Xu Hướng 10/2023 # Cách Trồng Cây Dây Nhện Trong Nước Từ Cây Con (Trồng Thủy Sinh) # Top 15 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Trồng Cây Dây Nhện Trong Nước Từ Cây Con (Trồng Thủy Sinh) # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Cây Dây Nhện Trong Nước Từ Cây Con (Trồng Thủy Sinh) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chào các bạn, nhiều bạn thắc mắc về cách trồng cây dây nhện trong nước như thế nào. Khi trồng trong nước thường các bạn làm theo hướng dẫn và tỉ lệ sống của cây không cao. Vậy nên trong bài viết này NNO sẽ hướng dẫn các bạn về cách trồng cây dây nhện thủy sinh từ cây con cho tỉ lệ sống cao đến 100%.

Cách trồng cây dây nhện trong nước từ cây con

Bước 1: Chuẩn bị một cây dây nhện đã trưởng thành

Để trồng thủy sinh trước tiên các bạn cần chuẩn bị một cây dây nhện đã trưởng thành. Cây trưởng thành là cây đã mọc ra các nhánh và cây con ở trên các nhánh đó. Chúng ta sẽ lấy những cây con này để trồng thủy sinh chứ không phải lấy cây mẹ để trồng.

Bước 2: Cho cây dây nhện con quen dần với môi trường nước

Chuẩn bị một cốc nước nhỏ. Đặt cây dây nhện con vào trong cốc nước đó để cây quen dần với môi trường nước. Lưu ý là chỉ để nước ngập phần cây có rễ chứ không phải cho cây con chìm hẳn trong nước. Các bạn nên chọn những cây con có rễ đã nhú dài là tốt nhất. Khi cho cây vào cốc nước thì không được tách khỏi cây mẹ mà vẫn để nguyên. Làm như vậy cây con sẽ đảm bảo không bị chết khi đạt trong môi trường nước.

Bước 3: Tách cây con khỏi cây mẹ để trồng trong nước

Sau khoảng 2 tuần đến 3 tuần khi cây con đã quen với môi trường nước và rễ cũng đã phát triển dài hơn thì các bạn dùng kéo cắt nhánh cây từ cây mẹ nối với cây con. Lúc này cây con sẽ tự hút nước và dinh dưỡng trong nước để phát triển mà không cần nhờ vào cây mẹ nữa.

Bước 4: Chăm sóc cây con

Cây con trồng thủy sinh các bạn nên để rễ cây chìm một phần trong nước còn một phần nổi ở trên nước. Làm như vậy cây sẽ không bị ngộp và phát triển tốt hơn. Sau khi trồng cây vào bình thủy sinh, các bạn nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bạn cũng có thể cho một số loại phân bón chuyên dụng cho cây thủy sinh bón vào nước để cây có dinh dưỡng phát triển.

Cây dây nhện trồng thủy sinh không cần tưới nước nhưng vẫn cần thay nước đêu đặn một tuần một lần. Sau khi thay nước các bạn cần cho phân bón hoặc dung dịch thủy sinh vào nước. Chú ý là thay nước mới nhưng vẫn cần đảm bảo nước không được ngập quá 1/2 rễ cây để cây tránh bị ngộp.

Khi trồng cây lan chi trong bình thủy sinh các bạn không nên cho cây ra khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp. Mỗi tuần các bạn nên cho cây ra ngoài trời 1 lần vào buổi sáng sớm để cây hồi phục khả năng quang hợp và tránh bị bí khí. Làm như vậy cây lan chi trồng thủy sinh sẽ luôn xanh tốt và phát triển tốt.

Một vài lưu ý

Cây dây nhện thủy sinh cần khá ít dinh dưỡng. Song song với đó, cây cũng chậm phát triển hơn so với cây trồng trong đất. Nếu các bạn thấy cây chậm phát triển hoặc cây chậm ra lá mới thì đây cũng là điều đương nhiên.

