Xu Hướng 10/2023 # Cây Sao Đen: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà # Top 13 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cây Sao Đen: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Sao Đen: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây sao đen

Cây sáo đen có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được du nhập nhiều nước nhiệt đới như Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam,….Loài cây này thuộc chi Sao, họ dầu, tên khoa học của nó là Hopea odorata Roxb, tại nước ta nó có nhiều tên gọi như cây Sao, Mạy Khèn ( Lào), Sao Cát, Sao Bã Mía, Sao Nghệ, Mạy Khen Hua.

Ở nước ta, cây sao đen mọc tự nhiên trong các khu vực rừng rậm ở các tỉnh phía Tây Nguyên và Nam Bộ như Kon Tum, Gia Lai (Hậu Bổn, Cheo Reo), Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang (Phú Quốc)…và cả phía Bắc, nổi tiếng hàng sao đen được trồng từ thế kỉ XX tại Phố Lò Đúc, Hà Nội.

Đặc điểm, phân loại cây sao đen

Cây sao đen là cây thân gỗ lớn, thuôn dài, có kích thước đường kính thân 60 đến 80cm, chiều cao trung bình nằm khoảng 20 – 25cm, vỏ cây màu đen, có nhiều vết nứt dọc theo thớ khiến vỏ xù xì. Lá sao đen có hình trái xoan, dài chừng 7 – 17cm, mặt trên lá xanh bóng, có nhiều gân nổi, có túm lông hình sao gần nách lá.

Hoa của loài cây này có màu trắng, nhỏ nhắn, hình ngôi sao, thường mọc thành cụm khoảng 11 đến 12 nhánh, mỗi nhánh sẽ có 4 đến 6 bông, cây sao đen thường nở hoa từ tháng 2 đến tháng 3.

Quả cây sao đen hình trứng, có gân và lông mịn, lúc còn non sẽ có màu xanh lá nhạt, khi già sẽ thành màu vàng nâu, thường cây sao đen ra quả mỗi 2 năm/lần, thường rơi vào tháng 4 và tháng 7.

Cây sao đen là loại cây có tốc độ phát triển nhanh, chịu hạn tốt, ưa nước nhưng chịu úng kém, ít rụng lá. Cây hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nó cũng có thể phát triển nơi có thời tiết lạnh nhưng ra hoa hay quả sẽ ít hơn.

Cây sao đen ngoài có công dụng làm đẹp cảnh quan, điều hòa và lọc không khí ra thì loại cây này còn có giá trị kinh tế cao từ thân, nhựa đến vỏ cây đều có giá trị:

Gỗ sao đen thuộc nhóm gỗ có chất lượng cao, có khả năng chịu mối mọt và nấm mốc gây hại nên được dùng làm các vật dụng nội thất, dựng nhà, đóng tàu thuyền,…

Nhựa cây sao đen được ứng dụng trong công nghiệp làm sơn, vecni hay công thuốc ảnh. Hơn nữa, nó còn là nguyên liệu trong bài thuốc dân gian về chữa cầm máu hữu hiệu khi được nghiền ra thành bột, đắp vào vết thương.

Vỏ cây sao đen lại là vị thuốc trị các bệnh về sâu răng, viêm lợi, vỏ cây sau khi sơ chế sạch mang ngâm rượu nếp nồng độ 30 – 40 độ hay sắc thành nước sẽ thành dung dịch súc miệng hiệu quả.

Cách trồng cây sao đen tại nhà

Kỹ thuật nhân giống

Hiện nay, để trồng cây sao đen thì người ta sẽ dùng hai cách là gieo hạt và ghép cành. Tuy nhiên, người ta dùng cách gieo hạt nhiều hơn bởi nó tạo ra cây giống chất lượng tốt nhất so với các phương pháp nhân giống khác.

Cách dùng gieo hạt cây sao đen:

Bước 1 Chọn lựa hạt giống

Bạn lựa những quả sao đen ngả vàng, có đốm nâu ở hai cánh để dùng nhân giống. Trước khi gieo, bạn cắt hết phần thịt quả và bớt cánh, để lại 1 đoạn dài từ 1 – 2 cm.

