, cần đưa trẻ bị viêm mũi họng cấp đi khám ngay:

– Sốt cao liên tục dùng thuốc và chườm ấm không hạ sốt

– Trẻ ho nhiều, thở nhanh, khó thở

– Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày

– Chảy mủ tai

– Không tốt lên sau 2 ngày điều trị

Nguyên tắc chăm sóc trẻ

Vẫn theo bác sĩ Đức, khi trẻ không may nhiễm bệnh, đừng quên chăm sóc trẻ thật tốt để bệnh không dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe:

– Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay cho trẻ bằng khăn mềm (khăn mới, sạch). Nếu dịch mũi đặc, có rỉ mũi, nên nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, rồi nhẹ nhàng dùng tay day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

– Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.

– Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày

– Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho hoặc thuốc trị ho Đông y (tùy theo tình trạng bệnh và độ tuổi)

– Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh, vệ sinh họng, miệng sạch

– Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước.

– Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.

– Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây: người lớn hoặc trẻ em bị bệnh.

Viêm Gan A: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Viêm gan A là gì?

Triệu chứng bệnh viêm gan A

Mệt mỏi: Hoạt động của gan bị suy giảm, các chất độc không được đào thải đúng cách khiến cơ thể trở nên uể oải, mệt mỏi và khó chịu.

Sốt nhẹ: Nếu người bệnh bị sốt nhẹ và kéo dài thì nên đi khám để kiểm tra xem liệu mình có bị nhiễm virus HAV hay không.

Biểu hiện ngoài da: Vàng da, vàng mắt là triệu chứng điển hình khi mắc phải tình trạng viêm gan siêu vi. Mức độ vàng da, vàng mắt tùy thuộc mức độ tổn thương gan. Bệnh nhân có thể ngứa da khi vàng da tắc mật nặng.

Đau cơ, khớp: Triệu chứng này khá ít gặp (chỉ chiếm khoảng 10%) nhưng lại thường là dấu hiệu cho thấy bệnh diễn biến nặng, phức tạp, cần được khám và điều trị kịp thời.

Không phải tất cả những ai nhiễm bệnh cũng đều biểu hiện các triệu chứng trên. Người lớn thường có các triệu chứng rõ ràng hơn trẻ em. Chỉ khoảng 10% trẻ nhỏ dưới 6 tuổi bị nhiễm virus viêm gan A có biểu hiện vàng da, trong khi đó, tỷ lệ các trường hợp bị vàng da ở trẻ lớn và người lớn nhiễm bệnh lên đến hơn 70%.

Nguyên nhân gây bệnh và con đường lây truyền virus viêm gan A

Con đường lây truyền virus viêm gan A

Con đường lây lan chủ yếu của virus viêm gan A là qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng), tức là ăn phải thức ăn hoặc sử dụng nước uống có chứa virus. Bên cạnh đó, loại virus này cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc gần gũi (quan hệ tình dục miệng-hậu môn) với người bị nhiễm bệnh. Cụ thể, một số trường hợp có thể làm lây lan virus như sau:

Ăn sống các loại động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc…) từ nguồn nước bị ô nhiễm

Sử dụng nguồn nước nhiễm virus viêm gan A

Quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus.

Ngoài ra, virus cũng có thể lây truyền qua đường máu, tuy nhiên khả năng lây lan theo cách này là rất thấp vì có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu người bệnh.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan siêu vi A

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan A, bao gồm:

Sinh sống, làm việc hoặc đi du lịch tại các khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan A cao

Sống cùng nhà với người bệnh viêm gan A

Sử dụng ma túy trái phép

Thường xuyên có quan hệ tình dục không bảo vệ, đặc biệt là quan hệ đồng tính nam

Mắc chứng rối loạn đông máu.

Đặc biệt, người bệnh cần sớm đi kiểm tra nếu có các triệu chứng của bệnh viêm gan A hoặc nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với virus viêm gan A gần đây nhưng chưa biểu hiện triệu chứng. Mặc dù viêm gan A không quá nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần thăm khám để bác sĩ loại trừ các tình trạng nghiêm trọng hơn.