Việc chăm sóc cây lan chi thủy sinh cũng giống như chăm sóc với cây lan chi trong đất chứ không khác gì nhiều. Do đó, các bạn cũng cần chú ý vị trí đặt cây phù hợp và cho cây phơi nắng hàng tuần để cây phát triển tốt.

Trong quá trình trồng cây thủy sinh, điều quan trọng nhất là để cây quen với môi trường nước. Nếu các bạn bỏ qua giai đoạn này thì tỉ lệ sống của cây sẽ thấp chứ không cao. Suy ngược lại, nếu cây dây nhện đang trồng thủy sinh mà các bạn chuyển qua trồng đất ngay thì cây cũng rất dễ bị chết do thay đổi điều kiện sống đột ngột.

Như vậy, cách trồng cây dây nhện trong nước không khó quan trọng là các bạn làm đúng cách. Nếu bạn muốn trồng bằng chính cây mẹ thì cách làm cũng tương tự nhưng các bạn cần cho cây mẹ quen dần với môi trường nước trước khi trồng thủy sinh hoàn toàn là được.

Cách Trồng Cây Lộc Vừng Tại Nhà Trong Chậu Hợp Phong Thủy

Nhiều người chơi cây cảnh rất thích lựa chọn cây lộc vừng để trang trí nhà cửa nhưng phải hợp phong thuỷ, bởi ngay tên gọi của nó đã hàm ý mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Cây lộc vừng có điểm tương đồng với một loại cây phong thủy rất được ưa chuộng là cây vạn lộc bởi cả hai đều có chữ lộc trong tên. Trong tiếng Hán, lộc có ý nghĩa chỉ sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Vừng là loại hạt nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt. Vì thế lộc vừng có hàm nghĩa sự may mắn, phúc báu sẽ đến nhiều và dồi dào.

Cách trồng cây lộc vừng tại nhà trong chậu hợp phong thủy

Hiện nay, nhiều gia đình ở mặt đất, có diện tích đất thích hợp thường chọn trồng lộc vừng phía trước cổng để lấy bóng mát và có ý nghĩa cầu may, mong ước phước lộc lúc nào cũng chạy vào nhà. Còn những gia đình ở thành phố, diện tích đất hạn hẹp cũng có thể chọn trồng lộc vừng trong các chậu, đặt ở ban công hoặc trên sân thượng vừa tốt cho phong thủy vừa để trang trí và làm mát không gian nhà bạn.

Trồng cây lộc vừng trước nhà hợp phong thuỷ

Đối với những gia đình chọn trồng lộc vừng trong chậu, cần chú ý những điều sau đây:

Khi mua chậu cây lộc vừng đã được trồng chậu sẵn, chỉ cần đặt cây ở vị trí thoáng có ánh sáng đủ. Sau đó tưới nước giữ ẩm cho cây mau thích nghi với môi trường mới.

Khi mua cây giống từ vườn về trồng. Cần xé bỏ lớp vỏ bầu bên ngoài rồi mới trồng. Chuẩn bị chậu và đất trồng như trên. Đặt cây vào giữa chậu, đổ đất vào và ém chặt đất. Sau đó tưới nước giữ ẩm. Cần cung cấp đủ nước, đủ ẩm để cây mau ra rễ mới. Khi cây khỏe ra chồi non lá non thì chứng tỏ bộ rễ cây đã khỏe, có thể giảm bớt số lần tưới.

Đối với cây trồng chậu thì nước tưới và phân bón là 2 yếu tố quan trọng nhất. Cần tưới nước cho cây định kỳ 2 ngày/ lần. Bón phân định kỳ 2 tuần – 1 tháng / lần. Các loại phân bón có thể sử dụng như NPK, phân hữu cơ tổng hợp, phân vô cơ, phân hữu cơ hoai mục,…

Lộc vừng ra hoa vào 2 vụ, tháng 6 – 7 và tháng 10 – 11 âm lịch. Trước thời điểm này khoảng 1 tháng, bạn cần bón bón thúc cho cây bằng phân lân. Đối với cây trồng chậu, để cây phát triển mạnh và ra hoa là việc không dễ dàng nhưng không quá khó.

