Bạn đang xem bài viết Có Nên Cho Trẻ Uống Sữa Thay Nước? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có nên cho trẻ uống sữa thay nước hàng ngày không?Trẻ cần đủ nước, dinh dưỡng để phát triển và duy trì sức khỏe. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ, nhưng có nên cho trẻ uống sữa thay nước hàng ngày không?
1Vai trò của nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của trẻ, giúp phân giải các chất dinh dưỡng. Cơ thể con người chiếm hơn 70% là nước, nên trẻ vẫn có nhu cầu uống nước như người lớn.
Nếu không đủ nước, sẽ làm cho thận của trẻ hoạt động nhiều hơn. Về lâu dài, sẽ gây các bệnh về thận.
Nếu trẻ đi tiểu ít hơn 5 – 6 lần, lượng nước tiểu ít hoặc nước tiểu có màu vàng, đặc, nặng mùi, chứng tỏ cơ thể trẻ đang thiếu nước.
2Tác hại khi trẻ uống sữa thay nước Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và bài tiếtUống quá nhiều sữa sẽ làm trẻ đầy bụng, khó tiêu, cơ thể không hấp thu được hết dưỡng chất.
Dư thừa canxi và protein do uống nhiều sữa, thêm vào đó không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, sẽ làm thận trẻ hoạt động quá tải.
Gây thừa cân, béo phì, chán ăn
Trẻ uống nhiều sữa sẽ liên tục cảm thấy no bụng, gây chán ăn, không ăn đầy đủ các thực phẩm khác dẫn đến cơ thể thiếu chất.
Bên cạnh đó, thừa năng lượng từ sữa cung cấp dễ gây bệnh béo phì ở trẻ.
Gây các bệnh về răng miệngCác lớp đường trong sữa tạo mảng bám ở răng. Về lâu dài, sẽ làm hư men răng của trẻ, gây sâu răng.
Sau khi uống sữa, nên cho trẻ súc miệng bằng nước để làm sạch răng miệng.
3Liều lượng sữa và nước nên dùng cho trẻ Lượng nướcTừ 6 – 12 tháng: Trẻ cần khoảng 200ml nước mỗi ngày.
Trên 1 tuổi: Lượng nước trẻ cần phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Trẻ dưới 10 kg cần khoảng 500 ml mỗi ngày. Còn trẻ trên 10 kg cần khoảng hơn 1 lít nước mỗi ngày.
Lượng sữa
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: mỗi ngày dùng 200 ml sữa kết hợp với 1 miếng phô mai và 1 hộp sữa chua.
Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: mỗi ngày dùng 250 ml sữa cùng với 1 miếng phô mai và 1 hộp sữa chua.
Trẻ từ 8 đến 9 tuổi: mỗi ngày dùng 200 ml sữa với 2 miếng phô mai và 1 hộp sữa chua.
Trẻ từ 10 tuổi trở lên: mỗi ngày dùng 200 ml sữa với 2 miếng phô mai và 2 hộp sữa chua.
Chọn mua sữa bột cho bé tại Bách hóa XANH:
Bách hóa XANH
Trẻ Đang Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Có Nên Cho Uống Sữa?
Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa có nên cho uống sữa? Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
– Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là tình trạng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… Chúng khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và suy nhược…
– Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa có rất nhiều: có thể do chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé không cân bằng, do thức ăn không phù hợp với độ tuổi, do sử dụng thuốc kháng sinh làm sụt giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hoặc do đổi sang loại sữa mới…
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa
– Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé, nên chế biến các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa, và không nên ép bé ăn uống theo chế độ bình thường lúc khỏe mạnh.
– Nêm tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị tốt.
Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa có nên cho bé uống sữa, sữa bột?Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa do đổi sữa mới
Mẹ nên ngưng ngay việc sử dụng loại sữa đó cho bé. Trường hợp bé vẫn còn bú mẹ thì tích cực cho bé bú thêm vì trong sữa mẹ có chứa nhiều nước và kháng thể sẽ hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng tiêu hóa.