Những biến chứng của viêm gan A

Không giống như các loại viêm gan siêu vi khác, viêm gan A không gây tổn thương gan lâu dài và không phát triển thành viêm gan mãn tính. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn sau 1 – 2 tháng điều trị. Virus gây bệnh cũng không tồn lại trong cơ thể khi đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuổi tác cao hoặc đang gặp các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, thiếu máu, suy tim ứ huyết…, bệnh có thể nặng lên, làm kéo dài thời gian điều trị.

Chẩn đoán bệnh viêm gan A

Để chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi A, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, cũng như xem xét tiền sử bệnh cá nhân. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể đặc hiệu của HAV trong máu.

Khi nhiễm virus viêm gan A, cơ thể người bệnh sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus này, gọi là anti-HAV (gồm 2 loại là IgM và IgG). Việc kiểm tra các kháng thể này giúp bác sĩ xác định tình trạng nhiễm virus HAV. (1)

1. Kháng thể IgM (Anti HAV-IgM)

2. Kháng thể IgG (Anti HAV-IgG)

Nếu hiện diện kháng thể IgG trong máu, người bệnh có thể đã nhiễm virus viêm gan A gần đây hoặc đã từng nhiễm nhiều năm trước đó. Sau khi kháng thể IgM biến mất, kháng thể IgG sẽ xuất hiện và tồn tại vĩnh viễn trong máu để bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của virus HAV.

Kết quả của các xét nghiệm này cũng cho biết người được xét nghiệm đã từng được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A hay chưa. Nếu bệnh nhân đã từng được tiêm vắc xin này và xét nghiệm cho kết quả dương tính với kháng thể anti-HAV nghĩa là vắc xin có hiệu quả.

Điều trị bệnh viêm gan A

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan A. Nếu nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với virus viêm gan A, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành tiêm vắc xin hoặc globulin miễn dịch viêm gan A để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Lưu ý rằng cách này chỉ phát huy hiệu quả khi người bệnh tiêm vắc xin sớm ngay sau khi tiếp xúc với virus (trong vòng 2 tuần).

Việc điều trị viêm gan A chủ yếu tập trung vào giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Cơ thể sẽ tự loại bỏ virus, đa số người bệnh sẽ khỏi bệnh và phục hồi trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm bệnh.

Tập trung nghỉ ngơi: Người bị nhiễm viêm gan A thường cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu và ít năng lượng hơn. Do đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều cho đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn.

Chăm sóc làn da: Một số người bị viêm gan A cảm thấy ngứa ngáy ngoài da dữ dội. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân nên giữ nhà cửa thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi và không tắm nước quá nóng.

Ăn nhiều bữa nhỏ: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì các bữa lớn sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Tránh uống rượu và sử dụng thuốc cẩn thận: Lá gan đang bị viêm có thể gặp khó khăn trong việc xử lý thuốc và rượu. Do đó, người bệnh viêm gan A không nên uống rượu, đồng thời thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn.

Tránh quan hệ tình dục: Người bệnh viêm gan A cần tránh tất cả các hoạt động tình dục để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho đối phương. Việc sử dụng bao cao su không đem lại hiệu quả phòng tránh lây nhiễm đối với căn bệnh này.

Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh: Rửa tay sạch sẽ theo đúng quy trình 6 bước của Bộ y tế không chỉ giúp ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan A mà còn bảo vệ người bệnh khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Không chuẩn bị thức ăn cho người khác: Người bệnh dễ dàng lây truyền virus HAV trong quá trình chế biến thức ăn. Do đó, bệnh nhân không nên làm điều này cho đến khi tình trạng viêm nhiễm hoàn toàn được chữa khỏi.