Kế đến, bạn sẽ ngâm quả vào nước 2 tiếng rồi cho vào phần đất trồng đã chuẩn bị từ trước. Khi gieo hạt, bạn đặt phần đầu hạt có cánh hướng lên, khoảng cách giữa các hạt 15cm.

Bước 2 Chờ hạt nảy mầm và đem đi trồng

Chừng 3 – 4 ngày thì hạt sẽ nảy mầm, chờ thêm vài ngày để cây con ra rễ ổn định thì cho cây vào bầu đất. Đến khi cây đủ 12 tháng thì mang đi ươm trồng, lưu ý khi cây đạt chiều cao hơn 1m thì mới đi trồng.

Advertisement

Kỹ thuật trồng

Trồng cây sao đen khá dễ dàng, không phức tạp. Thời điểm tốt nhất để trồng cây là khoảng tháng 5 đến tháng 7. Loại đất phù hợp trồng loại cây này là đất đỏ bazan, hoặc đất với tro, mùn dừa, phân chuồng cũng được. Độ pH của đất luôn nằm mức 4.5 tới 5.0.

Hố trồng cây phải lớn hơn bầu cây chừng 25 đến 30cm, khi trồng nhớ tưới nước thường xuyên và che nắng khi còn ươm giống. Trước khi trồng thì bạn nhớ cắt bớt cành, cắt hết lá để cây sinh trưởng nhanh hơn.

Cách chăm sóc cây sao đen

Khi chăm sóc cây sao đen, bạn cần tưới nước lượng nước vừa phải để đất luôn có độ ẩm, đừng tưới quá nhiều ngay gốc sẽ làm cây bị ngập úng, cây hư rễ. Ngoài ra, bạn cũng bón phân hữu cơ hay NPK cho cây định kỳ.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sao đen

Trong 3 năm đầu bạn nên làm cỏ và vun xới gốc cây 2 – 3 lần/năm, nhất là vào đầu và cuối mùa mưa để cây đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm phát triển, tránh sâu bệnh. Khi cây 8 đến 10 năm tuổi, bạn nên tỉa cành, mở tán cây để cây sinh trưởng tốt và dáng đẹp hơn.

Bên trên là một số thông tin thú vị và bổ ích về cây sao đen, mong qua bài viết trên các bạn có thêm cái nhìn khác về loài cây che bóng mát hữu ích và thân thuộc này.

Cây Ngâu: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa cây ngâu

Cây ngâu hay còn được gọi là ngâu ta, thuộc họ xoan, chi gội và tên khoa học là aglaia duperreana. Cây ngâu có nguồn gốc từ chính Việt Nam, tuổi thọ hàng trăm năm, dễ trồng ở cả những khu vực ưa sáng, ưa ẩm, bóng râm hay chịu hạn, chịu úng kém, đồng thời còn mang vẻ đẹp tinh tế nên sớm đã được du nhập đến nhiều quốc gia ở châu Á.

Ý nghĩa phong thủy

Theo quan niệm của phong thủy, cây ngâu đóng vai trò như một chiếc bình phong chấn thủy của cả căn nhà, giúp ngăn chặn và xua đuổi những làn khí xấu, tà ma, ngược lại còn thu hút thêm nhiều may mắn, vượng khí tốt và đồng thời cũng cân bằng nguồn năng lượng các mệnh của mọi thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, với sức sống dẻo dai, dồi dào và cành lá um tùm, xum xuê, cây ngâu sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc, sung túc, ngoài ra còn giúp cuộc sống gia đình thêm an yên, hòa thuận và gắn bó với nhau, từ đó đem đến cho các thành viên trong nhà một tinh thần sảng khoái và dồi dào năng lượng để chinh phục các mục tiêu riêng.

Đặc điểm phân loại cây ngâu

Cây ngâu cao dao khoảng 1 – 7m, thường mang nhiều cành nhánh và tạo thành bụi. Lá cây ngâu là lá dạng kép, có màu xanh thẫm bắt mắt, hình bầu dục và hơi nhọn về phần đuôi. Đồng thời, lá của cây mọc xen kẽ nhau, mặt lá nhẵn bóng, viền nguyên vẹn mà không có răng cưa, khi mọc thì tạo thành một tán dày, um tùm và rất đẹp mắt.