Nên ngưng loại sữa mới nếu nó là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bé
Khi hệ tiêu hóa của bé đã tạm ổn định, mẹ có thể cho bé dùng lại loại sữa bé đã quen dùng, nhưng nên dùng chút một và theo dõi phản ứng của bé để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa lặp lại.
Do dùng thuốc, do chế độ ăn uống
– Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn cho bé, mẹ cần giảm tạm thời số lượng sữa động vật và đường lactozo trong sữa vì nó có thể khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
– Thực tế trong trường hợp này, không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn việc uống sữa trong khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, nhưng cần pha sữa loãng hơn và cho trẻ dùng chút một. Tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại sữa nào tốt nhất cho bé trong thời điểm hiện tại.
Cần thận trọng vì sữa động vật có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé tồi tệ hơn
Tóm lại, khi đang bị rối loạn tiêu hóa trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, chán ăn và đề kháng yếu hơn. Vì nguyên nhân gì mẹ cũng nên tạm ngưng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh việc uống thêm sữa khiến tình trạng bé trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
Nước Cất Là Gì Và Có Nên Uống Nước Cất Hay Không?
Nước cất là gì?
Chưng cất là quá trình khi bạn đun sôi nước, và sau đó ngưng tụ phần hơi nước sạch vào một chỗ chứa mới.
Việc chưng cất nước đã diễn ra hàng nghìn năm qua. Ban đầu nó được dùng để loại bỏ muối từ nước biển nhằm phục vụ cho mục đích uống nước.
Ngày nay, nó được áp dụng trong các công đoạn đòi hỏi nước sạch, không chứa khoáng chất. Ví dụ như trong phòng thí nghiệm, các bệnh viện, các trung tâm bảo trì ô tô và bể cá thủy sinh.
Cuối cùng thì nước cất cũng được tiêu thụ như một loại nước giải khát hoặc được dùng trong nấu ăn tương tự như nước đóng chai hoặc nước máy.
Tóm lại: Nước cất đã được loại bỏ các tạp chất. Nó thường được dùng trong phòng thí nghiệm, bệnh viện, ô tô, bể cá thủy sinh, pha chế bia cũng như dùng để uống thông thường.
Nước cất được làm ra như thế nào?
Quá trình làm ra nước cất rất đơn giản
Nước cất được sản xuất bằng cách đun sôi nước để tạo ra hơi nước, sau đó được làm lạnh và ngưng tụ lại thành nước.
Loại máy cất nước cho gia đình phổ biến nhất, được biết đến như một chiếc máy chưng cất đơn, làm nóng nước trong nồi đun cho đến khi nó bốc hơi.
Hơi nước được rút ra, sau đó làm lạnh và ngưng tụ lại thành dạng nước, các chất ô nhiễm có hại sẽ ở lại trong bồn chứa.
Cuối cùng, việc chưng cất đa tác động gồm nhiều buồng đun sôi được kết nối bằng nhiều ống và có thể cung cấp hàng triệu gallon nước cất mỗi ngày cho nhu cầu thương mại.
Tóm lại: Nước cất được sản xuất bằng cách đun sôi nước để sản xuất ra hơi nước, sau đó cô đọng chúng thành nước không có tạp chất và khoáng chất.
Các lợi ích của nước cất
Nước cất có thể có nhiều lợi ích hơn nhiều loại nước khác.
Nước cất không chứa hóa chất và chất độc
Hầu hết các quốc gia đều theo dõi nước máy để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt hóa chất và các chất hóa học khác.
Tuy nhiên, các mức an toàn chưa được thiết lập cho tất cả các chất hóa học trong nước, bao gồm một số loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Một nghiên cứu đã tìm ra 13 loại thuốc diệt cỏ trong nước uống từ một vùng nông thôn Hoa Kỳ, chỉ có 7 trong số đó ở mức an toàn (1).
Nồng độ thuốc trừ sâu và các loại chất hóa học khác trong nước máy sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lý và các cơ quan xử lý nước ở khu vực bạn sống.