Phòng bệnh viêm gan A

Tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên

Người lớn có nguy cơ cao nhiễm HAV như:

Làm việc hoặc đi du lịch ở những nơi có tỷ lệ viêm gan A cao

Nhân viên phòng thí nghiệm có thể tiếp xúc với virus viêm gan siêu vi A

Đối tượng đang làm các công việc có nguy cơ phơi nhiễm cao như: cô nuôi dạy trẻ, hộ lý, y tá, nhân viên xử lý nước thải…

Người sử dụng ma túy trái phép

Người đồng tính nam hoặc lưỡng tính.

Ngoài ra, để hạn chế khả năng lây nhiễm viêm gan A, bạn cũng nên:

Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh

Tự gọt vỏ và rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả tươi trước khi ăn.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan A

1. Thời gian ủ bệnh của bệnh viêm gan A là bao lâu?

Theo WHO, thời gian ủ bệnh của viêm gan A thường từ 14-28 ngày. Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện từ 2 – 6 tuần sau khi bị phơi nhiễm và kéo dài trong khoảng 2 tháng, mặc dù một số người (khoảng 10 – 15%) có triệu chứng kéo dài đến 6 tháng.

2. Virus viêm gan A – HAV tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể được bao lâu?

3. Tôi có thể bị tái nhiễm virus HAV không?

Người bị nhiễm virus HAV có thể tái nhiễm với tỉ lệ 3-20%, thường xảy ra sau một thời gian ngắn (< 3 tuần) với triệu chứng lâm sàng tương tự trước đó, và thường nhẹ hơn.

Viêm gan A là căn bệnh dễ lây lan và có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm khi có biểu hiện hoặc nghi ngờ nhiễm HAV là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh xác định tình trạng viêm và mức độ tổn thương gan, kiểm tra để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng có biểu hiện tương tự cũng như hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị để nhanh chóng phục hồi.

Với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm, thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất mới, khang trang, chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp, quý khách hoàn toàn có thể an tâm và thoải mái trong quá trình khám chữa bệnh.

Chăm Sóc Da Thế Nào Khi Wax Lông Để Không Bị Viêm Nang Lông

Wax lông (Waxing) là gì?

Wax được hiểu là sáp, còn waxing là phương pháp tẩy lông. Wax lông (Waxing) là phương pháp loại bỏ lông khỏi nang lông, giúp làm sạch lông tạm thời trên bề mặt da và làm lông mọc chậm lại bằng cách sử dụng những dụng cụ như sáp và giấy dính. Sáp được dùng để tẩy lông thường được điều chế từ các sản phẩm tự nhiên (sáp ong, đường, acid thực vật…) nên ít gây kích ứng da.

Nguồn gốc của phương pháp wax lông này bắt nguồn từ thói quen của người Châu Phi và Châu Mỹ Latin,… Họ sử dụng những loại trái cây như cam, chanh, mật ong,… nấu cô đặc lại để tạo thành loại sáp có độ kết dính cao và sử dụng giấy dính để loại bỏ lông.

Cách chăm sóc da trước khi wax lông

Để giúp quá trình wax lông hiệu quả, bạn cần chú ý những điều sau trước khi thực hiện:

Theo dõi khi sợi lông có chiều dài từ 2mm-5mm. Đây là thích hợp nhất để tiến hành việc waxing.

2 ngày trước khi tẩy lông, hãy tẩy tế bào chết để làm sạch da.

Trước khi tiến hành tẩy lông, làm sạch cơ thể bằng cách tắm nhẹ nhàng với nước ấm để làm mềm da, loại bỏ dầu và mồ hôi. Không nên chà xát và tắm bằng nước nóng, làn da sẽ bị kích ứng. Không dùng body lotion sau khi tắm và trước khi waxing.

Da bạn trở nên nhạy cảm và dễ bị đau nhất vào khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt. Nếu có ý định tẩy lông vùng bikini, tốt nhất bạn nên thực hiện sau kỳ kinh nguyệt ít nhất 10 ngày.

