Xu Hướng 9/2023 # Dấu Hiệu Bệnh Trĩ: Liệu Bạn Có Đang Mắc Căn Bệnh Này? # Top 9 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Dấu Hiệu Bệnh Trĩ: Liệu Bạn Có Đang Mắc Căn Bệnh Này? # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Bệnh Trĩ: Liệu Bạn Có Đang Mắc Căn Bệnh Này? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu bệnh trĩ, chúng ta cần hiểu tổng quát về bệnh trĩ.

Bệnh trĩ theo dân gian gọi là bệnh lòi dom. Bệnh hình thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn. Hay y khoa còn gọi là sự phình tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn.

Trĩ là bệnh của hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch trĩ nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi.

Bệnh trĩ xảy ra khi có sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Các yếu tố có thể bao gồm:

Rặn nhiều khi đi cầu.

Ngồi lâu trên bồn cầu khi đại, tiểu tiện.

Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính.

Béo phì.

Phụ nữ mang thai

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Chế độ ăn ít chất xơ.

Một số dấu hiệu bệnh trĩ có thể có là:

Dấu hiệu thường gặp Đau rát, ngứa hậu môn

Đau rát, ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu bệnh trĩ. Hậu môn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển nếu không sạch sẽ. Từ đó gây đau rát và ngứa.

Khi bị ngứa hậu môn, bệnh nhân không nên sử dụng tay để gãi. Vì có thể khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng nước muối ấm để rửa hậu môn. Điều này góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm hậu môn và giảm nhẹ triệu chứng.

Chảy máu

Chảy máu hay cụ thể là đại tiện ra máu là dấu hiệu bệnh trĩ điển hình và dễ nhận biết nhất.

Nguyên nhân chảy máu là do các búi trĩ có niêm mạc mỏng và bị tổn thương khi va chạm với khối phân cứng khi đi qua hậu môn.

Ban đầu, máu sẽ chảy với số lượng ít. Bệnh nhân sẽ phát hiện khi thấy máu dính vào giấy vệ sinh. Trường hợp bệnh nhân sử dụng phương pháp rửa có thể không phát hiện trong giai đoạn này. Sau một thời gian, lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn, có thể chảy thành từng dòng, từng giọt.

Ở giai đoạn này nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu. Điều này gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể cho bệnh nhân.

Sa búi trĩ tại hậu môn

Dấu hiệu này thường gặp trong bệnh trĩ ngoại. Ở giai đoạn đầu bạn đã có thể thấy sự xuất hiện của các búi trĩ bên ngoài hậu môn. Ngược lại với bệnh trĩ nội thì phải tới những giai đoạn sau mới có hiện tượng sa búi trĩ.

Thông thường, các búi trĩ có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Nhưng sau một thời gian, chúng có thể sẽ tăng kích thước và trở nên ngoằn nghèo. Từ đó bệnh nhân có thể gặp tình trạng sa, nghẹt búi trĩ.

Triệu chứng toàn thân

Bệnh nhân có thể có một số triệu chứng toàn thân sau:

Thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến đau đầu, choáng ngất.

Sợ hãi mỗi khi đi đại tiện, hoặc không muốn đi đại tiện.

Căng thẳng, lo âu quá mức.

Dấu hiệu bệnh trĩ có thể phụ thuộc vào vị trí Trĩ nội

Trị nội được định nghĩa khi búi trĩ ở trên đường lược. Đường lược là đường hình răng lược chia 2/3 trên và 1/3 dưới của ống hậu môn. Nó là chỗ nối giữa phần cuối ống tiêu hóa và hậu môn. Đồng thời cũng là mốc ranh giới phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội không dễ nhận biết ở giai đoạn đầu do búi trĩ còn nhỏ nên không bị sa ra ngoài hậu môn. Tuy nhiên, khi bị mắc trĩ nội bệnh nhân có thể thấy một số thay đổi bất thường sau:

Đại tiện ra máu: thường là máu dính ở giấy vệ sinh hoặc dính ở phân. Lượng máu ban đầu ít, càng về sau lượng máu càng nhiều.

Đại tiện khó, ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng của bệnh trĩ nói chung. Càng để lâu các triệu chứng này càng rõ ràng. Chúng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Sa trĩ: từ độ 2 người bệnh có nguy cơ bị sa búi trĩ tuy nhiên búi trĩ vẫn sẽ tự co lên được. Ở độ 3, cần phải dùng tay đẩy búi trĩ lên.  Và độ 4 có thể sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn.

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại được định nghĩa là búi trĩ ở dưới đường lược. Trĩ ngoại sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Bởi vùng da trên búi trĩ có thể bị kích thích và bị loét. Hơn nữa, nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng.

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại hay gặp là:

Chảy máu khi đại tiện, sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát hậu môn là những triệu chứng của bệnh trĩ nói chung.

Sa trĩ: triệu chứng này dễ nhận biết và khá điển hình cho trĩ ngoại. Vì các búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn ngay ở giai đoạn đầu.

Bệnh trĩ không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh rất nhiều. Đa số bệnh nhân thường đến khám muộn vì còn e ngại. Nếu không được điều trị bệnh có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, khi thấy có dấu hiệu bệnh trĩ, bạn đừng ngại ngần mà hãy đến ngay các trung tâm, phòng khám để được tư vấn và điều trị.