Ngược lại nước cất không chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay hóa chất. Nó đơn giản là 100% nước tinh khiết.
Tóm lại: Nước cất không chứa hóa chất và các chất độc mà có thể tìm thấy ở nước uống thông thường.
Nước cất không có vi khuẩn và các loại vi trùng khác
Nước cất phù hợp để dùng hơn cho những bệnh nhân mắc các bệnh nhất định
Thỉnh thoảng, chúng có thể đạt đến mức không an toàn tạm thời khi nước vô tình bị nhiễm bẩn (7).
Tuy nhiên, ngay cả một lượng nhỏ vi khuẩn trong nước máy cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của những người có hệ miễn dịch yếu, ví dụ như một số bệnh ung thư nhất định hoặc mắc HIV/AIDS.
Tóm lại: Nước cất không chứa vi khuẩn hoặc các loại vi trùng độc hại xuất hiện trong nước uống thông thường với lượng nhỏ. Điều này làm nước cất phù hợp để dùng hơn cho những bệnh nhân mắc các bệnh nhất định.
Nước cất không chứa Clo
Trong vòng hơn 100 năm qua, clo đã được dùng làm chất khử trùng trong nước uống. Nói chung nó được cho là an toàn và có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi trùng và ngăn ngừa các bệnh lây lan thông qua nguồn nước
Tổ chức EPA đã đặt ra mức clo an toàn là 4mg/1 lít hoặc 4 phần triệu, việc này được giám sát cực kỳ chặt chẽ.
Hơn nữa, một số người nhận thấy mùi vị của nước chứa clo khá là khó chịu.
Nước cất không chứa clo hoặc DBP, mặc dù quá trình loại bỏ clo khác với quá trình loại bỏ các tạp chất khác.
Tóm lại: Clo và các chất DBP độc hại có trong nước uống thông thường với hàm lượng nhỏ. Nước cất không chứa clo và DBP.
Một số giai thoại về nước cất
Nước cất bị hiểu nhầm về nhiều mặt
Có một số giai thoại được truyền tai về việc uống nước cất.
Nước cất gây ra một số vấn đề sức khỏe bởi nó đã bị loại bỏ các khoáng chất
Ngoài việc loại bỏ các hóa chất và vi khuẩn, quá trình chưng cất cũng loại bỏ các khoáng chất trong nước.
Chẳng hạn trung bình ở Mỹ nước cung cấp 60 mg canxi trong khoảng 2 lít nước, chỉ bằng 6% RDI.
Ngược lại 1 ly sữa (244 gram) lại chứa 276 mg canxi, chiếm 28% RDI.
Nấu ăn bằng nước cất gây mất các khoáng chất
Nấu ăn với nước cất tinh chế không làm cho thực phẩm mất đi các khoáng chất hơn nước máy thông thường.
Nước cất làm hỏng răng và gây ra các vấn đề về răng miệng
Dù nước cất thiếu Flo nhưng việc đánh răng bằng kem đánh răng sẽ cung cấp đủ lượng Flo cần thiết. Không có bằng chứng cho thấy uống nước cất làm răng bị sâu hay xỉn màu.
Nước cất có tính axit quá cao
Tuy nhiên không có bằng chứng nào chứng minh việc này là có hại. Cơ thể người khỏe mạnh duy trì rất hiệu quả độ pH của mình.
Tóm lại: Một số nghiên cứu nói rằng nước cất đã bị loại bỏ quá nhiều khoáng chất, dẫn đến việc mất đi các chất có lợi trong quá trình nấu ăn, gây ra các vấn đề răng miệng và quá chua. Tuy nhiên các vấn đề này không được chứng minh bằng khoa học.
Có nên uống nước cất hay không?
Uống nước cất dường như không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe.
Mặc dù thế thì việc uống nước cất hay không vẫn là sự lựa chọn của cá nhân mỗi người. Tại thời điểm này, không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy rằng nó là tốt hơn hay tệ hơn các loại nước khác.