Cứ độ khoảng tháng 4 – tháng 9 mỗi năm, cây ngâu sẽ nở những đóa hoa nhỏ nhắn ở phần nách lá, chỉ lớn khoảng 2mm và thường mọc thành các chùm dài từ 5 – 10cm, mang màu vàng tươi xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Ngoài ra, quả của cây ngâu có màu đỏ hoặc cam, kích thước cũng khá nhỏ và thường khó kết trái.

Là nguồn giá trị kinh tế cao

Chính nhờ đặc điểm dễ trồng, vẻ đẹp tinh tế và có ý nghĩa phong thủy đặc biệt, cây ngâu được rất nhiều người chơi cây cảnh cả trong và ngoài nước yêu thích, thường hay sử dụng trong nhiều công trình công cộng hoặc để trưng bày ở trong nhà, trong công ty,… từ đó giúp mang lại một nguồn kinh tế, thu nhập lớn cho người nông dân.

Trang trí khuôn viên nhà cửa

Như đã nói ở trên, vì mang hình dáng thanh lịch và có thể thu hút nhiều vượng khí tốt cho gia chủ, cây ngâu thường được dùng để làm cây cảnh trang trí cho khuôn viên nhà, giúp không gian xung quanh nhà bạn trở nên bừng sáng, thêm sinh động, nhiều sức sống và đồng thời cũng thu hút nhiều luồng khí tốt cho gia đình bạn hơn.

Có khả năng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền phương Đông, hoa ngâu và lá ngâu khi kết hợp cùng nhiều vị thuốc dân gian khác thì có thể điều trị được nhiều bệnh như tăng huyết áp, đau nhức xương khớp, chứng bế kinh,… Đồng thời, hoa ngâu cũng có khả năng làm suy giảm căng thẳng, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn cách rất tự nhiên, hiệu quả.

Cách trồng cây ngâu tại nhà

Vật dụng cần có

1 cành cây ngâu dài khoảng 15 – 20cm.

Đất trồng cây

Túi bầu đất

Xơ dừa

Sỏi trồng cây

Phân chuồng

Dung dịch kích rễ

Tiến hành trồng cây ngâu

Vì cây ngâu ít khi đậu quả, khó gieo hạt nên bạn có thể trồng cây ngâu bằng phương pháp giâm cành như những bước sau đây:

Bước 1 Đầu tiên, bạn trộn đều hỗn hợp đất trồng theo tỉ lệ 5 phần đất thường, 3 phần xơ dừa để làm tơi xốp đất và 2 phần phân chuồng rồi cho vào túi bầu đất, đồng thời dưới đáy bầu đất bạn cũng cần tạo lỗ để tránh hiện trạng nước tụ bên trong, gây ngập úng và chết cây.

Bước 2 Sau khi chọn được cành cây ngâu chắc khỏe và dài 15 – 20cm, bạn tiến hành tỉa bớt lá ở dưới cành rồi đem ngâm trong dung dịch kích rễ tầm 2 tiếng.

Bước 3 Hết thời gian trên, bạn lấy cành cây ra và cắm vào bầu đất rồi tưới nước đẫm lần đầu tiên, sau đó tưới thêm nước mỗi khi thấy bề mặt đất bị khô nhằm giúp duy trì độ ẩm cho cây.

Bước 4 Khi cây đã cao khoảng 30 – 50cm, bạn có thể xé bầu đất ra và trồng cây ngâu ở vị trí mà bạn muốn.

Cách chăm sóc cây ngâu

Để giúp cây ngâu ra nhiều hoa, bạn nên quan tâm đến các cách chăm sóc cây ngâu như sau đây:

Tưới nước: Vì là loại cây chịu hạn tốt nên bạn không cần phải tưới nhiều nước cho cây ngâu, mà chỉ cần tưới một ít nước để làm ẩm đất khi thấy bề mặt đất bị khô là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng tần suất tưới cây lên trong những ngày trời nắng gắt.

Bổ sung dinh dưỡng: Cây ngâu có thể sinh trưởng tốt trong cả điều kiện thiếu dinh dưỡng. Vì thế khoảng 3 – 4 tháng, bạn chỉ cần bổ sung một ít phân bón NPK rồi tưới thêm ít nước cho cây để phân ngấm đất là được.