Người Mắc Bệnh Hen Suyễn Có Nên Tập Thể Dục?

Hen suyễn là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến ống thở trong phổi của bạn. Nhưng ít ai biết tập thể dục có thể tác động tích cực đến căn bệnh này như thế nào.

Hen suyễn làm cho ống thở của bạn bị viêm và sưng, gây ra các triệu chứng như ho và thở khò khè. Điều này có thể gây khó thở.

Tập thể dục có ngăn được các triệu chứng của hen suyễn?

Một số bài tập thể dục có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn. Chúng tác động bằng việc làm phổi bạn khỏe hơn mà không làm tồi tệ tình trạng viêm nhiễm.

Cụ thể, các hoạt động này làm giảm thiểu các triệu chứng vì chúng:

Tăng sức bền: Theo thời gian, tập thể dục có thể giúp ống thở của bạn tăng khả năng chịu đựng. Điều này giúp phổi của bạn dễ dàng thực hiện các hoạt động mà bình thường vẫn khiến bạn mệt đứt hơi như leo cầu thang.

Giảm viêm: Mặc dù hen suyễn làm viêm ống thở nhưng tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tình trạng này. Nó làm giảm các protein gây viêm, giúp cải thiện cách mà ống thở phản ứng với việc tập luyện.

Cải thiện dung tích phổi: Bạn càng tập thể dục nhiều, phổi của bạn càng quen với việc tiêu thụ oxy. Điều này khiến cơ thể bạn dễ dàng vận hành quá trình hô hấp hơn.

Tăng cường cơ bắp: Khi cơ bắp của bạn khỏe mạnh, cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Tập thể dục cải thiện tình trạng tổng thể của tim, cải thiện lưu lượng máu và cung cấp oxy.

Tập luyện giúp bạn cải thiện chức năng của phổi và hệ tim mạch

Lợi ích của việc tập thể dục đối với người bị hen suyễn

Theo lời khuyên của bác sỹ, tập thể dục thường xuyên giúp người bị bệnh cải thiện tình hình bởi:

Dung tích phổi sẽ tăng lên

Thúc đẩy quá trình bơm máu đến phổi và tim

Cải thiện sức bền cơ thể

Giảm viêm đường thở

Cải thiện sức khoẻ tổng thể của phổi

Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp người bị hen có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh hơn.

Bài tập nào tốt nhất cho người mắc căn bệnh này?

Nhìn chung, các bài tập tốt nhất cho người bị hen suyễn bao gồm các đợt gắng sức ngắn. Các hoạt động nhẹ nhàng, cường độ thấp cũng rất lý tưởng. Những bài tập này không khiến phổi của bạn làm việc quá sức, vì vậy mà chúng ít gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Bơi lội

Không khí ẩm và ấm

Ít tiếp xúc với phấn hoa

Áp lực nhẹ nhàng của nước lên ngực

Tuy nhiên, những bể bơi được khử trùng bằng clo có thể gây ra triệu chứng với một số người.

Bơi lội là một bộ môn có tác động thấp phù hợp với người bị hen suyễn

Đi bộ

Đây cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời vì nó là hoạt động cường độ thấp. Hình thức tập thể dục này nhẹ nhàng, khiến bạn dễ thở hơn. Thoải mái nhất là đi bộ ngoài trời khi thời tiết ấm áp. Không khí khô, lạnh có thể kích thích hoặc làm tình trạng của bạn tồi tệ hơn. Bạn có thể sử dụng máy chạy bộ trong nhà.

Đi bộ đường dài

Đạp xe

Nếu bạn bị hen suyễn thì hãy thử đạp xe với tốc độ trung bình. Đây là một hoạt động nhẹ nhàng mà không cần nỗ lực liên tục.

Bạn cũng có thể sử dụng xe đạp cố định ở phòng tập.

Chạy đường ngắn

Nếu bạn thích chạy, hãy chọn các loại chạy cự ly ngắn như chạy nước rút. Nếu bạn mắc bệnh hen suyễn không kiểm soát được thì không nên chạy đường dài do bạn cần nỗ lực nhiều hơn.

Một số môn thể thao

Bóng chày

Thể dục nhịp điệu

Bóng chuyền

Golf

Bóng đá

Mẹo tập luyện khi bị hen suyễn

Bên cạnh việc chọn các hoạt động ít áp lực, bạn cũng có thể thực hiện một số mẹo sau để giảm các triệu chứng hen suyễn:

Sử dụng bình xịt định liều trước khi tập thể dục. Những loại dụng cụ hỗ trợ hít thở sẽ làm thư giãn ống thở, giúp bạn dễ thở hơn khi hoạt động thể chất.

Sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng lâu hơn. Nếu sử dụng bình xịt định liều trước khi tập luyện không cải thiện được tình trạng, bạn có thể thử thêm các biện pháp khác để làm giảm viêm đường ống phổi.

Tránh các môn thể thao mà hoạt động liên tục. Bóng rổ, bóng đá và chạy đường dài có thể gây khó khăn với phổi của bạn nếu bạn không kiểm soát được tình trạng hen suyễn của mình. Tránh chơi thể thao khi trời lạnh.