Trong quá trình phát triển, bạn cần cắt tỉa bớt những cành khuất tán, cành tăm giúp cây thoáng ít bị sâu bệnh. Việc cắt tỉa giúp cây tập trung nuôi những cành chính, cây to khỏe.

Đăng bởi: Phùng Thị Mỹ Duyên

Từ khoá: Cách trồng cây lộc vừng tại nhà trong chậu hợp phong thủy

Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Chọn Tạo Giống Cây Trồng

Đinh Trường Sơn, Nguyễn Xuân Cảnh

Khoa Công nghệ sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Kể từ khi bắt đầu làm nông nghiệp, khoảng 10.000 năm trước công nguyên, con người đã chọn những cây trồng có đặc điểm vượt trội để canh tác. Đến năm 2050, dân số toàn cầu được dự đoán sẽ tăng lên 9,2 tỷ người, đòi hỏi tăng 60% sản lượng lương thực toàn cầu (Underwood et al., 2013). Những thách thức của việc nuôi sống thế giới là rất lớn và là động lực cho các nhà khoa học tìm kiếm các phương pháp sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn bao gồm canh tác chính xác, nông nghiệp thông minh, quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp,… trong đó, nghiên cứu phát triển giống mới được coi là một trong số các khâu quan trọng hàng đầu và là nguyên nhân dẫn tới sự tăng của trên 50% năng suất cây trồng trong thế kỷ qua (Duvick, 1984). Cuộc cách mạng xanh là một ví dụ sinh động về tác động của chọn tạo giống cây trồng có thể tạo ra đối với kinh tế và xã hội trên toàn thế giới, trong đó các nhà chọn tạo giống đã dựa vào hai công cụ quan trọng nhất đó là tái tổ hợp gen và chọn lọc sau khi lai tạo. Các chiến lược chọn tạo, cải tiến giống cây trồng đều dựa trên việc tạo và khai thác biến dị di truyền. Có nhiều phương pháp để tạo biến đổi di truyền trong đó phổ biến nhất là lai tạo. Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu chọn tạo giống mới đều sử dụng các công cụ công nghệ sinh học (sinh học phân tử, kỹ thuật di truyền, nuôi cấy mô, chỉ thị phân tử, lập bản đồ gen, giải trình tự, kết hợp các ngành khoa học “omics”…) (Oladosu et al., 2023; Su et al., 2023). Thêm vào đó, việc “Tạo biến dị di truyền theo định hướng – Alter by design” cho phép biến đổi vật chất di truyền một cách chính xác bao gồm chuyển gen hoặc chỉnh sửa bộ gen nhằm tạo được các quần thể đột biến có chi phí thấp, nhanh chóng, mức độ chính xác cao đồng thời có khả năng vượt qua được các rào cản mà các công cụ truyền thống không thể vượt qua được (Jankowicz-Cieslak et al., 2023).

Hình 1. Sơ đồ chọn tạo giống dựa trên giải trình tự (Varshney et al., 2023)

Chọn tạo giống cây trồng đòi hỏi sự kiên trì và thông thường kéo dài từ 8 -12 năm trong đó bắt buộc phải sử dụng các công cụ chọn giống truyền thống để tạo ra một giống mới (Hickey et al., 2023). Có thể khẳng định, công nghệ sinh học không thể thay thế các phương pháp chọn tạo giống cổ điển. Sự kết hợp của cả hai lĩnh vực làm tăng độ chính xác, giảm thời gian và cho hiệu quả cao hơn (Hickey et al., 2023; Razzaq et al., 2023; Su et al., 2023). Sơ đồ tích hợp các phương pháp chọn giống cổ điển với các công cụ công nghệ sinh học được minh họa trên Hình 2.

