Xu Hướng 10/2023 # Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Bé Mọc Răng Hàm Không Chịu Ăn? # Top 16 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Bé Mọc Răng Hàm Không Chịu Ăn? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Bé Mọc Răng Hàm Không Chịu Ăn? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc khi bé đang trong độ tuổi mọc răng. Răng sẽ bắt đầu thay khi bé 6 tuổi, và sẽ cố định và giữ nguyên đến suốt đời. Những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu lú lên từ dưới nướu làm lộ ra những mầm răng – hình ảnh đầu tiên của mọc răng. Tùy mỗi bé mà thời gian bắt đầu mọc răng có thể sớm hoặc trễ, song răng mọc có trình tự nhất định.

6-12 tháng tuổi: răng cửa giữa mọc.

9-16 tháng tuổi: răng cửa bên mọc.

16-23 tháng tuổi: răng nanh mọc.

13-19 tháng tuổi: răng hàm 1 mọc.

22-24 tháng tuổi: răng hàm 2 mọc.

Mọc răng hàm có thể gây viêm sưng nướu, khi nhai thức ăn, bé phải cắn nhiều càng đè lên chiếc răng đau. Vì răng hàm to và diện tích lớn, nên khi mọc có thể gây khó chịu nhiều hơn.

Ở tuổi này, bé bắt đầu ý thức hơn về màu sắc thức ăn và món ăn. Do đó, thức ăn quá đặc hay không bắt mắt có thể làm bé không chịu ăn.

Đút trẻ ăn nhanh, liên tục tạo ra sự lo lắng cho trẻ. Bé không kịp thời gian để nuốt và nghỉ giữa mỗi muỗng ăn làm cho bé không cảm thấy hứng thú khi ăn.

Bé mất tập trung vì có đồ chơi, ca nhạc, tivi, không chú tâm vào việc ăn uống.

Nếu phụ huynh lo lắng về vấn đề bé mọc răng hàm không chịu ăn, hãy nhờ sự tư vấn của nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa. Một số mẹo sau có thể giúp cải thiện tình trạng của trẻ.

Cho bé ăn thức ăn phù hợp

Lựa chọn thức ăn đúng sở thích của bé giúp bé thoải mái hơn khi ăn uống. Điều này có thể giúp bé tạm quên đi cảm giác đau răng và hứng thú hơn khi ăn, kể cả khi bé mệt. Bạn có thể cho bé thử với nhiều loại thức ăn và nhiều màu sắc khác nhau gây thu hút.

Hơn nữa, việc này giúp bạn hiểu hơn về thói quen và sở thích ăn uống của trẻ. Song, cần lưu ý rằng, luôn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ các chất và luôn cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Nếu bé chỉ thích một loại thức ăn, bạn hãy trộn đồ ăn mới với món ăn cũ để bé không chú ý đến nó.

Không nên tạo áp lực cho bé

Mẹ nên đút bé từ từ nhưng không kéo dài thời gian ăn uống. Đừng dồn ép bé và nên có khoảng nghỉ ngắn giữa mỗi lần đút giúp bé có thời gian nuốt và ít phải tác động vào chỗ răng nướu đau thường xuyên. Cho bé ăn khi có dấu hiệu đói và dừng lại khi bé no.

Ăn lượng vừa phải, đút từng muỗng nhỏ, không nên cho ăn nhiều đồ ăn quá đặc. Bé có thể chạm vào thức ăn nếu muốn. Khi cho bé bú cũng nên bú chậm và luôn quan sát bé khi đang ăn. Không nên cho bé ăn trước giờ đi ngủ.