Những người bị bệnh hen suyễn nên tập thể dục thường xuyên. Với phương pháp phù hợp, hoạt động thể chất sẽ giúp ích rất nhiều cho căn bệnh khó chịu này.

Đăng bởi: Hải Nguyễn Thị

Từ khoá: Người mắc bệnh hen suyễn có nên tập thể dục?

Daflon 500Mg: Thuốc Dành Cho Người Bệnh Trĩ Và Suy Tĩnh Mạch

Tên thành phần hoạt chất: Diosmin + Hesperidin.

Thuốc tương tự: Hasanflon 500, Dosaff, Dacolfort.

Thuốc Daflon giúp tăng sự dẻo dai và làm bền thành mạch máu; thuốc giúp làm giảm tính thấm mao mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ mạch và kháng lực các mạch máu nhỏ, tăng cường thoát lưu dịch bạch huyết và ức chế các chất trung gian gây viêm. Do vậy, thuốc làm tăng cường hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ và các chứng suy tĩnh mạch.

Thành phần

Thành phần cho 1 viên:

Hesperidin: 50 mg.

Diosmin: 450 mg.

Nhờ vào các tác dụng trên, mà thuốc được chỉ định để:

Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của suy tĩnh mạch-mạch bạch huyết mạn tính vô căn hay thực thể với các triệu chứng biểu hiện ở chi dưới như:

Nặng chân.

Đau chân.

Chồn chân vào cuối ngày.

Phù, co cứng cơ ban đêm…

Điều trị các triệu chứng của cơn trĩ cấp và bệnh trĩ mạn.

Nếu có các dấu hiệu sớm và thường gặp của bệnh trĩ, bạn hãy thăm khám bác sĩ, bao gồm:

Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi.

Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.

Đau rát hậu môn thường trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.

Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn…

Có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác tùy theo sự thăm khám chỉ định của bác sĩ.

1. Cách uống thuốc Daflon

Daflon được dùng dạng đường uống. Thuốc được nên uống vào cuối các bữa ăn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc.

2. Liều dùng

Suy tĩnh mạch: mỗi ngày 2 viên, chia làm 2 lần, uống vào buổi trưa và buổi tối.

Con trĩ cấp: 4 ngày đầu mỗi ngày 6 viên, sau đó mỗi ngày uống 4 viên trong 3 ngày tiếp theo, điều trị duy trì với 2 viên/ngày.

Bệnh trĩ mạn: dùng liều 2 viên/ngày.

1. Tác dụng không mong muốn

Một số trường hợp dùng thuốc có gặp rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh thực vật nhẹ. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể không cần ngưng điều trị.

2. Có thể xảy ra tương tác gì khi dùng thuốc Daflon?

Chưa có báo cáo nào về sự tương tác của Diosmin với các tác nhân trị liệu. Hơn nữa, không thấy có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về các thông số xét nghiệm như số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, cholesterol, triglycerid, glucose (đường huyết) và men gan (SGPT, SGOT).

3. Ai không được uống thuốc Daflon

Biên tập bởi: YouMed

4. Thận trọng gì khi uống thuốc Daflon?

Cơn trĩ cấp: Nếu các triệu chứng trĩ không mất đi trong vòng 15 ngày, bạn nên hỏi lại ý kiến bác sĩ để được tiến hành khám và xem lại cách điều trị. Việc dùng thuốc không thay thế cho điều trị đặc hiệu chữa các bệnh chứng khác của hậu môn.

Suy tĩnh mạch mạn tính: bạn nên được hướng dẫn để biết cách phối hợp với liệu pháp tư thế. Bên cạnh đó, nên thay đổi các yếu tố có nguy cơ gây bệnh: tránh phơi nắng, nhiệt, hạn chế tình trạng ngồi hoặc đứng quá lâu. Thường xuyên vận động: đi bộ, bơi, đi xe đạp, nhảy. Với những người béo phì cần ăn uống và luyện tập để giảm bớt cân nặng. Mang vớ thun đặc biệt sẽ kích thích tuần hoàn máu.

Các nghiên cứu ở động vật cho thấy thuốc không có khả năng gây quái thai. Tuy nhiên, nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Không nên cho con bú trong thời gian điều trị (do chưa có nghiên cứu liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không).

Lái xe và vận hành máy móc: Bạn nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc khi đang dùng thuốc.

Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C.

Tránh ẩm thấp và ánh sáng trực tiếp.

Nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì của nhà sản xuất và để tránh xa tầm với của trẻ em.

Daflon là thuốc được chỉ định để điều trị bệnh trĩ và suy tĩnh mạch. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất. Hãy tìm ngay đến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết việc sử dụng thuốc cùng với các biện pháp hỗ trợ.

Bác Sĩ Giải Đáp: Mắc Bệnh Dị Ứng Thời Tiết Có Lây Không?

Bệnh dị ứng thời tiết có lây không?