Bạn có thể uống aspirin hoặc thuốc Tylenol 30-45 phút trước khi tẩy lông để làm giảm đau. Đối với các chị em, lần wax đầu tiên bao giờ cũng là đau nhất. Sau đó sẽ quen dần với cảm giác này.

 Sau khi tẩy lông

Sau khi hoàn tất việc wax lông, điều các chị em cần làm để cho da luôn an toàn đó là:

Sử dụng kem dưỡng ẩm: Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi wax có thể đem lại cảm giác xoa dịu. Tuy nhiên, kem dưỡng ẩm có thể làm tắc các lỗ chân lông vừa bị nở to trong quá trình tẩy lông.

Giải pháp cho vấn đề này: hãy chọn tinh dầu, gel hoặc kem lỏng, nhẹ, mát, không dầu (oil free), không chất tạo hương. Sử dụng tinh dầu chiết xuất từ nha đam lô hội, trà xanh hoặc hoa oải hương để chữa lành và kháng khuẩn cho các vết thương trên da.

Không nên đi bơi ngay sau khi tẩy lông: sau khi wax, da và các lỗ chân lông rất mẫn cảm. Nếu bạn đi bơi các hóa chất hồ bơi và nước biển mặn có thể làm nhiễm trùng da.

Không nên tắm bằng nước nóng: Một ngày sau khi tẩy lông, bạn không nên tắm nước nóng hoặc bước vào phòng tắm hơi vì hơi nóng sẽ gây kích ứng da.

Không nên dùng sữa tắm, xà phòng hoặc kem dưỡng da: Trong thời điểm này, lỗ chân lông đang nở to và có khả năng hấp thu hóa chất mạnh hơn. Bạn không nên tiếp xúc với chất tẩy rửa, nước hoa, hóa chất làm tóc trong ít nhất hai ngày.

Tẩy tế bào chết mỗi tuần một lần: Điều này sẽ giúp giảm tình trạng lông bị mọc ngược. Tuy nhiên, bạn hãy nên bắt đầu tẩy tế bào chết vào khoảng ít nhất 4 ngày sau khi tẩy lông.

Điều chỉnh cách phối đồ vài ngày đầu sau khi waxing: Bạn nên mặc quần áo mỏng, nhẹ, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt (đặc biệt là nội y). Không nên dùng quần áo bó vì sẽ chà xát khiến các vùng da, đặc biệt là vùng bikini bị đau rát, tấy đỏ, thậm chí là chảy máu. Ngoài ra, sự tích tụ của mồ hôi trở thành điều kiện sản sinh ra vi trùng.

Tránh để da tiếp xúc với các vật thể có nguy cơ lây nhiễm vi trùng:

Advertisement

Có thể ban quan tâm:

Wax lông tại nhà, liệu có nên hay không?

Bật mí 5 công thức wax lông tại nhà an toàn hiệu quả cho các chị em

Top 9 kem tẩy lông an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Giới Trẻ Quan Tâm Điều Gì Khi Đi Du Lịch?

Ngày xưa, nhắc đến du lịch ai cũng nghĩ đến ngay những khu nghỉ mát, khách sạn, nhà nghỉ, an nhàn tận hưởng giờ phút thư giãn, được ăn ngon, được mặc đẹp tung tẩy đi chơi, hay cao cấp hơn là những nơi xa hoa tiêu tốn cả mấy tháng lương cho một lần đi nghỉ. Nhưng thế hệ bây giờ đã khác trước nhiều lắm, giới trẻ không mấy quan tâm đến những điều mà cha mẹ họ thường làm khi đi du lịch, bây giờ, họ cần nhiều những thứ khác, và du lịch theo một cách mà đa số phụ huynh đều cảm thấy khó hiểu.