Hình 2. Sơ đồ tích hợp hệ thống chọn tạo giống

Công nghệ sinh học, thông qua tác động to lớn tới chọn tạo giống cây trồng, có thể là tác nhân dẫn tới một cuộc cách mạng xanh mới. Sự đóng góp của công nghệ sinh học cho nông nghiệp đã được cảm nhận ở nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Canada và một số quốc gia khác. Mặc dù vẫn còn có những nghi ngại về ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen, cây trồng công nghệ sinh học tới sức khỏe con người, môi trường,… cho tới nay, đã có 26 quốc gia trồng 191,7 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học (tăng gần 113 lần so với năm 1996) (ISAAA Brief No. 54, 2023). Như vậy, công nghệ sinh học có tiềm năng và triển vọng vô cùng lớn đối với sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần có các biện pháp đánh giá, quản lý nguy cơ và rủi ro của cây trồng công nghệ sinh học đối với con người và môi trường (Oliver et al., 2011; Bandyopadhyay, 2023). Thêm vào đó, cần xây dựng được hệ thống quản lý, sản xuất cây trồng công nghệ sinh học an toàn, hiệu quả và bền vững, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bandyopadhyay D (2023) Genetically Modified Crops, Agriculture and Biosafety. In Securing Our Natural Wealth: A Policy Agenda for Sustainable Development in India and for Its Neighboring Countries. Springer Singapore, Singapore, pp 81-91

Duvick DN (1984) Progress in Conventional Plant Breeding. In JP Gustafson, ed, Gene Manipulation in Plant Improvement: 16th Stadler Genetics Symposium. Springer US, Boston, MA, pp 17-31

Hickey LT, A NH, Robinson H, Jackson SA, Leal-Bertioli SCM, Tester M, Gao C, Godwin ID, Hayes BJ, Wulff BBH (2023) Breeding crops to feed 10 billion. Nat Biotechnol 37: 744-754

ISAAA Brief No. 54 (2023) Global Status of Commercialized Biotech/GM Crops: 2023. ISAAA: Ithaca, NY.

Jankowicz-Cieslak J, Mba C, Till BJ (2023) Mutagenesis for Crop Breeding and Functional Genomics. In J Jankowicz-Cieslak, TH Tai, J Kumlehn, BJ Till, eds, Biotechnologies for Plant Mutation Breeding: Protocols. Springer International Publishing, Cham, pp 3-18

Oladosu Y, Rafii MY, Abdullah N, Hussin G, Ramli A, Rahim HA, Miah G, Usman M (2023) Principle and application of plant mutagenesis in crop improvement: a review. Biotechnology & Biotechnological Equipment 30: 1-16

Oliver B, Alessandra S, Kakoli G, Andrea S (2011) Biosafety Resource Book – Test and post-release monitoring of genetically modified organisms (GMOs),

Razzaq A, Saleem F, Kanwal M, Mustafa G, Yousaf S, Imran Arshad HM, Hameed MK, Khan MS, Joyia FA (2023) Modern Trends in Plant Genome Editing: An Inclusive Review of the CRISPR/Cas9 Toolbox. Int J Mol Sci 20

Su J, Jiang J, Zhang F, Liu Y, Ding L, Chen S, Chen F (2023) Current achievements and future prospects in the genetic breeding of chrysanthemum: a review. Hortic Res 6: 109

Underwood E, Baldock D, Aiking H, Buckwell A, Dooley E, Frelih-Larsen A, Naumann S, O’Connor C, Poláková J, Tucker G (2013) Technology options for feeding 10 billion people. In Synthesis report – Options for sustainable food and agriculture in the EU,

Varshney RK, Pandey MK, Bohra A, Singh VK, Thudi M, Saxena RK (2023) Toward the sequence-based breeding in legumes in the post-genome sequencing era. Theoretical and Applied Genetics 132: 797-816

Cây Ngũ Gia Bì Trong Phong Thủy Có Ý Nghĩa Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc?