Theo khảo sát ý kiến của một số bác sĩ khoa da liễu thì bệnh dị ứng thời tiết không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, những tổn thương trên da có thể sẽ lan tỏa trên diện rộng nếu bạn không điều trị kịp thời. Đặc biệt khi bạn tác động trực tiếp như gãi hay chà xát nhiều có thể làm cho các vết thương nặng hơn. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, nấm tấn công gây ra tình trạng viêm nhiễm. Khi vết thương đã bị viêm thường sẽ rất khó trị liệu hoặc để lại seo sau khi điều trị.

Dù bệnh dị ứng thời tiết không lây từ người này sang người khác nhưng bạn hãy luôn đề phòng vì có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh dị ứng thời tiết hoặc có một số trường hợp nó có thể tự phát bệnh.

Các nhóm đối tượng thường mắc bệnh dị ứng thời tiết

Dù bạn đang ở độ tuổi nào hay giới tính nam hoặc nữ thì bạn đề có thể mắc bệnh dị ứng thời tiết. Nhưng một số nhóm người sau đây sẽ có khả năng mắc bệnh dị ứng cao hơn và các triệu chứng đi kèm:

Những người có cơ địa dị ứng từ trước như dị ứng lông động vật, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc… Hoặc người đã có sẵn các bệnh nền biên da tiếp xúc, hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Nếu ở mức độ nhẹ thì chỉ có cảm giác ngứa, nổi mề đay, nhức mỏi nhưng nặng hơn thì khó thở và tức ngực từng đợt kéo dài.

Trẻ em hoặc người già có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch giảm. Do hệ miễn dịch yếu nên thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, tụt huyết áp, mẩn đỏ lây lan khắp cơ thể.

Phụ nữ khi mang thai thường có sức đề kháng với môi trường ngoài giảm so với bình thường nên có thường mắc bệnh dị ứng thời tiết. Bà bầu bị dị ứng thời tiết thường có các triệu chứng nổi mẩn đỏ kèm theo cơn ngứa ở lưng, vai và cánh tay.

Bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Tùy theo cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người sẽ có khả năng phục hồi là bao lâu. Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể sẽ biến mất sau 1-2 ngày nếu áp dụng phương pháp chăm sóc và điều trị hơn lý. Còn đối với các trường hợp mắc bệnh dị ứng nặng thì thường phải điều trị tại bệnh viện và có thời gian khỏi bệnh rất lâu. Bên cạnh đó còn có thể để lại di chứng về sau.

Bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Mọi người đều nghĩ căn bệnh này không mang nguy hiểm nhưng một số ca bệnh do chủ quan không đi khám bác sĩ đến khi bệnh trở nặng và dẫn đến tử vong. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến tim mạch, não gây sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong nên nếu có những triệu chứng bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Những Lỗi Chế Biến Salad Có Thể Bạn Đang Mắc Phải

Chế biến salad nhìn thì dễ nhưng thực chất chúng lại có rất nhiều lưu ý để tạo ra được món ăn trọn vẹn hương vị và dưỡng chất. Nếu muốn đảm bảo chất lượng cho món salad của mình, bạn hãy cố gắng không mắc phải những lỗi chế biến salad sau đây.

Một món salad ngon lành và giàu dinh dưỡng là lựa chọn tuyệt vời trong các thực đơn lành mạnh, đặc biệt là những người muốn tập gym hay giảm cân vì chúng giúp no lâu và cung cấp dưỡng chất cần thiết.

Không cần chế biến nhiều với lượng nguyên liệu đa dạng, bạn có thể thoải mái chuẩn những món salad mới và bổ dưỡng mỗi ngày, tiền đề là tránh được các lỗi chế biến salad thường gặp mà chúng mình sẽ giới thiệu trong bài viết này.

Lỗi chế biến salad: Lựa chọn thành phần 1. Dùng quá nhiều nguyên liệu mới

Lỗi thường gặp: Đây là một trong những lỗi chế biến salad phổ biến nhất. Vì salad là món ăn hỗn hợp với lượng nguyên liệu phong phú, dễ thay thế, bạn có thể vô tình trộn quá nhiều thành phần mới và đem lại hương vị không hòa hợp cho món salad.

Cách khắc phục: Nếu muốn thử những nguyên liệu lạ, bạn nên tham khảo công thức có sẵn với nguyên liệu đó hoặc thêm từ từ một loại mới trong mỗi lần chế biến salad để đảm bảo bạn muốn tiếp tục sử dụng nguyên liệu đó.

2. Không kiểm tra kết cấu salad

Lỗi thường gặp: Chỉ chọn các nguyên liệu cùng loại mà không đa dạng kết cấu, khiến món salad nhàm chán và nhạt nhẽo.

Cách khắc phục: Bạn nên chọn nhiều loại nguyên liệu có kết cấu khác nhau, ví dụ nhu cà chua khô, ớt ngâm hoặc mì ý để đi kèm với các loại rau.

3. Chỉ sử dụng rau xanh

Lỗi thường gặp: Chỉ dùng rau xanh mọi lúc sẽ dễ khiến bạn ngán ăn salad.

Cách khắc phục: Ngoài rau xanh, các rau củ khác như bông cải trắng cũng thích hợp làm nguyên liệu chính. Bạn nên kết hợp đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng.