Giới trẻ quan tâm điều gì khi đi du lịch? – Ảnh: raywhite

1. CÔNG NGHỆ – CHẲNG HẠN NHƯ WIFI MIỄN PHÍ

Giới trẻ toàn cầu rất thích những nơi có công nghệ, đặc biệt là wifi để kết nối Internet thật nhanh và nhiều chỗ để sạc đồ điện tử hiện đại của họ, họ cũng thích những nơi cho phép họ sử dụng máy tính nối mạng ở điểm dừng chân. Ngày nay, công nghệ ngày một phát triển vượt bậc và hiếm có người trẻ nào chịu đứng ngoài sự phát triển ấy. Vì thế nên, họ đi đâu cũng mong muốn công nghệ của mình được ứng dụng hữu ích. Quay phim, chụp ảnh, check-in, GPS… nắm bắt công nghệ chính là nắm bắt cuộc sống.

Giới trẻ quan tâm đến công nghệ – Ảnh: gapyear

Công nghệ là một phần tất yếu của cuộc sống – Ảnh: Heo Bờ Rồ

2. MÔI TRƯỜNG

Không chỉ quan tâm đến địa điểm mình đi có đẹp không, có hoang sơ không, có nhiều dịch vụ lý tưởng không, giới trẻ bây giờ còn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường ở các điểm đến. Trước tình trạng tiêu cực của rất nhiều địa điểm đẹp trên thế giới đang ngày bị mai một bởi rác thải của con người, những phá hoại cố ý tại rất nhiều công trình kiến trúc vĩ đại… giới trẻ hiện nay đang truyền tai nhau câu nói “Không để lại gì ngoài những dấu chân, không lấy đi gì ngoài những bức ảnh”.

Người trẻ quan tâm đến môi trường – Ảnh: Heo Bờ Rồ

Chắc chắn nhiều lúc ta thấy chạnh lòng trước những núi rác, giẫm đạp vào thiên nhiên hoang sơ đẹp đẽ ta từng thấy trước đây, nhưng ta vẫn có thể yên lòng trước những hình ảnh dọn dẹp, bảo tồn hoàn toàn tự nguyện của lớp trẻ bây giờ. Quả thật vậy, ta vẫn còn có thể tin vào một ngày mai tươi sáng với môi trường trong sạch như vốn nó đã từng.

Ta hoàn toàn có thể tin vào một ngày mai tươi sáng – Ảnh: Heo Bờ Rồ

3. MẠO HIỂM HƠN THỜI CHA MẸ MÌNH

Nếu như cha mẹ họ chỉ thích nghỉ ngơi thư giãn khi đi du lịch, thì giới trẻ lại yêu những trải nghiệm hơn, và đi du lịch là một dịp thích hợp để thực hiện điều đó. Từ leo núi, trượt tuyết, chèo thuyền, lặn biển, vượt sông, thám hiểm hang động… bất cứ ở đâu có thể thỏa mãn những đam mê họ đều tìm đến. Họ không lao đầu mù quáng vào những trò mạo hiểm, họ học cách bảo vệ bản thân, học cách trải nghiệm an toàn để có những kỷ niệm đáng nhớ và có ý nghĩa.

Giới trẻ yêu mạo hiểm – Ảnh: Heo Bờ Rồ

Họ có những kỉ niệm đáng nhớ và ý nghĩa – Ảnh: Heo Bờ Rồ

4. GẶP GỠ NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI

Du lịch không đơn giản là chỉ đi với bạn bè, người thân, giới trẻ bây giờ có nhu cầu kết giao rất mạnh mẽ, họ yêu thích những hoạt động cộng đồng khác nhau trong chuyến đi, yêu thích những bữa tiệc mang đầy sự kết nối, cảm thấy hứng khởi khi được kết bạn với những người đa màu da, đa sắc tộc… nhưng đều chung một đam mê xê dịch và khám phá thế giới.