Ánh sáng: Vì là loài cây ưa sáng, bạn nên chọn những vị trí thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời để trồng cây ngâu và sử dụng các biện pháp che chắn trong những ngày trời nắng gắt. Ngoài ra nếu trồng cây trong nhà, bạn nên cho cây ra ngoài phơi nắng ít nhất 1 tiếng/ngày.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây ngâu

Cắt tỉa: Cây ngâu thường mọc dạng bụi nên khi sinh trưởng quá nhanh có thể dẫn đến hiện trạng bể dáng cây, gây mất thẩm mỹ. Vì thế, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cho cây và tạo dáng cây theo ý mình muốn.

Phòng ngừa sâu bệnh: Nhờ mang mùi hương dịu nhẹ, cây ngâu có khả năng tự xua đuổi côn trùng nên ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn cần thường xuyên quan sát, sử dụng thuốc phun lá cho cây khi thấy sâu rầy bám trên lá.

Cây Gõ Đỏ: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Cây gõ đỏ là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây gõ đỏ

Cây gõ đỏ hay còn gọi là cây gỗ hổ bì hay cà te, có pháp danh khoa học là Afzelia xylocarpa, thuộc họ họ đậu – Fabaceae, bộ đậu – Fabales. Từ xưa, nó được liệt vào 1 trong 4 loại gỗ quý gồm Lim – Sến – Trắc – Gụ (Gõ), nên luôn được săn đón.

Cây gõ đỏ được tìm thấy nhiều ở các nước như: Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi,… Ở Việt Nam loại cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Lâm Đồng, Đồng Nai,…

Đặc điểm, phân loại cây gõ đỏ

Cây gõ đỏ sinh trưởng rất tốt ở các khu rừng nhiệt đới ẩm hoặc rừng thường xanh. Chúng là cây ưa sáng nên thường mọc ở những nơi có ánh sáng mặt trời mạnh. Loại cây này phát triển khá chậm nên gỗ chúng thường khá chắc, vân gỗ cũng đẹp và rõ nét.

Cây gõ đỏ là là một loại cây thân gỗ lâu năm, nên kích thước thường khá lớn. Chiều cao của chúng thường là 25m, hoặc có thể đến 40m. Thân thẳng và khá tròn, đường kính thân gỗ thường giao động từ 0.8m – 1m. Thân có màu xám, sần sùi, lá nhọn.

Hoa thường nở từ tháng 3 đến tháng 4, hoa mọc thành chùm có màu trắng, hồng. Kết thành quả vào tháng 10 và 11, quả hình giống quả trứng và có màu nâu. Cây có nhiều cành, nên tán lá rất rộng vì vậy mà chúng thường được trồng ở các khuôn viên công cộng để tạo bóng mát.

Gỗ gõ đỏ Nam Phi: Loại này có giá trị thấp hơn vì khói lượng của chúng nhẹ hơn, màu sắc không được rực rỡ như các loại khác. Ngoài ra, thì đường vân cũng không quá rõ nét và thớ gỗ mỏng. Tuy vậy nhưng chúng lại có độ bền cao nhờ rất cứng.

Gỗ gõ đỏ Lào: Đây là loại gỗ gõ đỏ được nhiều người yêu thích nhất. Màu sắc thẫm lại đều, thớ gỗ lại dày nên cứng, cầm lên thì nặng tay và vô cùng bền khi có thể tồn tại đến mấy trăm năm.

 Tác dụng của cây gõ đỏ

Gỗ của cây gõ đỏ là loại gỗ quý hiếm, nên chúng được liệt vào nhóm I – nhóm các loại gỗ quý hiếm, có vân gỗ đẹp và giá trị kinh tế cao. Vào thời xưa loại gỗ này được nhiều vua chúa sử dụng.

Gõ đỏ được yêu thích đến vậy là nhờ màu sắc đỏ nhạt hoặc đậm rất đặc biệt, không thể nhầm lẫn. Vân gỗ xoáy rõ nét nên vô cùng đẹp mắt, chúng còn có mùi hương tự nhiên rất dễ chịu. Ngoài ra, độ bền của gỗ là điều không cần bàn cãi, khi chúng thách thức cả mối mọt, ngấm nước hay thời tiết vẫn không bị cong vênh. Cách nhận biết gõ đỏ hiệu quả nhất là nó cầm rất nặng tay và có khả năng chịu lửa rất cao.