Không nên chỉ dùng rau lá xanh làm salad

Lỗi chế biến salad: Sơ chế nguyên liệu 1. Dùng dao băm nhỏ rau

Lỗi thường gặp: Nhiều người thường mắc lỗi chế biến salad này vì thái nhỏ rau bằng dao khiến chúng dễ bị dập.

Cách khắc phục: Khi sơ chế rau xanh, hãy dùng tay tách rau chứ không dùng dao băm nhỏ, như vậy có thể tránh làm dập rau và giữ chúng tươi lâu hơn.

2. Cắt rau củ không đúng kích cỡ

Lỗi thường gặp: Salad thường được gắp theo miếng, nếu bạn cắt rau quá lớn hoặc kích thước không đồng đều sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn. Nếu rau củ bị cắt quá nhỏ, chúng sẽ dễ mất nước và khó gắp để ăn.

Cách khắc phục: Hãy cố gắng cắt rau lá xanh thành những miếng nhỏ vừa ăn, còn các loại củ như hành, dưa chuột thì xắt miếng nhỏ với kích cỡ đồng đều để mỗi lần gắp của bạn đều có đều kết hợp được nhiều nguyên liệu.

3. Dùng hành sống không sơ chế

Lỗi thường gặp: Cho trực tiếp hành sống vào món salad là lỗi chế biến salad rất ít người để ý. Thực chất hành sống rất hăng, có thể tạo mùi khó chịu ảnh hưởng hương vị món ăn.

Cách khắc phục: Bạn nên cắt hành tây rồi ngâm trong nước đá hoặc ướp với một chút muối trong 10 phút. Hai cách này có thể làm giảm mùi hăng và hương vị cay nồng của hành, giúp hành ngọt và ngon hơn. Bạn nên sơ chế hành đầu tiên rồi mới chế biến các nguyên liệu khác để sẵn sàng tất cả thành phần cùng một lúc.

4. Sơ chế rau củ nhiều nước trước

Lỗi thường gặp: Các loại trái cây, rau củ nhiều nước sẽ dễ bị úng trong quá trình bảo quản nếu được sơ chế quá sớm.

Cách khắc phục: Bạn nên sơ chế rau củ nhiều nước hay xắt nhỏ trái cây sau cùng và chỉ cho vào salad gần lúc ăn.

Trái cây nên được cho vào sau khi trộn salad

5. Mua nước sốt chế biến sẵn

Lỗi thường gặp: Chỉ mua một loại nước sốt dù tiện lợi nhưng lại có thể không phù hợp với nhiều loại salad khác nhau, lại khó đảm bảo thành phần dinh dưỡng. Đây không hoàn toàn là lỗi chế biến salad nhưng mua sẵn đôi khi sẽ có giá mắc hơn và không ngon bằng tự làm nước sốt.

Cách khắc phục: Học công thức làm sốt từ những nguyên liệu phổ biến để dễ chế biến bất cứ lúc nào. Hoặc dùng các nguyên liệu cơ bản như dấm, muối, nước cốt chanh, dầu ôliu và hạt tiêu.

6. Để nguyên cà chua bi

Lỗi thường gặp: Không cắt cà chua bi sẽ khiến món salad rời rạc, khó nhai nếu cà chua quá to.

Cách khắc phục: Cắt đôi hoặc cắt cà chua thành nhiều phần hơn để chúng thấm sốt và vừa miệng.

Sai lầm thường gặp khi trộn salad 1. Rưới nước sốt sai cách

Lỗi thường gặp: Nhiều người thường pha chế nước sốt salad rồi cho toàn bộ phần sốt vào một lần tại một vị trí để trộn. Đặc biệt là khi dùng nước sốt đặc, bạn sẽ khó trộn đều để tất cả nguyên liệu dính sốt – lỗi chế biến salad thường gặp nhất ở những người mới bắt đầu.

Cách khắc phục: Dùng muỗng cho từng lượng sốt nhỏ vào tô nguyên liệu, rưới sốt theo vòng tròn từ ngoài vào trong rồi trộn đều để kiểm soát hương vị dễ hơn.

2. Cho bánh mì giòn vào quá sớm

Lỗi thường gặp: Nhiều người thường có thói quen cho tất cả nguyên liệu vào cùng lúc, bao gồm cả bánh mì giòn. Độ ẩm và nước từ các thành phần khác sẽ khiến bánh mì bị mềm, thậm chí là nhão vì ngấm nước.

Cách khắc phục: Cất bánh mì giòn trong hộp kín hoặc để riêng và chỉ cho vào salad ngay trước khi ăn.

Rắc vụn bánh mì lên trên sau khi trộn salad để không ỉu bánh

3. Cho nguyên liệu nặng vào trước

Lỗi thường gặp: Cho các nguyên liệu nặng vào trước sẽ khiến chúng chìm xuống đáy, dễ bị ỉu và ngấm quá nhiều sốt.

Cách khắc phục: Bạn nên cho nguyên liệu nặng như các loại hạt vào sau khi đã trộn salad với sốt, giúp sẽ giòn và thấm sốt vừa phải.

4. Nếm riêng nước sốt trong lúc pha

Lỗi thường gặp: Nếm nước sốt để điều chỉnh hương vị là một việc tất yếu, tuy nhiên chỉ dùng muỗng để nếm riêng nước sốt có thể làm ảnh hưởng đến hương vị sau cùng.