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Uống nhiều nước giúp bạn giảm cân như thế nào
Sau Khi Sinh Nên Uống Sữa Ông Thọ Không?
Bạn đang tự đặt câu hỏi “Sau khi Sinh nên uống sữa ông thọ không??” Hãy khám phá lợi ích và câu trả lời trong bài viết này với Nào Tốt Nhất.
Sau quá trình sinh, việc phục hồi sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Một trong những loại thực phẩm được đề xuất là sữa ông thọ – loại sữa tự nhiên giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem sau khi sinh, liệu việc uống sữa ông thọ có mang lại lợi ích gì không.
Sữa ông thọ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng quý giá và có khả năng giúp cơ thể phục hồi sau khi sinh. Thành phần dinh dưỡng đa dạng trong sữa ông thọ bao gồm protein, canxi, vitamin D, vitamin B12 và các khoáng chất quan trọng khác. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo mô cơ thể, và duy trì sức khỏe tổng thể.
Sữa ông thọ được coi là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vờNó giàu protein có chất lượng cao, cung cấp các axit amin cần thiết cho sự phục hồi và xây dựng mô cơ thể. Canxi trong sữa ông thọ giúp tăng cường sức khỏe xương và răng, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn sau sinh khi cơ thể cần phục hồi từ quá trình mang thaNgoài ra, sữa ông thọ còn chứa nhiều vitamin B12, giúp duy trì sức khỏe thần kinh và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào.
Việc uống sữa ông thọ sau khi sinh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người phụ nữ. Đầu tiên, sữa ông thọ giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho việc chăm sóc và nuôi con. Nó giúp cung cấp sữa mẹ giàu dinh dưỡng và tăng cường lượng sữa cho con bú. Sữa ông thọ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng phục hồi sau quá trình sinh.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa ông thọ không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ, nhưng nó có thể được sử dụng như một bổ sung dinh dưỡng cho việc cung cấp thêm protein và can
Sau khi sinh, việc cung cấp cho cơ thể các nguồn dinh dưỡng quan trọng là rất cần thiết. Sữa ông thọ là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng và giúp phục hồi sức khỏe sau quá trình sinh. Với thành phần dinh dưỡng giàu giá trị và những lợi ích mà nó mang lại, uống sữa ông thọ có thể là một phần quan trọng của chế độ ăn uống sau khi sinh.
Nào Tốt Nhất
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Cỏ Ngọt Là Gì? Có Nên Sử Dụng Cỏ Ngọt Thay Thế Cho Đường
Cỏ ngọt về cơ bản là không chứa calo và carbohydrates
Cỏ ngọt là chất làm ngọt tự nhiên được chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt. Vị ngọt của chúng đến từ các phân tử steviol glycoside, ngọt gấp 250–300 lần so với đường thông thường. Ngày nay cỏ ngọt đang được sử dụng trên toàn cầu nhằm mục đích giảm hàm lượng đường có trong thực phẩm và đồ uống.
Cỏ ngọt về cơ bản là hầu như không chứa calo và carbohydrates. Mặc dù nó ngọt hơn rất nhiều so với đường tuy nhiên chỉ cần bổ sung một lượng cỏ ngọt cũng nạp cho cơ thể rất ít calo hoặc carbohydrates, 1 muỗng canh cỏ ngọt chỉ cung cấp khoang 45 calo. Điều này có ý nghĩa cho chế độ ăn uống của những đối tượng mắc tiểu đường, những người cần phải lưu ý lượng calo nạp vào.
Mặc dù lá cây cỏ ngọt chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng hầu hết chúng sẽ bị mất đi khi cây được chế biến thành chất làm ngọt. Hơn nữa, vì một số sản phẩm cỏ ngọt có chứa thêm các thành phần bổ sung nên hàm lượng chất dinh dưỡng của các sản phẩm cỏ ngọt có thể khác nhau.