Giới trẻ yêu thích gặp gỡ những người bạn mới – Ảnh: Sưu Tầm

Đi để kết giao bốn phương – Ảnh: holidify

5. KHÔNG CẦN CHỐN ĂN NGHỈ SANG TRỌNG

Giới trẻ khá thực dụng, họ không cần ăn nghỉ ở những nơi sang trọng, họ muốn nếm thử món địa phương hơn là đến nơi nào đó chỉ để ăn món của nơi mình sống. Họ tìm kiếm sự mới mẻ, thích trải nghiệm những điều thú vị, thích thử nghiệm hơn là tự sống trong vòng an toàn ngay cả khi đang đi du lịch. Có thể những món ăn không hợp khẩu vị, nhưng họ biết họ thỏa mãn với thú vui yêu thích.

Không cần nơi ăn chốn nghỉ sang trọng – Ảnh: Redluna Tuấn

Không cần những nhà hàng xa hoa – Ảnh: Heo Bờ Rồ

6. KHÔNG TIÊU TỐN QUÁ NHIỀU

Không phung phí quá nhiều tiền cho một chuyến đi, họ ưu tiên những trải nghiệm hơn là cứ ăn dầm ở dề tại một nơi nào đó sung sướng. Họ thậm chí chịu share tiền phòng, ở những hostel cũ kỹ, chỉ để dành chi phí cho một hành trình mới nào đó đang chờ đón họ phía trước. Không quá kham khổ, chỉ là vừa đủ cho một chuyến đi để có thể đi tiếp một đoạn đường thật dài.

Người trẻ không tiêu tốn quá nhiều khi đi du lịch – Ảnh: tmb.ie

Tiết kiệm để đi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn – Ảnh: Redluna Tuấn

Giới trẻ bây giờ có suy nghĩ và lối sống rất khác với thế hệ trước, có cái tốt và cũng có cái xấu,quan trọng là chúng ta biết chỉ cho họ hướng đi đúng đắn, dõi theo họ, động viên họ trước những khó khăn. Và những người trẻ ạ, “đi là để trở về”, hãy đi thật xa để nhớ rằng nhà là đích đến cuối cùng trong mỗi cuộc đời chúng ta.

Đăng bởi: Ánh Trần

Từ khoá: Giới trẻ quan tâm điều gì khi đi du lịch?

Thực Hư Việc Lông Mày Dựng Là Dấu Hiệu Khi Mang Thai?

Lông mày dựng ngược là có thai?

Lông mày là dải lông màu đen, rậm và mảnh, nằm ở phía trên mắt, có chiều dài khoảng 4cm, độ đậm nhạt tùy vào cơ địa của mỗi người. Trung bình mỗi người có khoảng 250 – 1100 sợi lông nhỏ trong chân mày. Những sợi lông này có chức năng ngăn mồ hôi và bụi bẩn rơi xuống mắt.

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu phần chân mày nằm trên cùng đường thẳng với đầu mắt và cánh mũi dựng ngược lên thì đó là dấu hiệu của việc mang thai.

Tuy nhiên, nói về độ chính xác thì quan niệm này chỉ là kinh nghiệm được truyền miệng từ các bà, các mẹ thời xưa. Dấu hiệu lông mày dựng là có thai không được công nhận bởi công trình nghiên cứu hay căn cứ khoa học nào.

Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp lông mày bị dựng ngược là do bẩm sinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi cơ thể có cảm giác lo sợ hay đang trong một cảm xúc mạnh mẽ nào đó, phần lông mày cũng có xu hướng dựng đứng lên. Do đó, việc lông mày dựng lên trong các tình huống cụ thể thì không thể xem đó là dấu hiệu của việc mang thai.

Vì vậy, dấu hiệu lông mày dựng lên chỉ nên xem là một dự báo để bạn nghĩ tới việc mang thai, từ đó sẽ có định hướng tiến hành các bước kiểm tra có khoa học tiếp theo.

Các dấu hiệu mang thai khác

Ngực căng

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường có cảm giác bầu ngực căng hơn bình thường. Nguyên nhân của việc này là do khi có bầu, hormone trong cơ thể tăng cao và lưu lượng máu tập trung ở vùng ngực nhiều hơn.

Bên cạnh đó, trong thời gian này, đầu nhũ hoa cũng có màu sẫm hơn thường ngày.