Ngũ gia bì được biết đến là một “thần dược” với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, loại cây này còn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong phong thủy. Trong bài viết sau, bạn sẽ khám phá được những ý nghĩa của cây ngũ gia bì trong phong thủy cũng như cách trồng và chăm sóc nó.

Ngũ gia bì là loại cây thân nhỏ, chiều cao có thể lên đến 2m. Cành cây vươn dài và có rất nhiều gai. Lá ngũ gia bì mọc so le từng chùm, có hình bầu dục hoặc thuôn, mỗi chùm khoảng 3-5 lá. Cây ngũ gia bì cũng có hoa và quả. Hoa ngũ gia bì mọc ở đầu cành, màu trắng lục, cánh hình tam giác. Quả có hình cầu dẹt và khi chín lên có màu đen.

Mang đến không gian thư thái

Trong phong thủy, trồng cây ngũ gia bì trong nhà sẽ mang đến một không gian thư thái, thoáng mát cho gia đình bạn. Bởi lá cây luôn xanh tốt quanh năm, căn phòng của bạn sẽ luôn trở nên thoáng đãng, sạch sẽ, và mang đến cho bạn sự thoải mái, tươi tắn đấy.

Cây ngũ gia bì sẽ giúp thanh lọc không khí, đồng thời cũng có tác dụng trong việc hạn chế sự “tấn công” của các loại côn trùng. Do đó, một chậu cây ngũ gia bì đặt trong phòng khách sẽ giúp không gian xanh mát hơn.

Bên cạnh đó, nếu đặt một cây ngũ gia bì trên bàn làm việc, đầu óc bạn cũng sẽ trở nên tỉnh táo và minh mẫn hơn. Đặt cây ngũ gia bì trên bàn làm việc sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để giải quyết công việc nữa đấy.

Hút tài lộc và vượng khí

Ngoài ý nghĩa trên thì trong phong thủy, cây ngũ gia bì còn có ý nghĩa đối với việc thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Nếu muốn thay đổi vận may trong công việc và cuộc sống, hãy thử đặt một chậu cây ngũ gia bì lên bàn làm việc hoặc trong văn phòng của bạn.

Loại cây này sẽ giúp ngôi nhà của bạn có nhiều vượng khí hơn, đồng thời cũng mang đến sự ổn định, thuận lợi cho con đường tài vận của bạn. Bên cạnh đó, trồng loại cây này cũng mang đến sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ, giúp củng cố tiền bạc, quản lý và giữ vững tài khí. Cũng theo các chuyên gia phong thủy, trồng cây ngũ gia bì trong nhà, mọi người trong gia đình sẽ có sức khỏe tốt hơn, luôn hòa thuận và có tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Đặc biệt, điều này rất chính xác với những người tuổi Dần, bởi ngũ gia bì được xem là bùa hộ mệnh cho người tuổi này và những người thuộc mệnh Mộc.

Không chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy mà cây ngũ gia bì còn rất dễ trồng và chăm sóc nữa đấy. Bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức chăm bón mà cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển xanh tốt quanh năm.

Cây ngũ gia bì rất ưa ánh sáng, tuy nhiên bạn không nên trồng cây dưới ánh sáng gắt của những ngày hè. Nếu trồng cây ngoài trời, bạn có thể tạo lưới che màu đen để bảo vệ cây. Còn nếu bạn trồng cây trong nhà, tốt nhất hãy để cây ở cửa sổ, và hàng tuần cũng nên đưa cây ra ngoài hấp thụ ánh nắng tự nhiên.

Cây có khả năng thích ứng tốt với môi trường xung quanh. Song khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 20 – 30 độ C.