Cỏ ngọt có một số ưu và nhược điểm mà bạn sẽ cần phải cân nhắc. Chất tạo ngọt này không chứa calo và không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nó thường đắt hơn các sản phẩm thay thế đường khác trên thị trường. Và sau đây là những ưu điểm và nhược điểm của cỏ ngọt.
Lợi ích của cỏ ngọt
Cỏ ngọt không chứa calo nên là nó có thể giúp bạn giảm cân
Bởi vì cỏ ngọt chứa rất ít calo, hầu như không có nên là nó có thể giúp bạn giảm cân khi bạn sử dụng cỏ ngọt thay thế cho đường thông thường, cỏ ngọt cung cấp khoảng 45 calo mỗi muỗng canh, tương đương với 12 gam cỏ ngọt.
Trong một nghiên cứu ở 31 người trưởng thành về ảnh hưởng của cỏ ngọt, aspartame và sucrose đối với lượng thức ăn ăn vào, cảm giác no cũng như lượng đường và insulin sau ăn, đã báo cáo rằng những người được cho sử dụng cỏ ngọt (290kcal) ít ăn thêm vào bữa trưa và bữa tối của họ, mức độ no của họ tương đương với khi tiêu thụ lượng calorie sucrose cao (493kcal) và còn làm giảm đáng kể lượng đường sau ăn [1]
Cỏ ngọt cũng có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
Trong một nghiên cứu về tác dụng của thạch dừa được thay thế bằng cỏ ngọt đối với các phản ứng của Glucose, Insulin và C-Peptide trong máu ở 12 đối tượng khỏe mạnh, những người ăn món tráng miệng bằng thạch dừa với 50% cỏ ngọt và 50% đường có lượng đường trong máu thấp hơn 16% sau khi ăn so với những người ăn cùng món tráng miệng này được làm bằng 100% đường [2].
Trong các nghiên cứu về tác động của cỏ ngọt đối với chuột bị tiểu đường, cây cỏ ngọt đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy cảm với insulin (hormone làm giảm lượng đường trong máu bằng cách cho phép đường vào tế bào để sử dụng làm năng lượng) và làm giảm mức đường huyết [3] [4].
Nhược điểm của cỏ ngọt
Cỏ ngọt cũng có thể gây hại cho vi khuẩn đường ruột của bạn.
Mặc dù cỏ ngọt có nguồn gốc từ thực vật nhưng nó vẫn là một sản phẩm được tinh chế cao. Cỏ ngọt cũng có một dư vị đắng mà nhiều người có thể cảm thấy khó chịu. Vì lý do này, một số nhà sản xuất đã thêm các loại đường và thành phần khác để cân bằng hương vị. Tuy nhiên điều này sẽ làm giảm lợi ích dinh dưỡng của cỏ ngọt nguyên chất [8].
Các loại cỏ ngọt có trên thị trường thường thêm các chất khác vào, chẳng hạn như maltodextrin. Chất này có khả năng làm suy giảm phản ứng chống vi khuẩn của các tế bào của cơ thể và ngăn chặn cơ chế bảo vệ của hệ vi khuẩn đường ruột. Bản thân cỏ ngọt cũng có thể gây hại cho vi khuẩn đường ruột của bạn.
Trong một nghiên cứu về chất làm ngọt không dinh dưỡng có tác dụng kìm khuẩn và thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở chuột, rebaudioside A, một trong những glycoside steviol phổ biến nhất trong cỏ ngọt, đã ức chế sự phát triển của một chủng vi khuẩn đường ruột có lợi là chúng tôi tới 83%. Cũng như các chất làm ngọt khác, cỏ ngọt cũng có tác dụng kìm khuẩn chọn lọc trên hệ vi sinh đường ruột của vật chủ [9].
Hãy nhớ rằng vì cỏ ngọt chỉ mới phổ biến rộng rãi gần đây nên việc nghiên cứu về tác dụng lâu dài đối với sức khỏe của chúng vẫn còn hạn chế. Vì thế các chuyên gia khuyên rằng phải nâng cao kiến thức về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất ngọt nhiều và những rủi ro nhất định.