Cách khắc phục: Bạn có thể chọn rau diếp hoặc một thành phần khác trong salad để chấm thử với sốt, như vậy sẽ giúp bạn gia giảm hương vị phù hợp hơn.

5. Thêm không đúng lượng nước sốt

Lỗi thường gặp: Các thành phần salad thường là nguyên liệu thô nên tạo cảm giác nhiều về mặt số lượng, khiến bạn khó ước chừng lượng sốt chính xác, đặc biệt là các loại nước sốt đặc. Ít nước sốt có thể làm món salad thiết hương vị, ngược lại quá nhiều có thể làm tốn nước sốt và khiến món ăn bị mặn.

Cách khắc phục: Đảm bảo rưới nước sốt đều khắp tô salad. Nếu bạn thấy nhiều vùng đọng lượng lớn sốt nghĩa là bạn đã cho quá nhiều. Lỗi chế biến salad này cần thời gian và kinh nghiệm để khắc phục nên bạn có thể điều chỉnh dần dần.

6. Trộn mọi loại rau cùng một lúc

Lỗi thường gặp: Nhiều người thường cho tất cả rau vào cùng một lúc để tiết kiệm thời gian và công sức nhưng chúng sẽ không thấm đều hương vị.

Cách khắc phục: Rau diếp, cải lông, xà lách có thể được trộn sốt khi gần ăn. Các thực phẩm như bắp cải nhỏ có thể trộn sốt trước vài giờ còn cải xoăn nên được thêm sốt ngay trước khi ăn.

7. Dùng tô trộn cỡ nhỏ

Nên dùng thố to để trộn salad tiện lợi hơn

Lỗi thường gặp: Chọn tô trộn quá nhỏ có thể không chứa hết các nguyên liệu và dễ khiến chúng rơi ra ngoài khi trộn.

Cách khắc phục: Bạn nên chọn tô hoặc thau kích thước lớn hơn so với tổng nguyên liệu để trộn dễ dàng hơn, thuận tiền kể cả khi bạn muốn tăng thêm nguyên liệu.

8. Dùng rau bị ướt sũng

Lỗi thường gặp: Dùng rau ướt nước có thể khiến nước sốt loãng và ảnh hưởng các thành phần khác.

Cách khắc phục: Sau khi rửa rau, bạn nên bảo đảm rau ráo trước khi trộn hoặc dùng giấy lau các loại rau dính nhiều nước như xà lách.

9. Trộn nước sốt quá sớm

Lỗi thường gặp: Trộn nguyên liệu với nước sốt quá sớm trước khi ăn khiến chúng dễ bị chảy nước và héo các loại rau.

Cách khắc phục: Bắt đầu trộn salad khi gần đến giờ ăn, hoặc chỉ trộn trước cho các nguyên liệu khó thấm. Nếu muốn làm salad bảo quản lâu và mang đi làm, bạn nên để riêng salad và chỉ trộn khi muốn ăn.

10. Không thêm gia vị cho salad

Lỗi thường gặp: Chỉ dựa vào nước sốt đôi khi không làm salad có vị giống ở nhà hàng.

Cách khắc phục: Kết hợp nước sốt với muối, tiêu và các loại rau thơm để tăng hương vị cho salad.

Các lỗi chế biến thường gặp thực chất rất dễ khắc phục. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng làm được những món salad thơm ngon phù hợp với chế độ dinh dưỡng mà không mắc phải những lỗi này nữa.

Đăng bởi: Thế Nguyễn

Từ khoá: Những lỗi chế biến salad có thể bạn đang mắc phải

Người Mắc Bệnh Lý Gan Mật Nên Có Chế Độ Dinh Dưỡng Như Thế Nào?

Bệnh lý gan mật là bệnh phổ biến hiện nay, làm suy giảm chức năng gan mật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý này nổi bật nhất là chế độ ăn uống sai cách. Như vậy một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là điều hết sức quan trọng mà bệnh nhân mắc bệnh lý gan mật cần nắm rõ để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả cao, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Tìm Hiểu Về Bệnh Lý Gan Mật Là Gì?

Gan là bộ phận đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng như lipid, glucid, protid, vitamin và khoáng chất, đồng thời có chức năng khử độc ra khỏi cơ thể.

Dịch mật lại là bộ phận giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn như chất béo, vitamin… Hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra một cách hiệu quả.

Gan mật đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cơ thể

Thông qua việc siêu âm bệnh lý gan mật, nếu có nghi ngờ các bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành thêm các xét nghiệm chức năng gan để nhận biết xơ gan, suy gan, cùng các bệnh lý gan mật khác để có phác đồ điều trị thích hợp.

Bệnh lý gan mật làm suy giảm chức năng gan, việc hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng cũng bị kém đi dẫn đến sức khoẻ của người bệnh bị giảm sút một cách nghiêm trọng.

Một số bệnh lý gan mật phổ biến là bệnh viêm gan, viêm túi mật, xơ gan, sỏi mật, ung thư gan… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm, nguy cơ dẫn đến biến chứng và tử vong rất cao.

Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Mắc Bệnh Lý Gan Mật

Nhìn chung, khi mắc bệnh lý gan mật thì việc thay đổi thói quen ăn uống theo hướng khoa học và lành mạnh là điều cần thiết. Trong chế độ ăn uống, trước tiên người bệnh cần nắm rõ nguyên tắc sau đây:

Hạn chế mỡ trong thức ăn

Việc hạn chế chất béo có hại là điều đầu tiên mà bệnh nhân mắc bệnh lý gan mật phải lưu ý. Khi gan bị tổn thương có nguy cơ dẫn đến thoái hoá mỡ gan.

Bệnh nhân mắc bệnh lý gan mật cần tránh xa thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Việc ăn quá nhiều chất béo sẽ khiến chức năng gan bị suy giảm một cách nhanh chóng, tăng lượng chất độc có trong máu, từ đó khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

Tăng cường thực phẩm giàu glucid

Trong gan có dự trữ một lượng glycogen, đây là một dạng chuyển hoá của glucid trong thức ăn giúp chống độc và khử độc cho cơ thể.

Khi gan bị tổn thương thì lượng glycogen cũng giảm đi. Chính vì thế, cần tăng cường những loại thực phẩm giàu glucid để tạo ra được nhiều glycogen. Bên cạnh đó, còn giúp làm chậm quá trình xâm nhập của lipid vào gan gây suy giảm chức năng gan.

Tăng cường thực phẩm giàu protein

Protein giúp làm giảm quá trình thoái hoá mỡ gan, bảo vệ chức năng gan. Một chế độ dinh dưỡng tăng cường protein rất có lợi cho bệnh nhân gan mật. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein như các loại thịt nạc không có mỡ, uống sữa, bổ sung các loại đậu đã được nấu nhừ.

Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Cho Bệnh Lý Gan Mật

1. Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Viêm Gan

Một trong những bệnh lý gan mật phổ biến nhất là bệnh viêm gan, bao gồm viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Tuỳ thuộc vào loại viêm gan sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân viêm gan cấp tính

Vào giai đoạn đầu của bệnh viêm gan cấp tính: Bệnh nhân gặp triệu chứng sốt kèm buồn nôn, hoặc có cảm giác buồn nôn: Nên dùng nước đường, nước ép hoa quả, hoặc có thể luộc rau lên rồi lấy nước để uống.

Nếu tình trạng buồn nôn kéo dài, người bệnh có cảm giác chán ăn cần bổ sung glucoza 20% nhỏ giọt qua tĩnh mạch.

Khi bệnh nhân đã hết sốt và buồn nôn: Vào giai đoạn này bệnh nhân nên dùng thức ăn lỏng, thanh đạm như cháo hoặc súp, phở, uống sữa tách bơ, sữa đặc có đường và bổ sung các loại hoa quả tươi.

Có thể sử dụng cháo lỏng khi tình trạng sốt và buồn nôn đã chấm dứt

Đối với giai đoạn hồi sức: Tiếp tục cho bệnh nhân uống sữa chứa nhiều protein và methionin nhằm tăng khả năng bảo vệ gan.

Thực phẩm thứ 2 nên bổ sung vào giai đoạn này là trứng. Trong trứng chứa nhiều protein và acid amin, nên dùng trứng gà tốt hơn trứng vịt, vì trứng gà có ít lipid hơn. Ngoài ra, nên bổ sung protein từ các loại thịt nạc, cá và đậu phụ.

Bệnh nhân nên chú ý việc ăn uống với những thực phẩm tốt cho gan vào giai đoạn này và theo dõi diễn biến bệnh sát sao vì không thể tiên lượng được diễn biến bệnh nên cần sự cẩn thận tối đa, cũng như phối hợp với bác sĩ trong điều trị.

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân viêm gan mạn tính

Đối với bệnh nhân viêm gan mạn tính, chức năng gan có thể suy giảm trong thời gian dài, thậm chí phải sống chung với tình trạng này cả đời. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng phù hợp và kéo dài rất quan trọng, ngăn ngừa chuyển biến xấu của bệnh.

Việc thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân viêm gan mạn, bên cạnh đó cần nắm rõ những lưu ý quan trọng trong việc ăn uống như sau:

Nên ăn thành nhiều bữa phụ để cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tránh ăn những loại hải sản như tôm, cua, ốc các loại… Vì những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ dị ứng.

Nên chọn những loại thực phẩm tươi mới để chế biến đặc biệt là cá và trứng.

Không nên dùng những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, quả bơ… Cách chế biến cũng rất quan trọng, nên hạn chế các món ăn chiên, xào.

Khẩu phần ăn nên bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột từ gạo, bột mì, khoai, ngô…

Bổ sung các loại trái cây có vị ngọt, mật ong, bánh ngọt rất tốt cho bệnh nhân viêm gan mạn tính.

Khi bệnh nhân bị viêm gan mạn tính sẽ có những đợt tiến triển, cần ăn theo chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân viêm gan cấp.

2. Chế Độ Dinh Dưỡng Đối Với Bệnh Nhân Xơ Gan

Đối với bệnh nhân xơ gan thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là một cách hỗ trợ điều trị cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp cải thiện tình trạng bệnh và phục hồi chức năng gan.