Như nhiều loại cây trồng khác, cây ngũ gia bì cũng rất ưa nước. Nếu cây của bạn được trồng ngoài trời, hãy tưới cây mỗi ngày 1 lần. Còn nếu trồng trong nhà, bạn chỉ nên tưới 2 lần là được. Mỗi lần tưới nên cách nhau một khoảng thời gian để tránh vi khuẩn sinh sôi do đất ẩm quá lâu.

Để giúp cây mọc tốt hơn, bạn có thể trộn thêm vào đất trồng một ít xơ dừa, phân bò hoặc tro. Điều đó sẽ giúp đất thông thoáng hơn.

Thông thường, người ta sẽ trồng cây ngũ gia bì bằng cành. Sau khoảng nửa tháng, rễ cây sẽ mọc dài ra và cây nảy thành mầm mới.

Ngũ gia bì rất dễ bị phá hoại bởi rầy nâu khi cây bắt đầu ra lá non. Khi đó, bạn có thể cắt bỏ những lá bị phá hoại đi rồi dùng thuốc trừ rầy tiêu diệt chúng.

Trồng Cây Hợp Mệnh Gia Chủ

Có nhiều cách để đem lại tài vận, may mắn cho bản thân và gia đình. Chỉ đơn giản với một chậu cây cảnh thôi chẳng hạn.

Theo phong thủy, chỉ với một chậu cây cảnh cũng có thể cải thiện vận khí cho khu vực đó. Đặt cây cảnh phù hợp không chỉ tạo ra không gian sống và làm việc thoải mái và dễ chịu mà còn giúp cải thiện vận may của bản thân. Tuy nhiên với mỗi người lại có những cây cảnh hợp mệnh khác nhau.

1. Người thuộc mệnh Mộc

Với những người mệnh Mộc, màu mang lại may mắn là màu xanh. Những người mệnh này rất kỵ màu trắng. Những người thuộc mệnh Mộc khi đặt chậu hoa trong nhà nên để 3 hoặc 8 chậu. Những loại cây nên trồng như: Cây thuộc họ tùng trúc, cây Phát Tài, hoa Lan, hoa Thủy Tháp, sâm cảnh, cây Vạn Niên Thanh, các loại dừa cọ, cây Kim Tiền,…

Cây Vạn Niên Thanh

2. Người thuộc mệnh Kim

Những người mệnh Kim hợp với màu trắng và màu bạc nhưng lại rất kỵ với màu đỏ. Để tăng thêm vận khí của bản thân thì người mệnh Kim nên để 4 hoặc 9 chậu cảnh trong nhà. Những cây cảnh hợp với người mệnh kim đó là: Bạch Lan, hoa Cửu Ly Hương, cây Trà Phúc Kiến, hoa Bách Hợp vàng, hoa Hàm Tiếu, hoa Mễ Lan, hoa Kim Quế, hoa Kim Ngân,…

Hoa Cửu Ly Hương có thể tăng thêm tài vận cho người mệnh Kim

Hoa Cửu Ly Hương có thể tăng thêm tài vận cho người mệnh Kim

3. Người thuộc mệnh Thủy

Màu đen, màu xám và màu xanh da trời là những màu mang lại may mắn cho những người mệnh Thủy, trong khi đó màu vàng là màu kỵ của người mệnh này. Người mệnh Thủy nên đặt 1 hoặc 6 chậu cây cảnh trong nhà để tăng thêm vận may. Những giống cây nên trồng đó là: hoa Thủy Lục, Lan Hồ Điệp, Dương Xỉ, cây Liêm Hồ Đằng, Trúc Phú Quý, cây Ngọc Kỳ Lân, cây hoa trà, cây Thường Xuân, cây Mẫu Tử, hoa Đại tướng quân,…