Nhờ các đặc tính kể trên, mà gỗ đỏ được ứng dụng để làm rất nhiều đồ nội thất vừa giúp trang hoàng căn nhà thêm sang trọng, còn mang lại nhiều giá trị tinh thần cho người sở hữu. Gỗ gõ đỏ thường được dùng để làm phản, cửa, lót sàn, bàn ghế,…

 Cách trồng và chăm sóc cây gõ đỏ Cách trồng cây gõ đỏ tại nhà

Để trồng cây gõ đỏ, bạn chỉ cần chọn cây giống chắc khỏe, không sâu bệnh, lựa chọn nơi trồng thích hợp, đào hố và đặt cây con vào. Sau đó, lấp đất lại và tưới nước cho cây đủ độ ẩm.

Cách chăm sóc cây gõ đỏ

Đất trồng: Bạn chọn phần đất trồng màu mỡ, dễ thoát nước.

Tưới nước: Ở thời gian đầu thì bạn chỉ cần tưới 3 lần/ngày, sau khi cây lớn cứng cáp thì giảm xuống 2 lần/ngày. Tránh tưới sát gốc cây để tránh cây thoát nước không kịp, gây ra úng rễ.

Bón phân: Bạn có thể bón phân đạm, phân lân hay phân NPK trong giai đoạn cây phát triển.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây gõ đỏ

Trước khi trồng bạn nên bôi thuốc kích mọc rễ như N3M, Bimix super root, Roots 2… để tăng khả năng ra rễ cho cành giâm.

Advertisement

Nếu trồng cây bằng hạt, bạn nên chọn mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chọn được hạt giống có chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy hạt từ từ những quả gõ đỏ. Hãy chọn những quả đã già, mập mạp, khỏe, hạt chắc mẩy. Tuy vậy, cách này có tỉ lệ nãy mầm của hạt tương đối thấp và chất lượng cây khi mọc cũng không được đảm bảo.

5 hình ảnh đẹp về cây gõ đỏ

Cây Trầu Bà Leo: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa trầu bà leo

Cây trầu bà là một loài cây thuộc họ Araceae, tên khoa học là Epipremnum aureum. Loài cây này có nguồn gốc từ Indonesia, tuy nhiên hiện nay đã được trồng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nhờ vào khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thích nghi với mọi điều kiện sống, cây trầu bà được xem là biểu tượng cho sự thịnh vượng, thăng tiến trong cuộc sống.

Ý nghĩa phong thuỷ cây trầu bà leo

Nhiều người cho rằng, trồng cây trầu bà trong nhà sẽ mang tới tài lộc và giúp bạn thuận lợi hơn về đường con cái. Nếu trồng cây trầu bà trong văn phòng, chúng sẽ giúp sự nghiệp của bạn suôn sẻ, ít trắc trở và ngày càng thăng tiến hơn.

Theo quan niệm dân gian, cây trầu bà sẽ phù hợp với những người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, cũng như những người tuổi Ngọ, tuổi Thân.

Đối với những người mệnh Kim hoặc Thổ, nếu muốn trồng cây trầu bà, bạn cần lưu ý hơn trong việc chọn chậu trồng hoặc không gian trồng cây để cây có thể phát huy tốt nhất công dụng. Bạn có thể chọn chậu trồng có các màu sắc như đỏ, tím, xanh, nâu,…

Đặc điểm, phân loại cây trầu bà leo

Cây trầu bà là một loài cây dây leo thân mềm, thường bò dài hoặc buông trên các chậu treo trên giàn, trên ban công, cửa sổ,… Lá cây trầu bà có hình dáng tựa như hình trái tim. Hoa của cây trầu bà có hình dạng khá giống với lá, cuống hoa ngắn. Rễ cây dài, màu trắng, không chỉ lan dưới đất mà có thể tủa ra ở các mắt trên thân cây.

Chính vì có hình dáng nhỏ nhắn, đẹp mắt nên cây trầu bà thường được nhiều người trồng làm cảnh. Cây thường được trồng trong các chậu nhỏ và được đặt ở các vị trí như cửa sổ, bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc treo ở ban công, thậm chí còn có thể trồng theo giàn.