Xơ gan chưa cổ trướng (Xơ gan còn bù)

Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein theo công thức 1,5 đến 2g/ kg cân nặng/ ngày từ các loại thịt trắng như thịt lợn, thịt gà, cá, sữa đã tách bơ, trứng gà và giá đỗ. (Tương tự như bệnh viêm gan cấp).

Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo, món chiên, xào. Nên thế bằng chất béo có nguồn gốc thực vật như các loạt dầu hạt và tránh nấu thức ăn ở nhiệt độ cao.

Đường bột: Nên ăn các loại thực phẩm giàu đường bột như ngô, khoai, gạo, mật ong, các loại hoa quả ngọt cũng rất tốt cho bệnh xơ gan chưa cổ trướng.

Cần bổ sung đường bột từ thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân xơ gan

Chất xơ và vitamin: Bên cạnh đường bột thì cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, các loại củ quả có màu đỏ cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ…

Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng rất cần thiết cùng với các

loại

thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Xơ gan cổ trướng (Xơ gan mất bù)

Đối với xơ gan cổ trướng, bệnh nhân cần tuân theo những nguyên tắc sau:

Hạn chế việc nạp quá nhiều chất đạm, muối, tăng cường bổ sung từ rau và các loại hoa quả.

Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung các loại nước ép, hoa quả và đồ uống giúp nhuận tràng như trà hoa atiso, trà xanh…

3. Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Hôn Mê Gan

Giai đoạn cuối của bệnh lý gan chính là hôn mê gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Trong chế độ dinh dưỡng cần lưu ý những vấn đề sau:

Không nạp protein vào cơ thể qua các loại thực phẩm cũng như không truyền các dung dịch aminoacid vào cơ thể bệnh nhân. Nhưng việc truyền amino axit mạch nhánh lại có thể làm giảm hội chứng não do hôn mê gan gây ra.

Để hạn chế việc thoái hoá protein cần cung cấp nhiều năng lượng từ glucid và lipid khoảng 1700 – 1800 calo/ ngày.

Bổ sung vitamin B1, vitamin C thông qua đường tiêm.

Cần bổ sung thêm thuốc nhuận tràng.

Bệnh nhân sẽ phải truyền dung dịch glucose 30%,

1000ml

/ ngày và cả insulin với mức phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu cho thấy bệnh có tiến triển tốt, tiếp tục tăng thêm 20g protein/ngày. Nên ưu tiên bổ sung protein có nguồn gốc thực vật đặc biệt là sữa đậu nành và đậu xanh.

4. Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Túi Mật Và Ống Mật

Viêm túi mật cấp tính

Đối với bệnh nhân bị viêm túi mật cấp tính cần để túi mật có thời gian nghỉ ngơi nhiều, vì thế trong việc ăn uống cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo và protein, tốt nhất là nên loại bỏ hoàn toàn (sẽ khiến túi mật phải tăng cường co bóp).

Nên sử dụng các loại sữa đã tách bơ khi bị viêm túi mật cấp tính

Chế độ ăn phù hợp nhất là bổ sung glucid từ gạo, khoai, bột ngũ cốc, nước đường, nước luộc rau, sữa tách bơ, thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng và nên ăn nhạt.

Viêm túi mật mạn tính

Đối với bệnh nhân viêm túi mật mạn tính dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá, trong chế độ ăn uống cần lưu ý những vấn đề sau:

Hạn chế chất béo: Chất béo sẽ làm ảnh hưởng đến gan, cản trở bài tiết, gây đầy bụng.

Bổ sung protein: Bổ sung protein với lượng phù hợp từ thịt nạc không mỡ. Nên sử dụng thịt tươi nấu đơn giản không nêm mặn. Protein từ thực vật nên nấu kỹ, ninh nhừ hoặc nghiền nát để dễ tiêu hoá.

Bổ sung thức ăn giàu glucid giúp cơ thể dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, không nên ăn bánh kẹo chế biến từ socola,

cacao

và bánh ngọt. Các loại trái cây có vị ngọt và rau củ cũng nên bổ sung đầy đủ.

Bệnh nhân bị sỏi mật

Đối với bệnh nhân bị sỏi mật, trong chế độ dinh dưỡng cần lưu ý:

Hạn chế hoặc tránh xa các thực phẩm chứa cholesterol như dầu mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol.

Bổ sung các loại thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu chất xơ như rau và trái cây.

Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều tanin dễ gây ra tình trạng táo bón, tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột phát triển gây bệnh viêm túi mật, viêm tá tràng, dễ tạo sỏi mật.

Bổ sung trái cây giúp nhuận tràng vào khẩu phần ăn rất tốt cho bệnh nhân bị sỏi mật

Như vậy, đối với bệnh lý gan mật thì việc tuân theo một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp là điều vô cùng cần thiết giúp cải thiện chức năng gan mật. Từ đó, giúp việc điều trị bệnh có tiến triển tốt. Bệnh nhân nên nắm rõ nguyên tắc ăn uống và áp dụng theo từng loại bệnh để có kết quả phục hồi tốt nhất.

Để tìm hiểu thêm về Diag và thông tin sức khỏe, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Bệnh Trĩ: Liệu Bạn Có Đang Mắc Căn Bệnh Này? trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!