Cỏ ngọt có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn đường
Cỏ ngọt có ít calo và carbohydrates hơn đường vì thế nó đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn cho những người bị tiểu đường, người ăn chế độ ăn ít calo hoặc ít carb. Thay thế đường bằng cỏ ngọt cũng làm giảm chỉ số đường huyết trong thực phẩm (GI), có nghĩa là thức ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở mức độ thấp hơn. Trong khi đường có chỉ số đường huyết trong thực phẩm là 65 – 100, khiến lượng đường trong máu tăng nhanh sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe, thì cỏ ngọt không chứa carbohydrates nên không làm tăng lượng đường trong máu và do đó nó có chỉ số đường huyết trong thực phẩm bằng 0.
Cỏ ngọt có thể là một cách lành mạnh để thay thế đường
Cỏ ngọt hiện đang được sử dụng rộng rãi như một chất thay thế đường trong nấu ăn gia đình và sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất với cây cỏ ngọt là dư vị đắng của nó. Các nhà khoa học thực phẩm đang nghiên cứu phát triển các phương pháp chiết xuất và chế biến cỏ ngọt mới để có thể khắc phục điều này.
Advertisement
Trong nấu nướng, đường trải qua một quá trình độc đáo được gọi là phản ứng Maillard, phản ứng này cho phép thực phẩm chứa đường được caramel hóa và từ đó nó chuyển sang màu vàng nâu. Đường cũng là chất giúp hình thành cấu trúc và khối lượng cho các loại bánh nướng. Vì thế khi đường được thay thế hoàn toàn bằng cỏ ngọt, bánh nướng có thể không có hình dạng giống như phiên bản có đường.
Mặc dù sử dụng một lượng nhỏ cỏ ngọt có thể là một cách lành mạnh để thay thế đường, nhưng tốt nhất nên sử dụng ít đường và ít chất thay thế đường hơn vì chúng có thể đem lại những bất lợi cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên chọn các nguồn ngọt tự nhiên từ thức ăn, chẳng hạn như trái cây.
Nguồn: Healthline
Nguồn tham khảo
Effects of stevia, aspartame, and sucrose on food intake, satiety, and postprandial glucose and insulin levels
The Effect of Coconut Jelly with Stevia as a Natural Sweetener on Blood Glucose, Insulin and C-Peptide Responses in Twelve Healthy Subjects
Mechanism of the hypoglycemic effect of stevioside, a glycoside of Stevia rebaudiana
Increase of insulin sensitivity by stevioside in fructose-rich chow-fed rats
Antihyperlipidemic efficacy of aqueous extract of Stevia rebaudiana Bertoni in albino rats
Antihyperglycemic and Antihyperlipidemic Activity of Hydroponic Stevia rebaudiana Aqueous Extract in Hyperglycemia Induced by Immobilization Stress in Rabbits
Is triglyceride/HDL ratio a reliable screening test for assessment of atherosclerotic risk in patients with chronic inflammatory disease?
What are the best sweeteners for people with diabetes?
Non-nutritive sweeteners possess a bacteriostatic effect and alter gut microbiota in mice
Tại Sao Nên Uống Nước Cất (Distilled Water)?
Nước chỉ chứa hydro và oxy là nước tinh khiết, và đây là loại duy nhất mà máu và bạch huyết có thể sử dụng trong công việc của chúng. Cả máu và bạch huyết đòi hỏi nước tinh khiết để hỗ trợ các chức năng của chúng.
Nước thiên nhiên, mà chúng ta sẽ phân loại đến từ suối, giếng, sông, hồ, và từ các vòi nước, thi đầy các thành phần khoáng chất mà nó thu thập khi tiếp xúc với đất và đá.
Tất cả các khoáng chất trong cơ thể con người giống như các khoáng chất trong trái đất. Cơ thể của con người đã được tạo ra từ bụi đất. Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa các khoáng chất trong cơ thể con người và đất, không phải về phẩm chất, nhưng là về sinh khí, về sức sống mà các khoáng chất của đất không có.