Tạo môi trường phù hợp

Không nên cho bé vừa ăn vừa chơi, xem tivi làm bé sao nhãng. Nên cho trẻ ăn trong phòng sáng, thoáng và ít người qua lại. Tuy nhiên, cũng không nên quá gò bó, bạn có thể đặt vài món đồ chơi ưa thích gần chỗ bé và nói chuyện với bé giúp bé thoải mái hơn.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Thỉnh thoảng nên mát xa nướu răng bằng cách dùng ngón tay bạn thoa nhẹ lên vùng nướu bé. Bạn phải rửa tay thật sạch trước đó. Cho trẻ cắn một chiếc khăn lạnh hoặc ăn trái cây lạnh giúp giảm cơn đau nướu. Khi cần thiết, bạn có thể đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chỉ định một số loại thuốc giảm đau. Cho bé chơi những loại đồ chơi cứng, dai và khử khuẩn thường xuyên, an toàn nếu bé cắn hoặc nhai.

Những cách xử trí trên có thể giúp cải thiện tình trạng bé mọc răng hàm không chịu ăn. Vấn đề ăn uống sẽ không phải là nỗi lo ngại nếu bé phát triển bình thường và tăng cân hợp lý theo độ tuổi. Song, trong một số trường hợp, phụ huynh nên cân nhắc đưa trẻ đi khám răng sớm nếu có một trong những triệu chứng sau:

Bé hay gãi, dụi mặt, má và tai – đây là vị trí của răng hàm mọc.

Chảy nước dãi rất nhiều.

Sưng đỏ, phồng rộp nướu răng.

Bỏ ăn, bỏ bú, bỏ chơi, khóc nhiều.

Cắn, nhai đồ vật thường xuyên.

Bé mọc răng hàm không chịu ăn tuy thường gặp nhưng không phải là khó trị. Quan trọng nhất, phụ huynh cần kiên nhẫn, quan tâm và dỗ dành trẻ nhiều hơn. Giúp bé vượt qua được giai đoạn này, các vấn đề trên sẽ giảm thiểu đáng kể. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy dẫn bé đến gặp bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

3 Việc Nên Làm Mỗi Ngày Để Hàm Răng Trắng Và Chắc Khỏe

Muốn có hàm răng trắng, chắc khỏe cần phải biết cách chăm sóc

Đánh răng theo đúng cách

Chúng ta đều biết phải đánh răng đều đặn 2 lần vào buổi sáng và tối để làm sạch răng. Nhưng thực tế không phải ai cũng biết cách đánh răng sao cho đúng. Bởi chỉ có đánh răng đúng cách thì bạn mới có được hàm răng trắng, chắc khỏe.Theo các bác sĩ nha khoa đánh răng đúng cách là bạn phải đánh đúng đủ 2 phút và phải nhổ hết chỗ kem đánh răng thừa ra khỏi miệng. Bạn cần phải đặt bàn chải ở góc 45 độ so với lợi và nhẹ nhàng di chuyển bàn chải theo hướng chuyển động tròn, không nên đánh răng theo hướng chuyển động tới lui.Bên cạnh đó, bạn còn cần phải chú ý đến cách cầm bàn chải. Phải cầm bàn chải chặt giống như cầm một cây bút chì nhưng khi đánh răng thì không được chà quá mạnh vì như thế sẽ gây tổn thương đến răng.

Không nên chà xát răng quá mạnh vì sẽ làm tổn thương răng

Dùng chỉ nha khoa

Đây là việc nên làm mỗi ngày nếu bạn muốn có được hàm răng trắng, chắc khỏe. Bởi chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn, mảng bám sau khi bạn đã ăn và các thức ăn bám ở trên răng.Đều đặn dùng chỉ nha khoa được coi là chiếc “chìa khóa” giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của răng miệng. Tình trạng răng bị ố vàng của bạn cũng sẽ cải biến một cách tích cực.Chú ý bạn không chỉ nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch phần giữa các kẽ răng mà còn cần dùng chỉ ở cả phần bên dưới của đường viền nướu, như thế mới có thể làm sạch các mảng bám.