Lan Hồ Điệp giúp mang lại tài vận cho những người mệnh Thủy

4. Người thuộc mệnh Thổ

Với những người mệnh Thổ, màu sắc mang lại may mắn là màu vàng, màu kỵ là xanh lá cây. Để tăng tài vận cho người mệnh Thổ thì trong nhà nên để 5 hoặc 10 chậu cảnh là thích hợp nhất. Chúng ta có thể chọn trồng các loại hoa như là: hoa Hàm Tiếu, hoa Mễ Lan, hoa Quế, cây Mẫu Tử, cây Thiên Tuế,…

Cây Mẫu Tử mang lại may mắn cho người mệnh Thổ

5. Người thuộc mệnh Hỏa

Đỏ, hồng, tím là những màu sắc mang lại may mắn cho người mệnh Hỏa; màu kỵ là màu đen. Người mệnh Hỏa nên đặt trong nhà 2 hoặc 7 chậu cây để tăng tài vận. Một số cây có thể trồng như: hoa Giấy đỏ, hoa Son Môi, hoa Trà đỏ, cây Long Huyết, cây Văn Trúc, cây Ngũ Gia Bì, cây Thường Xuân, hoa Quế, cây Phát Tài,…

Hoa giấy đỏ có thể tăng tài vận cho người mệnh Hỏa

Hoa giấy đỏ có thể tăng tài vận cho người mệnh Hỏa

Vận thế là do mỗi chúng ta quyết định. Nếu bạn biết bố trí phong thủy hợp với mệnh trong ngũ hành thì con đường tài lộc sẽ càng trở nên thuận lợi và gần hơn bao giờ hết.

Đăng bởi: Văn Thân Trần

Từ khoá: Trồng cây hợp mệnh gia chủ

Có Nên Trồng Cây Thiên Điểu Ở Trong Nhà Không ?

Posted on

Thiên điểu thuộc họ chuối là loại cây cảnh lâu năm khá thích hợp trồng trong chậu cảnh hoặc bồn. Cây có hoa hình dáng đặc biệt, gam màu sắc bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn ngay lần đầu tiên bắt gặp. Vì thế cây đem đến cảnh quan một nét đẹp mới vô cùng hấp dẫn. Vậy cây thiên điểu trồng trong nhà được không?

Cây hoa thiên điểu có tên khoa học là Strelitzia reginae, còn được gọi là hoa chim thiên đường, là một loại cây thân thảo sống nhiều năm, thuộc chi Thiên điểu, họ Chuối rẻ quạt. Loại hoa này có nguồn gốc từ các nước miền nam châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới.

Thiên điểu là một trong những loại hoa kiểng rất được ưa chuộng với cấu tạo độc đáo. Hoa thiên điểu không có nhánh, thân thẳng và cứng cáp, bông hoa có ba lá đài màu da cam rực rỡ, ba cánh hoa màu lam ánh tía.

Giống như tên gọi của mình, hoa thiên điểu mang thế hoa bay bổng như hình ảnh loài chim thần thoại hướng về nơi thiên đường, như đàn chim trời tung cánh kiêu sa hướng về mẹ thiên nhiên.

Hoa thiên điểu loài hoa tượng trưng cho chính sự chế ngự, cứng cáp và vô cùng mạnh mẽ. Đồng thời chúng cũng là loài hoa thể hiện cho ý chí mạnh mẽ kiên cường của con người trong gian khó. Do đó trong cuộc sống mỗi khi nhắc tới hoa thiên điểu như một sự ám chỉ cho ý chí kiên cường vượt khó, khắc phục gian nan.

Cây hoa thiên điểu mang ý nghĩa tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêu. Đôi ta sẽ mãi bên nhau đến tận chân trời giống như loài chim thiên đường tự do bay lượn dù cao xa đến đâu vẫn kiên trì bền bỉ . Chỉ cần đôi ta bên nhau với tấm lòng rộng mở. Vì thế loài hoa ấy được lựa chọn làm món quà ý nghĩa đặc biệt dành tặng một nửa của mình.