Các tế bào cần thực phẩm chúng có thể sử dụng mà không bị co thắt đến chết! Những tế bào này phải được cung cấp các chất khoáng dinh dưỡng mà chúng cần để hoàn thành công việc.Chất khoáng mà một tế bào hoặc một nhóm tế bào không thể sử dụng, sẽ chỉ gây trở ngại cho chức năng của tế bào.
Các chất khoáng trong nước tự nhiên là chất thô và không có sức sống, là loại có chất lượng không phù hợp với nhu cầu của tế bào. Do đó, các tế bào không chấp nhận chúng, đẩy chúng đi, chúng trở thành chất cần được hệ bài tiết thải trừ ra ngoài, nếu không sẽ tích tụ nơi nào đó trong cơ thể.
Có giải thích cho rằng nước cất lọc các chất khoáng từ cơ thể ra ngoài, giải thích này hoàn toàn không chính xác. Nước cất không lọc ra ngoài chất khoáng của cơ thể, nó chỉ thâu thập và đưa ra ngoài những chất khoáng vô cơ mà tế bào từ chối không nhận, những chất khoáng này trở thành chất thải cản trở các chức năng thông thường của hệ thống.
Thực vậy, hãy thử uống không gì ngoài nước cất trong 2 hay 3 tuần. Và đi thử nghiệm phân tích nước tiểu trước khi uống, bạn sẽ ngạc nhiều về các cặn trong nước tiểu sau chỉ 3 tuần! Không gì có thể thay thế cho kinh nghiệm.
Tôi đã gặp Paul C. Bragg và muốn nói rằng đây là một người đàn ông tuyệt vời (mặc dù nay đã qua đời) đã làm rất nhiều cho nhân loại, trong việc giảng dạy sử dụng nước cất cho sức khỏe tốt hơn. Khi còn niên thiếu, Paul Bragg mắc bệnh lao. Các bác sĩ đã nói rằng bệnh ông vô phương cứu chữa. Cô y tá trẻ tuổi người Thụy Sĩ nói rằng ông có thể được chữa khỏi ở Thụy Sĩ. Cô đã đưa ông đến gặp tiến sĩ August Rollier. Ở Thụy Sĩ, ông đã được “tái sinh” chỉ với các phương pháp chữa bệnh tự nhiên, không có bất kỳ loại thuốc nào, chỉ có nước cất, dinh dưỡng tốt, tắm nắng, không khí trong lành (hít thở sâu) và thể dục.
1. Nước cứng (hard water). Nước được bão hòa với sắt, canxi, manhê, và nhiều khoáng chất vô cơ khác. Tất cả nước trong các hồ, sông, trên mặt đất, trong các giếng sâu, được phân loại như là nước cứng. (Nhiều hệ thống trong thành phố lấy nước từ sông, hồ, hồ chứa cung cấp nước từ núi; họ đã gọi sai nguồn cung cấp nước của họ là “nước mềm (soft water)” nhưng nó chỉ mềm khi so với nước cứng hơn.
2. Nước đun sôi (boiled water): Đun sôi giúp loại bỏ một số vi khuẩn, nhưng nó lại tập trung các khoáng chất vô cơ. Các loại mầm bệnh khác mà nước sôi không diệt được, được đem vào cơ thể cộng thêm với các loại khuẩn đã có sẵn để tiếp tục sinh sôi tăng thêm nhân số.
4. Nước mưa (rain water). Nước được cô đọng từ những đám mây. Giọt đầu tiên từ mây là nước cất. Nhưng khi nó rơi xuống thành mưa, nó hòa vào trong nó vi trùng, bụi, khói, các chất khoáng, chất phóng xạ stronti 90, chì và nhiều hóa chất khác trong khí quyển. Khi nước mưa tới mặt đất nó đã bão hòa với bụi và các chất ô nhiễm có thể có màu hơi vàng. Nước mưa được xem như máy để lọc không khí. Nếu không khí trong lành, chúng ta sẽ có nguồn nước mưa ít ô nhiễm cho nước uống của mình.