Mỗi ngày nên đều đặn dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám

Súc miệng

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa chỉ là một trong những việc nên làm mỗi ngày để giúp bạn có được hàm răng trắng khỏe. Muốn duy trì được thành quả thì không thể thiếu việc súc miệng mỗi ngày.Vào buổi sáng và buổi tối bạn hãy đều đặn súc miệng để loại bỏ hết các vết bẩn, diệt hết các vi khuẩn và hỗ trợ làm trắng răng tốt hơn. Hãy chọn loại nước súc miệng không có cồn vì cồn sẽ làm khô các mô ở trong miệng khiến răng dễ bị vi khuẩn tấn công nhiều hơn.Một điều bạn cần lưu ý là hãy súc miệng vào những lúc không đánh răng và nếu đánh răng xong mà súc miệng sẽ khiến chất fluoride có trong kem bị rửa trôi đi.

Nên chọn loại nước súc miệng không có cồn

Mong rằng sau khi biết và áp dụng 3 việc nên làm mỗi ngày ở trên bạn sẽ có được một hàm răng trắng, chắc khỏe hơn.

Đăng bởi: Huyền Huyền

Từ khoá: 3 việc nên làm mỗi ngày để hàm răng trắng và chắc khỏe

Sữa Mẹ: Khi Nào Không Nên Cho Con Bú?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi trẻ bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả trẻ và mẹ. Nó có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi một số dị ứng và bệnh tật. Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ được khuyến cáo không nên cho trẻ bú mẹ.

Trước mỗi trường hợp, Bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể để xác định xem mẹ có tiếp xúc với môi trường, yếu tố di truyền, tình trạng sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh cũng như những vấn đề về kinh tế và hoàn cảnh gia đình, để cân nhắc chuyện mẹ có thể bắt đầu, dừng lại hoặc không bao giờ cho con bú sữa mẹ.

Một số trẻ được sinh ra có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khiến trẻ không tiêu hóa được các chất trong sữa mẹ. Vì vậy, cần có công thức sữa đặc biệt dành riêng cho những trẻ này để thay thế sữa mẹ.

Mẹ bị nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch ở người – HIV (Lưu ý: khuyến nghị về việc cho con bú và HIV có thể khác nhau tùy mỗi quốc gia).

Mẹ bị nhiễm virus herpes gây ra vết loét trên vú. Không cho trẻ bú cho đến khi vết loét được chữa lành. Mẹ có thể cho con bú trực tiếp từ vú không bị ảnh hưởng nếu tổn thương trên vú bị ảnh hưởng được che phủ hoàn toàn để tránh lây truyền.

Mẹ đang cần phải điều trị bằng các loại thuốc có thể tiết qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ như thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc trị ung thư và thuốc điều trị các bệnh lý miễn dịch. Cần tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn về vấn đề này.

Mẹ bị viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, vẫn có thể an toàn khi cho trẻ bú mẹ nếu trẻ được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 48 giờ sau khi sinh.

Mẹ bị viêm gan siêu vi C và đầu vú của mẹ bị nứt hoặc chảy máu.

Mẹ nghi ngờ hoặc xác nhận mắc bệnh do vi-rút Ebola

Mẹ bị Thủy đậu với sang thương ngoài da đã phát triển trong vòng 5 ngày trước khi sinh đến 2 ngày sau khi sinh. Cần cách ly mẹ và trẻ sơ sinh tạm thời để tránh lây truyền, trong thời gian đó mẹ có thể vắt sữa cho trẻ.

Mẹ bị lao phổi. Tuy nhiên, mẹ có thể cho trẻ bú mẹ nếu mẹ đang điều trị bệnh lao.

Mẹ đang sử dụng các chất kích thích như cần sa, cocaine, uống rượu hoặc hút thuốc lá trong khi cho trẻ bú. Nếu mẹ không thể ngưng sử dụng chúng, hãy tìm sự giúp đỡ từ các Bác sĩ. Những bà mẹ nghiện ma túy được ghi danh vào chương trình điều trị với methadone, sẽ được giám sát, nếu kết quả sàng lọc âm tính đối với nhiễm HIV và các loại thuốc bất hợp pháp khác vẫn có thể cho con bú).

Mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú sau khi tham khảo ý kiến ​​Bác sĩ để xác định khi nào không còn nguy cơ lây bệnh cũng như độc tính thuốc có thể gây hại cho trẻ. Trường hợp này, mẹ vẫn nên tìm cách duy trì việc sản xuất sữa mẹ trong giai đoạn tạm thời không cho con bú.

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm 

Có Nên Sử Dụng Miếng Dán Răng Để Làm Trắng Không?

Có lẽ sử dụng miếng dán làm trắng răng là cách làm đơn giản và khá phổ biến, nhưng không ai cũng nắm được thông tin về sản phẩm này.

Miếng dán làm trắng răng là sản phẩm có kết cấu dạng băng dính trong suốt nhưng bên trong miếng băng dính đó có chứa các hoạt chất hydrogen peroxide giúp loại bỏ những mảng ố vàng bám trên bề mặt răng giúp răng được trắng sáng hơn.

Các loại miếng dán trắng răng trên thị trường hiện nay:

Miếng dán trắng răng Crest 3D

Đây là miếng dán trắng răng có xuất xứ từ Mỹ, bán chạy số 1 tại Việt Nam hiện nay. Sản phẩm này nhận được đánh giá cao từ phía khách hàng bởi các thành phần lành tính được sử dụng trong kỹ thuật tẩy trắng răng tại nha khoa, mang đến hiệu quả trắng sáng vượt bậc.

Hộp 14 miếng dán trắng răng Crest 3D khoảng 550.000.

Miếng dán trắng răng Anriea 7 ngày

Miếng dán trắng răng Anriea đang làm mưa làm gió tại Đài Loan và cũng được nhiều khách hàng Việt lựa chọn. Thành phần chính của sản phẩm này là: Than hoạt tính, bột ngọc trai, dầu dừa,… cùng một số thành phần làm trắng răng, hạn chế tình trạng răng bị ê buốt.

Sản phẩm có giá chỉ 320.000 đồng/1 sản phẩm.

Miếng dán trắng răng Oral-B 3D WHITE

Được khách hàng đánh giá khá tốt về công dụng làm trắng răng, không khiến răng bị ê buốt khi sử dụng. Miếng dán trắng răng Oral-B 3D WHITE khoảng 500.000 đồng/14 gói.

Miếng dán trắng răng White Now

Đến từ thương hiệu LG Claren của Hàn Quốc giúp loại bỏ những mảng ố vàng, mảng bám cứng đầu trên răng và giúp răng nhanh chóng lấy lại màu trắng sáng. Sản phẩm nhận được 29 bằng sáng chế của nhiều quốc gia, với giá bán chỉ 250.000 – 360.000 đồng/1 hộp 8 gói.

Miếng dán trắng răng Whitening Strips Perlodent

Với công thức làm trắng răng không chứa peroxide, sản phẩm miếng dán trắng răng Perlodent không chỉ giúp làm trắng răng mà còn giúp bảo vệ men răng tối ưu chỉ sau 7 ngày sử dụng.

Giá bán sản phẩm khoảng 370.000 đồng/1 hộp 28 miếng.

Ưu điểm của miếng dán trắng răng

Tiện dụng: Thực sự nhỏ gọn nên bạn có thể dùng ở bất cứ nơi nào, bất cứ nơi đâu bạn muốn. Thậm chí bạn có thể sử dụng nó khi nấu ăn, xem phim,… không cần tốn thời gian đến các phòng khám nha khoa.

Hiệu quả nhanh: Sản phẩm này có công dụng nhanh chóng, chỉ sau khoảng 30 phút sử dụng là răng bạn đã bật tông nhẹ, khoảng 5-14 ngày là có hiệu quả làm trắng răng một cách rõ rệt.