Bên cạnh đó, cây trầu bà còn có công dụng hấp thu các chất độc trong không khí, loại bỏ bụi bẩn, khiến không khí trở nên trong lành và thoáng đãng hơn. Nếu trồng cây trầu bà trong bể thủy sinh, rễ cây cũng có công dụng làm sạch nước và giúp nước trở nên trong hơn.

Cách trồng cây trầu bà leo tại nhà

Cách trồng:

Bước 1 Bạn chuẩn bị đất trồng có độ tơi xốp và khả năng thoát nước, có thể trộn thêm một ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa.

Bước 2 Tiếp theo, bạn cắt một nhánh trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt, có chiều dài khoảng 10cm và có mắt chứa rễ.

Bước 3 Bạn cắm nhánh cây vào đất, sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm. Bạn đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt. Khoảng vài ngày sau, cây sẽ bám rễ và sinh trưởng tốt.

Bước 4 Nếu trồng thủy sinh, bạn cần chuẩn bị chậu, sau đó đổ thêm một ít nước có hòa dung dịch dinh dưỡng. Bạn cắt một nhánh trầu bà có rễ, rửa sạch và loại bỏ những rễ thối, sau đó cho vào chậu. Bạn có thể sử dụng một ít sỏi để cố định dáng cây rồi để cây tự phát triển.

Cách chăm sóc cây trầu bà leo

Đây là một loại cây ưa ẩm, do đó, nếu trồng cây ngoài trời, bạn nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu trồng trong nhà, bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần 2 lần cho cây đủ ẩm là được.

Khi trồng cây trong đất, bạn cũng cần đảm bảo lượng nước vừa đủ, không quá nhiều, tránh hiện tượng ngập úng khiến cây sẽ bị vàng lá, thối rễ.

Cây trầu bà trồng thủy sinh cần có lượng nước ngập 2/3 bộ rễ. Khi thấy chậu cạn nước, bạn cần đổ thêm nước vào và thay mới toàn bộ nước mỗi tuần.

Về dinh dưỡng, bạn không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho cây. Tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng có thể dùng một số loại phân bón cho lá để cây phát triển tốt hơn.

Chú ý khi trồng và chăm sóc cây trầu bà leo

Để nhân giống cây trầu bà, bạn có thể sử dụng các phương pháp như giâm cành, trồng trong đất bằng phương pháp thủy canh.

Để thực hiện, bạn cắt một đoạn cành đã có mầm, sau đó trồng vào chậu cát thô hoặc chậu đá trân châu. Cây con sau khi vừa được nhân giống sẽ có lá nhỏ, tuy nhiên, theo thời gian, lá sẽ lớn dần lên theo sự sinh trưởng của cây.

Advertisement

Bạn có thể tìm mua cây trầu bà tại các cửa hàng cây cảnh hoặc các trang thương mại điện tử. Cây trầu bà hiện đang được bán với mức giá dao động khoảng từ 250.000 – 1.000.000 đồng/cây tùy theo chất lượng, kích cỡ hoặc chậu đi kèm với cây.

Cây Chuối Rẻ Quạt: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa cây chuối rẻ quạt

Chuối rẻ quạt có nguồn gốc từ châu Phi, được trồng nhiều ở bán đảo Madagascar – vùng đất nổi tiếng với đa dạng thực vật độc đáo. Chuối rẻ quạt có tên tiếng anh là Traveller’s tree, tên khoa học là Ravenala madagascariensis thuộc họ Thiên điểu – Strelitziaceae.

Ý nghĩa phong thuỷ cây chuối rẻ quạt

Theo ý nghĩa phong thủy, cây chuối rẻ quạt có nghĩa là sự may mắn, cây giống như một cái quạt thu hút tài lộc cho gia chủ. Cây càng lớn thì càng có giá trị về phong thủy. Mặt khác, cây còn giúp chắn gió, chắn khí xấu đi vào nhà.

Đặc điểm, phân loại cây chuối rẻ quạt

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng biết cây chuối, cây chuối rẻ quạt giống cây chuối, nhưng hai loại này có đặc điểm khác nhau như:

Cây chuối rẻ quạt thuộc loại thân gỗ, dạng cây cọ, hình trụ. Chiều cao trung bình khoảng 5-7m, có cây còn cao đến 10m.