Buồn nôn

Buồn nôn là một dấu hiệu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên. Đa số mẹ bầu thường nhạy cảm với mùi nên rất dễ buồn nôn. Với các trường hợp nghén nặng, mẹ bầu có thể bị buồn nôn trong suốt thai kỳ, chỉ kết thúc sau khi sinh con.

Đi tiểu nhiều

Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ phát triển dần dần và đè ép lên bàng quang. Tình trạng này khiến cho khả năng chứa nước tiểu của bàng quang giảm đi nên các mẹ bầu thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn. Dấu hiệu này càng rõ dần khi bào thai ngày càng lớn lên.

Ngáp liên tục

Theo thông tin từ Vinmec, trong giai đoạn mang thai đầu tiên, quá trình sản xuất hormone progesterone trong cơ thể sẽ tăng mạnh để hỗ trợ thai kỳ và giúp làm tăng các tuyến sữa cho con bú. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể làm cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, ngáp liên tục và thường xuyên buồn ngủ.

Chậm kinh

Chuột rút

Tình trạng chuột rút không chỉ xuất hiện ở thời gian đầu của thai kỳ mà có thể xảy ra xuyên suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mang thai, tử cung bị kéo giãn ra, mạch máu ở phần thân dưới bị chèn ép, gây ra tình trạng chuột rút.

Thân nhiệt tăng

Thân nhiệt cơ thể tăng bất thường là dấu hiệu của việc có em bé. Thông thường, thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng khoảng 0.5 – 1ºC. Vì vậy, ở trong cùng một môi trường, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy nóng bức và dễ ra mồ hôi hơn những người khác.

Nổi mụn, rôm sảy

Khi có bầu, hormone progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng, khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Việc này sẽ làm lỗ chân lông bị bịt kín, gây ra mụn nhọt, rôm sảy.

Đau bụng dưới

Khí hư ra nhiều

Khí hư ra nhiều hơn bình thường cũng là một dấu hiệu điển hình của mang thai. Thông thường, khí hư trong giai đoạn thai kỳ có màu trắng ngả vàng, mùi hăng nhẹ, không gây cảm giác ngứa hay khó chịu.

Hiện tượng này xảy ra có tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín và bảo vệ cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ.

Nguồn: Trang thông tin và cộng đồng Mẹ & Bé – MarryBaby, Vinmec

Nghẹt Mũi Ở Trẻ Nhỏ

Trẻ nhỏ có thể bị nghẹt mũi, tạo ra các âm thanh ồn ào đôi khi khó phân biệt là do tắc nghẽn ở mũi hay ở ngực. Tắc nghẽn ở mũi được nghĩ đến nhiều hơn nếu trẻ vẫn chơi giỡn và ăn uống bình thường. Ba mẹ có thể giúp trẻ giảm nghẹt mũi bằng cách sử dụng loại bóng cao su hút mũi để loại bỏ nhầy nhớt trong mũi. Một số cách khác như sử dụng máy tạo độ ẩm và nhỏ nước muối sinh lý cũng có thể giúp làm dịu khó chịu cho trẻ.

Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Bạn sẽ biết được nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và khi nào cần gặp bác sĩ. 

Trẻ nhỏ có thể bị nghẹt mũi nếu hít phải khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, vi-rút và các tác nhân kích thích khác. Cơ thể của trẻ sẽ tiết ra nhiều chất nhầy trong mũi và đường thở để bắt giữ và loại bỏ các tác nhân này.

Tiếp xúc với không khí khô và một số điều kiện thời tiết cũng có thể kích thích tiết ra nhiều chất nhầy và gây nghẹt mũi.

 Các nguyên nhân có thể gây nghẹt mũi ở trẻ nhỏ bao gồm: 

Hít thở không khí khô hoặc bị ô nhiễm.