Chi phí thấp: Miếng dán trắng răng có chi phí hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều người, đặc biệt là thấp hơn nhiều so với các phương pháp tẩy trắng răng nha khoa.

An toàn với sức khỏe người sử dụng: Nếu như bạn chọn mua được sản phẩm miếng dán trắng răng chất lượng, uy tín và sử dụng đúng cách sẽ không gây tổn hại cho răng hay sức khỏe.

Nhược điểm của miếng dán làm trắng răng

Làm hư hỏng răng: Nếu như bạn sử dụng sản phẩm miếng dán trắng răng không có xuất xứ rõ ràng, sản phẩm có thể chứa hóa chất độc hại sẽ tấn công vào răng làm hư hỏng răng, thậm chí là xâm nhập vào cơ thể gây hại cho sức khỏe.

Khiến răng bị ê buốt: Nếu như bạn sử dụng miếng trắng răng không đúng cách hoặc lạm dụng nó có thể làm tổn hại men răng, khiến men răng nhạy cảm và tạo ra sự tê buốt nhất định.

Không làm trắng triệt để cả 4 mặt: Miếng dán trắng răng chỉ có tác dụng tối ưu ở bề mặt mà không thể làm sạch hết các kẽ răng hay mặt trong của răng. Nhiều bạn có hàm răng khấp khểnh thì việc dùng miếng dán sẽ không mang lại được hiệu quả trắng răng như ý.

Mức độ trắng tương đối: Sử dụng miếng dán chỉ giúp làm trắng răng tới một mức độ nhất định vì nồng độ hoạt chất làm trắng trong thuốc chỉ có giới hạn.

Việc nên hay không nên sử dụng miếng dán trắng răng còn tùy thuộc vào từng trường hợp.

Bạn nên sử dụng miếng dán trắng răng khi:

Cần hiệu quả trắng răng một cách nhanh chóng vào một dịp đặc biệt nào đó.

Bạn muốn có được sản phẩm làm trắng răng hiệu quả hơn so với việc dùng các loại kem đánh răng thông thường.

Người hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, có hàm răng ố vàng, xỉn màu nặng.

Bạn không nên sử dụng miếng dán trắng răng khi:

Có men răng yếu, hay bị ê buốt răng, nhạy cảm.

Răng của bạn là răng sứ, bạn đang niềng răng, mới nhổ hoặc trám răng.

Dị ứng với một số thành phần của miếng dán làm trắng răng.

Đặc biệt phụ nữ, mang thai và trẻ em không nên sử dụng.

Sử dụng chanh

Sử dụng chanh để làm trắng da là cách mà nhiều bạn trẻ đang áp dụng hiện nay. Bạn chỉ cần cho vài giọt nước cốt chanh, pha thêm ít muối và chà hỗn hợp này lên răng rồi dùng bàn chải đánh răng giữ hơn hợp này trên răng khoảng 3-5 phút rồi súc miệng lại với nước lọc.

Thực hiện đều đặn 2 lần 1 ngày, sau 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Baking soda

Bạn lấy 1 lượng baking soda bằng hạt đỗ trộn với kem đánh răng sau đó dùng hỗn hợp này để đánh răng. Thực hiện cách này ít nhất 1 ngày 1 lần đặc biệt nên dùng buổi tối để loại bỏ mảng bám nhanh chóng hơn, răng bạn sẽ nhanh chóng trắng sáng trở lại.

Ngoài sử dụng baking soda để làm trắng răng, bạn có thể sử dụng bột trắng răng gọn lẹ, lại an toàn.

Nha đam

Dùng phần gel của lá nha đam chà trực tiếp lên các mặt răng để cho tinh chất thấm đều lên răng. Sau đó đánh lại răng với kem đánh răng và súc miệng thật sạch.