Hệ thống tán lá chính là đặc điểm nổi bật của cây chuối rẻ quạt. Lá cây dài 2,5-4m, có hình bầu dục dài, phát triển theo mặt phẳng mà không mọc loè xoè khiến cây trông không khác gì một chiếc quạt giấy màu xanh lá khổng lồ.

Cây càng phát triển thì các lá ở giữa sẽ càng lớn và già đi, rụng tạo thành vết sẹo và thân cây có màu xám nâu.

Hoa chuối rẻ quạt lưỡng tính, có màu trắng và tương đối nhỏ, mọc từ kẻ lá ra. Có dạng búp chuối dài giống như chuối thường. Hoa thường nở vào mùa thu, khi nở có hình dáng giống chim thiên điểu. Hoa có mật ngọt thu hút rất nhiều loài ong, ruồi, kiến. Quả của cây chuối rẻ quạt khô và có rất nhiều hạt.

Tác dụng của cây chuối rẻ quạt Tác dụng đối với sức khoẻ

Cây chuối rẻ quạt cũng có tác dụng thanh lọc không khí tốt, làm giảm khí độc từ môi trường, trả lại bầu không khí trong lành.

Tác dụng làm đẹp

Cây chuối rẻ quạt có hình dáng khổng lồ, bề thế và dễ trồng, dễ chăm sóc nên thích hợp trồng làm cây cảnh trang trí trong khuôn viên nhà hay tại các khu du lịch, công viên, khu nghỉ dưỡng, biệt thự,…vừa đem lại bóng mát vừa đem lại vẻ đẹp sang trọng.

Cách trồng cây chuối rẻ quạt tại nhà

Tuy cây chuối rẻ quạt thuộc giống cây ngoại nhập, nhưng cây khá là dễ trồng và thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu nước ta.

Bạn có thể nhân giống cho cây bằng phương pháp tách bụi. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng hạt.

Cách chăm sóc cây chuối rẻ quạt

Ánh sáng: Cây chuối rẻ quạt là loại cây ưa ánh sáng bán phần, nhiệt độ ưa thích từ 23-32 độ C. Chính vì thế cây nên được trồng ở những nơi thoáng gió, có nắng nhẹ như ở sảnh, hành lang, ban công,.. Cần tránh đặt cây ở những nơi tối tăm, hay những nơi gần cửa cánh có ánh nắng buổi trưa chiếu vào.

Nước: Cây chuối rẻ quạt là loài cây có khả năng tự tích nước ở thân và bẹ lá. Chính vì đặc điểm này, cây có khả năng chịu hạn tốt nhưng không chịu được úng, đất ẩm lâu ngày. Khi trồng phải đảm bảo đất luôn được thông thoáng. Nếu trồng ở văn phòng, chỉ cần tưới 1 lần/ tuần, mỗi lần tưới chỉ cần đất hơi ẩm là được.

Đất: Đất tơi xốp, thoát nước tốt, có nhiều dinh dưỡng chính là loại đất ưa thích của loại cây này.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây chuối rẻ quạt

Sau mỗi trận mưa, cần chú ý xới xáo đất để thoát nước. Tránh rễ bị ngâm trong nước lâu sẽ khiến cho lá bị úa vàng và rễ bị thối và dẫn đến chết.

Có thể tưới ở chế độ phun sương để cung cấp độ ẩm vừa phải cho đất.

Có thể bón thêm phân hữu cơ và phân vi sinh mỗi tháng. Sau vài năm cần chú ý thay đất trong chậu để lấy loại đất mới cho cây.

Advertisement

Cần thường xuyên chú ý dọn dẹp cỏ dại xung quanh cây cũng như một số loại sâu bệnh có hại.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu để trừ bệnh hại khi cần thiết.

Cây Ngũ Gia Bì Trong Phong Thủy Có Ý Nghĩa Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc?

Ngũ gia bì được biết đến là một “thần dược” với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, loại cây này còn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong phong thủy. Trong bài viết sau, bạn sẽ khám phá được những ý nghĩa của cây ngũ gia bì trong phong thủy cũng như cách trồng và chăm sóc nó.