5. Nước tuyết (snow water). Đây là nước mưa đông lạnh. Đông lạnh không loại bỏ bất kỳ loại vi khuẩn nào. Tất cả các bông tuyết chứa nhiều chất khoáng cứng. Hãy thử làm tan tuyết sạch nhất, bạn sẽ tìm thấy nó bão hòa với bụi bẩn, khoáng chất vô cơ, vi khuẩn và vi rút.
7. Nước mềm (soft water). Nước này mềm khi so với nước cứng hơn. Nó có thể chứa nhiều khoáng chất và hóa chất, virút và vi khuẩn. Đừng nhầm lẫn với “nước được làm mềm (softened water).” Nước mềm có thể được phân loại như nước cứng hơn so với nước cất.
10. Nước chưng cất (distilled water). Đây là nước trước tiên được chuyển thành hơi để loại trừ tất cả các tạp chất của nó. Sau đó thông qua ngưng tụ, nó được trở thành nước tinh khiết. Nước cất là nước tinh khiết hoàn toàn, là loại nước duy nhất không bị chút nào ô nhiễm trên trái đất.
Sau khí oxy, nước là yếu tố quan trọng nhất cho sự sống còn của con người và động vật. Một người có thể làm mà không có thực phẩm trong năm tuần hoặc lâu hơn, nhưng không có nước, ông chỉ có thể sống qua một vài ngày. Thiếu nước càng lâu, các triệu chứng càng xẩy ra nhiều nơi cơ thể. Yếu đuối, mệt mỏi, khát nước và khô miệng là những dấu hiệu đầu tiên của sự mất nước. Mất cân và rối loạn tâm thần sẽ đến sau. Cá nhân trở nên bất hợp tác và ủ rũ. Má trở nên nhợt nhạt, đôi môi khô và hơi xanh. Da mất đi tính đàn hồi của nó. Mắt sâu trũng xuống. Lượng nước tiểu giảm, tỉ trọng tăng. Cuối cùng, hô hấp ngừng lại, mặc dù nhịp mạch và lưu thông nói chung có thể được duy trì tốt. Khối lượng máu được duy trì là nhờ nước trong các tế bào cơ thể. Hệ thống thần kinh trung ương chịu sự mất nước giống như các tế bào trong phần còn lại của cơ thể và là vùng đầu tiên cho thấy các thay đổi chức năng.
Làm thế nào nước đóng vai trò như “bôi trơn” của cơ thểNước là phương tiện cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ống tiêu hóa, nó là phương tiện trong đó thay đổi hóa học xảy ra làm nền tảng cho hầu hết các hoạt động của chúng ta, nó cần thiết trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc bôi trơn bề mặt các khớp. Thêm vào đó, nước hỗ trợ việc tiêu hóa, giúp hệ tuần hoàn thải trừ chất độc, điều hòa thân nhiệt, bảo vệ các khớp ma sát nhau, vv.
Nước thật qúy gía cho toàn bộ hệ thống của cơ thể con người. Vậy hãy khôn ngoan sử dụng loại tốt nhất. Dùng nước cất tinh khiết cho sức khỏe và hạnh phúc.
Lịch trình diễn thuyết cứng nhắc của tôi mỗi năm là đi đến hơn một trăm thành phố và nhiều quốc gia khác nhau, tôi thấy nước cất tiện lợi sẵn mọi nơi. Đối với điều này, tôi thực sự biết ơn, để có thể đi đây đó liên tục mà không phải dùng xe lăn, nạng, hay gậy chống.
Một số người trong chúng ta phải học kinh nghiệm đắt gía. Tôi hy vọng các bạn có kinh nghiệm dễ dàng hơn tôi, người phải chịu nhiều đau khổ trước khi thấy được ánh sáng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Cho Trẻ Uống Sữa Thay Nước? trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!