Advertisement

Bột trà xanh và muối

Bạn chỉ cần lấy 1 muỗng cà phê bột trà xanh trộn với 1/2 muỗng cà phê muốithêm 1 ít nước tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bạn dùng bàn chải đánh răng nhúng vào hỗn hợp này chà lên mặt trong và ngoài của răng để loại bỏ mảng bám, màu ố vàng. Sau đó súc miệng lại và dùng kem đánh răng đánh răng lại một lần nữa.

Thực hiện đều đặn cách này 2 lần/ngày, sau 2 tuần răng bạn sẽ bật tông trắng sáng.

Giúp Mẹ Trả Lời Có Nên Cho Bé Dùng Gặm Nướu Hay Không?

1. Gặm Nướu Cho Bé Là Gì?

Sản phẩm đồ chơi cho em bé sơ sinh gặm nướu, hay còn được biết là bộ cắn răng, dành riêng cho các bé vào thời kì mọc răng.  Mỗi miếng cắn răng được chế tạo với kích thước nhỏ và hình dáng thuận tiện. Đây là sản phẩm được thiết kế nhằm giải tỏa các cơn đau, ngứa lợi khó chịu của trẻ khi có dấu hiệu mọc răng. Việc sử dụng gặm nướu cũng rất đơn giản với thiết kế cầm tay nhỏ gọn, thuận tiện. 

Hiện nay vẫn có một số bố mẹ luôn thắc mắc có nên cho bé dùng gặm nướu hay không? Nhất là liệu chất liệu của sản phẩm có đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé hay không?

Đa phần chất liệu của sản phẩm gặm nướu cho bé đều là nhựa dẻo, hoàn toàn an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bởi thế nên mẹ có thể yên tâm, ngoài ra gặm nướu thường có màu sắc thu hút và đa dạng các mẫu thiết kế ngộ nghỉnh. Thiết kế sản phẩm cũng lại dễ cầm nắm vì thế gặm nướu đã trở thành một thứ đồ chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. 

2. Tác dụng của gặm nướu

Việc mọc răng là một cột mốc không thể tránh khỏi đối với bất kỳ đứa trẻ nào. Thời gian đó thông thường sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-12 tháng đầu tiên. Tuy nhiên tùy vào sự phát triển xương hàm khác nhau ở từng bé mà sẽ có những cột mốc khác nhau.

Bên cạnh các dấu hiệu mọc răng thường thấy xuất hiện ở trẻ như sốt, quấy khóc hay biếng ăn,… Trẻ còn thể hiện sự ngứa ngáy, khó chịu của mình bằng hành động đút tay lên miệng hoặc vớ lấy đồ vật xung quanh để gặm nhấm. Trong thời điểm đó, gặm nướu đóng vai trò thiết yếu được rất nhiều các bà mẹ bỉm sữa lựa chọn cho con.

3. Có nên cho bé dùng gặm nướu?

Ngày nay, đa số các mẹ bỉm sữa vẫn còn thắc mắc về việc có nên cho bé dùng gặm nướu hay không? Một số ý kiến cho rằng sản phẩm này không tốt đối với sức khỏe và sự phát triển răng hàm của trẻ. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi các ông bố bà mẹ lạm dụng quá nhiều vào ti giả.

Miếng gặm nướu sẽ phản tác dụng và gây hại khi trẻ tiếp xúc và sử dụng thường xuyên. Hậu quả làm cho xương quai hàm của trẻ phát triển lệch lạc đi. Ngược lại, nếu biết sử dụng đúng cách với tần suất phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao.

Khi cảm giác ngứa nướu dâng lên, trẻ thường có xu hướng thỏa mãn nhu cầu bằng thói quen đút tay vào miệng. Trong khi đó, tay lại là bộ phận ẩn chứa nhiều vi khuẩn độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Thế nên việc tìm kiếm biện pháp để sớm hạn chế, loại bỏ thói quen xấu này của trẻ là vô cùng quan trọng. Bộ gặm nướu vì lẽ đó đã trở thành công cụ thay thế hoàn hảo, là lựa chọn số một của gia đình.