Ngũ gia bì là loại cây thân nhỏ, chiều cao có thể lên đến 2m. Cành cây vươn dài và có rất nhiều gai. Lá ngũ gia bì mọc so le từng chùm, có hình bầu dục hoặc thuôn, mỗi chùm khoảng 3-5 lá. Cây ngũ gia bì cũng có hoa và quả. Hoa ngũ gia bì mọc ở đầu cành, màu trắng lục, cánh hình tam giác. Quả có hình cầu dẹt và khi chín lên có màu đen.

Mang đến không gian thư thái

Trong phong thủy, trồng cây ngũ gia bì trong nhà sẽ mang đến một không gian thư thái, thoáng mát cho gia đình bạn. Bởi lá cây luôn xanh tốt quanh năm, căn phòng của bạn sẽ luôn trở nên thoáng đãng, sạch sẽ, và mang đến cho bạn sự thoải mái, tươi tắn đấy.

Cây ngũ gia bì sẽ giúp thanh lọc không khí, đồng thời cũng có tác dụng trong việc hạn chế sự “tấn công” của các loại côn trùng. Do đó, một chậu cây ngũ gia bì đặt trong phòng khách sẽ giúp không gian xanh mát hơn.

Bên cạnh đó, nếu đặt một cây ngũ gia bì trên bàn làm việc, đầu óc bạn cũng sẽ trở nên tỉnh táo và minh mẫn hơn. Đặt cây ngũ gia bì trên bàn làm việc sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để giải quyết công việc nữa đấy.

Hút tài lộc và vượng khí

Ngoài ý nghĩa trên thì trong phong thủy, cây ngũ gia bì còn có ý nghĩa đối với việc thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Nếu muốn thay đổi vận may trong công việc và cuộc sống, hãy thử đặt một chậu cây ngũ gia bì lên bàn làm việc hoặc trong văn phòng của bạn.

Loại cây này sẽ giúp ngôi nhà của bạn có nhiều vượng khí hơn, đồng thời cũng mang đến sự ổn định, thuận lợi cho con đường tài vận của bạn. Bên cạnh đó, trồng loại cây này cũng mang đến sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ, giúp củng cố tiền bạc, quản lý và giữ vững tài khí. Cũng theo các chuyên gia phong thủy, trồng cây ngũ gia bì trong nhà, mọi người trong gia đình sẽ có sức khỏe tốt hơn, luôn hòa thuận và có tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Đặc biệt, điều này rất chính xác với những người tuổi Dần, bởi ngũ gia bì được xem là bùa hộ mệnh cho người tuổi này và những người thuộc mệnh Mộc.

Không chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy mà cây ngũ gia bì còn rất dễ trồng và chăm sóc nữa đấy. Bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức chăm bón mà cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển xanh tốt quanh năm.

Cây ngũ gia bì rất ưa ánh sáng, tuy nhiên bạn không nên trồng cây dưới ánh sáng gắt của những ngày hè. Nếu trồng cây ngoài trời, bạn có thể tạo lưới che màu đen để bảo vệ cây. Còn nếu bạn trồng cây trong nhà, tốt nhất hãy để cây ở cửa sổ, và hàng tuần cũng nên đưa cây ra ngoài hấp thụ ánh nắng tự nhiên.

Cây có khả năng thích ứng tốt với môi trường xung quanh. Song khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 20 – 30 độ C.

Như nhiều loại cây trồng khác, cây ngũ gia bì cũng rất ưa nước. Nếu cây của bạn được trồng ngoài trời, hãy tưới cây mỗi ngày 1 lần. Còn nếu trồng trong nhà, bạn chỉ nên tưới 2 lần là được. Mỗi lần tưới nên cách nhau một khoảng thời gian để tránh vi khuẩn sinh sôi do đất ẩm quá lâu.

Để giúp cây mọc tốt hơn, bạn có thể trộn thêm vào đất trồng một ít xơ dừa, phân bò hoặc tro. Điều đó sẽ giúp đất thông thoáng hơn.

Thông thường, người ta sẽ trồng cây ngũ gia bì bằng cành. Sau khoảng nửa tháng, rễ cây sẽ mọc dài ra và cây nảy thành mầm mới.

Ngũ gia bì rất dễ bị phá hoại bởi rầy nâu khi cây bắt đầu ra lá non. Khi đó, bạn có thể cắt bỏ những lá bị phá hoại đi rồi dùng thuốc trừ rầy tiêu diệt chúng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Sao Đen: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!