Do thay đổi thời tiết 

Trẻ bị nhiễm virus, chẳng hạn như bị cảm lạnh

Vẹo vách ngăn 

Dị ứng với một số thành phần như phấn, mùi hương,…

Chú ý rằng tiếng nghẹt mũi có thể nhầm lẫn với khò khè do tắc nghẽn ở ngực. Tình trạng này thường do các nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

Hen suyễn 

Cúm 

Viêm phổi 

Viêm tiểu phế quản

Thở nhanh thoáng qua, thường xảy ra ở ngày thứ nhất hoặc thứ hai sau khi sinh

Ở trẻ nhỏ, tắc nghẽn ở mũi có thể khó phân biệt với tắc nghẽn ở ngực. Lí do là vì trẻ còn nhỏ và các vị trí trên đường thở không quá xa nhau.

Nếu trẻ chảy nước mũi và có nhầy nhớt trong mũi thì nhiều khả năng là trẻ thực sự bị nghẹt mũi. Trẻ nhỏ có khi phát ra âm thanh như bị nghẹt mũi, chẳng hạn như khi hít không khí khô, mà không phải đang bị bệnh. 

Nghẹt mũi

Tắc nghẽn ở ngực

Thở ồn ào

Thở nhanh, khò khè

Ngủ ngáy

Thở mệt

Gặp khó khăn khi cho ăn

Ho

Ho

Kén ăn

Chảy nước mũi, sụt sịt

 

Ba mẹ có thể giúp trẻ giảm nghẹt mũi bằng cách sử dụng bóng hút mũi hay các dụng cụ hút mũi. Đó là các bóng cao su mềm có thể hút nhầy nhớt ra khỏi mũi. 

Mọi người có thể tìm thấy các bóng hút mũi ở các nhà thuốc hoặc có thể mua online.

Ba mẹ có thể thực hiện các bước sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn: 

Tắm cho trẻ bằng nước ấm có thể giúp mũi thở thông hơn và làm cho trẻ ít chú ý đến nghẹt mũi hơn.

Nhỏ một hay hai giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi của trẻ.

Cung cấp độ ẩm cho không khí, chẳng hạn như dùng máy tạo ẩm.

Xoa bóp nhẹ nhàng sống mũi, trán, thái dương và gò má của trẻ.

Loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng hay ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách hút bụi, hút lông thú sạch sẽ, không hút thuốc lá, tránh đốt nến.

Dùng dụng cụ hút mũi hút nhẹ nhàng để làm thông mũi, đặc biệt là trước khi ăn. 

Lau sạch nhầy nhớt bằng khăn giấy hay vải khô, mềm.

Ba mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc cảm cúm. Nếu tình trạng nghẹt mũi nặng hay có các dấu hiệu nghi ngờ khác thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Phần lớn trường hợp nghẹt mũi ở trẻ nhỏ là nhẹ và sẽ tự hết trong vài ngày. Ba mẹ nên đi tư vấn bác sĩ nếu nghẹt mũi của trẻ là nặng và kéo dài, đặc biệt nếu nó ảnh hưởng đến khả năng hít thở của trẻ.

Cần đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có các dấu hiệu của bệnh lý hô hấp như:

Nhịp thở nhanh trên 60 lần một phút, ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ

thở nhanh hay khó thở khiến cho trẻ ăn kém.

Cánh mũi phập phồng, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp khó khăn để hít không khí vào.

Lồng ngực trẻ bị co kéo khi thở.

Rên rỉ sau mỗi nhịp thở.

Màu sắc da tím tái, đặc biệt ở quanh môi hay lỗ mũi.

Nghẹt mũi là thường gặp ở trẻ nhỏ và phần lớn chỉ kéo dài vài ngày. Nếu ba mẹ lo lắng, nghi ngờ về khả năng hít thở của trẻ thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể chẩn đoán được vấn đề và đưa ra điều trị hợp lý cho trẻ. 

Bác sĩ Trần Thanh Long.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Không Được Chủ Quan Khi Trẻ Bị Viêm Mũi Họng trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!