7 tác dụng của gặm nướu

Massage lợi giúp xoa dịu kịp thời cơn ngứa của trẻ khi răng bắt đầu mọc. 

Hạn chế thói quen đưa tay hay các đồ vật khác trong tầm với vào miệng của trẻ. 

Luyện tập, cải thiện khả năng cầm nắm đồ vật cho trẻ.

Phát triển khả năng nhai và biết nhai của bé.

Kích thích các giác quan của trẻ bằng nhiều kiểu dáng, màu sắc sinh động từ đồ gặm nướu.

Bảo vệ lợi và xương hàm của trẻ bằng những bộ đồ chơi gặm nướu có chất lượng tốt.

Mang lại cảm giác thoải mái, vui tươi, kích thích sự tò mò của trẻ.

4. Lưu ý khi sử dụng gặm nướu cho bé

Gặm nướu là vật dụng mà bé thường hay tiếp xúc nhất. Vì thế, bố mẹ phải giữ cho miếng gặm nướu luôn sạch sẽ, khử trùng trước và sau khi bé sử dụng. Thông thường, sản phẩm phải được rửa lại kĩ càng bằng nước ấm hoặc thiết bị khử khuẩn chuyên dụng. Việc làm đó rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bố mẹ không nên cho con sử dụng gặm nướu quá thường xuyên. Điều đó sẽ khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào miếng gặm nướu, đồng thời đâm ra phản tác dụng.

Ngoài ra, sản phẩm cắn răng cần phải đáp ứng một số yêu cầu khác như sau:

Mỗi bé nên có một miếng gặm nướu riêng. Tránh trường hợp sử dụng chung với các bé khác để hạn chế các bệnh lây lan qua tuyến nước bọt. 

Mỗi miếng gặm nướu cần được thay đổi sau vòng 1-2 tháng. 

Ưu tiên các sản phẩm chính hãng, có xuất xứ từ chất liệu tự nhiên, an toàn.

Tùy vào kích thước miệng của bé mà bố mẹ cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp.

Câu hỏi có nên cho bé dùng gặm nướu hay không, đáp án còn tùy thuộc một phần vào tình trạng của bé. Tuy nhiên nếu đã quyết định chọn sản phẩm này bố mẹ nên chọn những nhãn hàng có nguồn gốc và nhãn hiệu rõ ràng. Tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ:

Tầng 2 Tòa nhà báo Đà Nẵng, 06 Đ. Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

Số điện thoại:

0877009473

9 Website Kiến Thức Nuôi Con Mà Cha Mẹ Nên Tham Khảo

Đây là website của báo Sức khỏe và đời sống – cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Website cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về y khoa nói chung và nhi khoa nói riêng với các chuyên mục khác nhau cùng lượng thông tin vô cùng phong phú và luôn được cập nhật một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Các bậc cha mẹ có thể tìm thấy những kiến thức bổ ích cho việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái trong các chuyên mục như các mẹ cần biết, dinh dưỡng, phòng mạch online,…

Chuyên mục dinh dưỡng sẽ là những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng trẻ em trong các thời kỳ, độ tuổi khác nhau mà cha mẹ nên nắm được để có những chế độ chăm sóc khác nhau phù hợp từng thời kỳ phát triển ở trẻ.

Bên cạnh đó, chuyên mục phòng mạch online là giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trong các lĩnh vực cho những câu hỏi của khán giả được gửi tới hòm thư điện tử của báo sức khỏe đời sống. Các bậc cha mẹ có thể gửi những câu hỏi về các căn bệnh của con em mình để các bác sĩ sẽ có lời giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Đến với chúng tôi bạn sẽ được tìm hiểu các thông tin đầy đủ từ quá trình chuẩn bị mang thai đến giai đoạn 40 tuần bầu bí, cách thai giáo và chăm sóc mẹ bầu khỏe mạnh. Sau khi sinh bạn có thể tìm hiểu các thông tin về chăm sóc trẻ, cuộc sống mẹ bỉm sữa, cách nuôi con khoa học, các bệnh thường gặp ở trẻ, bé đi mầm non, bé biếng ăn, bé học tiểu học,… Ngoài ra chúng tôi còn là một cộng đồng các mẹ bỉm với sự chia sẻ khoảnh khắc của con, cùng nhau hỏi và giải đáp các vấn đề đang gặp phải, các dịch vụ, shop cho mẹ và bé.

Không chỉ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, MarryBaby còn có một hệ thống Ứng dụng đa dạng và tiện lợi như Tính ngày rụng trứng, Nhật ký mang thai, Các giai đoạn phát triển của bé, Theo dõi cân nặng thai kỳ, Hình ảnh sự phát triển của thai kỳ, Lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ, Dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi, Tìm hiểu tâm lý trẻ, Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, Lịch tiêm phòng cho bé…Bên cạnh đó, sau khi đăng ký thông tin cá nhân, bạn sẽ được cập nhật các thông tin về giai đoạn phát triển thai kỳ hoặc sự phát triển của bé và nhiều thông tin hữu ích khác đúng với nhu cầu của bạn qua email cá nhân.

Trong mục “cha mẹ cần biết” sẽ là những bài viết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, triệu chứng hay cách phòng bệnh của hàng loạt căn bệnh ở trẻ em được các y, bác sĩ của bệnh viện nhi chia sẻ. Bên cạnh đó, trong chuyên mục này còn có những bài viết hay về cách nuôi dạy con, những kỹ năng cần thiết cho các bậc cha mẹ khi chăm sóc con cái được đội ngũ nhân viên của bệnh viện viết, dịch hoặc sưu tầm.

Trên trang của Afamily thường xuyên đăng tải, cập nhật những vấn đề tiêu điểm được người đọc cũng như các ông bố bà mẹ quan tâm như: Cách dạy con của người nổi tiếng, Hot mom đi sinh, Trầm cảm sau sinh, Nuôi con kiểu Nhật,… Ngay đầu trang sẽ hiện lên bảng giai đoạn cho các mẹ lựa chọn để việc tìm kiếm thông tin được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Trong chuyên mục Mẹ và bé, sẽ có các mục nhỏ như:

Giai đoạn mang thai và sau sinh: chia sẻ kiến thức về 40 tuần mang thai, dinh dưỡng thai kỳ, các rắc rối của mẹ bầu, thai giáo, các địa chỉ khám thai, chuyện đi sinh, cách tập luyện và thư giãn cho mẹ bầu, mẹ sau sinh.

Giai đoạn trẻ 0-1 tuổi: chia sẻ kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ và sữa công thức, các đồ dùng thiết yếu cho con, phát triển vận động và ngôn ngữ ở trẻ, cách chơi với con, các bệnh thường gặp ở trẻ.

Giai đoạn 1-3 tuổi: chia sẻ kiến thức về Cho con ăn, Phát triển chiều cao, Giúp bé tăng cân, An toàn cho bé, Tâm lý và cảm xúc của bé, Dạy con tự lập.

Giai đoạn Trẻ từ 3-6 tuổi: chia sẻ về cách Nuôi con, Phát triển thể chất và kỹ năng, Phương pháp dạy con, Chọn trường mẫu giáo cho con, Con vào lớp 1

Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể cùng con cái thử và trải nghiệm những món ăn ngon tại rất nhiều địa chỉ ăn uống uy tín được giới thiệu trên website, các mẹ cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong việc bếp núc tại website này.

Đăng bởi: Chuyên Vân

Từ khoá: 9 website kiến thức nuôi con mà cha mẹ nên tham khảo

Cập nhật thông tin chi tiết về Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Bé Mọc Răng Hàm Không Chịu Ăn? trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!