Vẻ đẹp mạnh mẽ của bông hoa còn rất thích hợp dành tặng cho phái nam. Nhìn ngắm bông hoa theo góc độ giống đực thì dáng hoa khỏe khoắn, cứng cáp, thẳng thắn, biểu trưng cho chiến thắng, vươn lên. Theo giống cái lại toát lên vẻ đẹp cao sang, quyền quý với những đường cong uốn lượn tuyệt vời. Món quà thật ý nghĩa giữa những trái tim đồng điệu.

Thiên điều luôn nổi bật giữa những loại hoa khác

Thiên điều luôn nổi bật giữa những loại hoa khác

Và tất nhiên không thể bỏ qua phần ý nghĩa của hoa thiên điểu đại diện cho người cha vĩ đại, sự hy sinh và tấm lòng cao thượng của cha. Bởi trong gia đình cha luôn là người vất vả dang rộng vòng tay, đôi cánh cánh của mình che chở cho gia đình và chống lại phong ba bão táp. Vì thế những cánh hoa thiên điểu nở bung cũng tựa như đôi tay gian khó và tấm lòng bao dung vị tha của cha dành cho gia đình.

Hoa thiên điểu mọc trên cành thẳng tắp và rất cứng cáp nên rất được ưa chuộng cắm lọ trong các lục bình lớn mang vẻ đẹp đồ sộ, đầy khí thế nhưng không kém phần lãng mạn thường được trưng ở các hội nghị, hội thảo, hội trường lớn mang đến vẻ đẹp sang trọng. Và đặc biệt là thiên điểu còn được trồng chậu trưng ở hiên nhà, lối ra vào, ban công, gần hồ bơi hay bất kỳ không gian ngoại thất nào bạn muốn nổi bật.

Tuy nhiên một lưu ý là hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, bỏng rát lưỡi và nếu đứng lâu ngửi hoa sẽ gây cảm giác khó chịu. Vì thế không nên ngửi hoa, đứng gần hoa lâu, đặc biệt không để trẻ nhỏ tiếp xúc với hoa.

Cây thiên điểu, giống cây thân cỏ có tuổi thọ kéo dài nhiều năm, khi cây ra hoa cho những màu sắc bắt mắt nổi bật với màu vàng cam. Có lẽ chính bởi cây mang trên mình màu sắc tuyệt đẹp nên không ít người luôn muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa thiên điểu này làm đẹp cho không gian.

Cây thiên điểu là cây chiếu sang dài, ưa nắng, sợ ánh sang trực xạ. Yêu cầu ấm áp, ẩm ướt, thoáng gió, tránh gập nước, không ưa rét, sợ sương muối.

Chậu trồng cây Cây thiên điểu có thể mọc trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp nhiều mùn, pha cát. Vùng nguyên sản hoa nở vào mùa xuân, vùng khác nở vào mùa hè cho đến tháng 10. Mỗi kỳ nở hoa kéo dài 30 – 40 ngày, hoa nở đơn độc chỉ 15 ngày.

Cây thiên điểu vốn là cây ưa sáng và ưa nắng, tuy nhiên nó vẫn luôn sợ ánh sáng trực xạ. Và khi nhân giống cây hoa này người ta có 2 cách, thứ nhất là nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và cách nhân giống tách cây.

Với phương pháp nhân giống gieo hạt, áp dụng bằng cách sau khoảng thời gian thụ phấp bằng nhân tạo từ 80 đến 100 ngày, hạt sẽ bắt đâu chin và bạn cần thu hái hạt ngay lúc này cũng như tiến hành gieo hạt luôn. Trước khi gieo hạt bạn cần ngâm cho hạt nở và khử trùng để đảm bảo tỷ lệ thành xông của hạt nhiều hơn.

Phương pháp tách cây, có nghĩa bạn tách nhánh cây con từ thân cây mẹ, tách khi cây con bắt đầu có 3-5 lá non, lưu ý trong quá trình tách cây không được để cây bị đứt rễ cũng như ảnh hưởng đến cây mẹ.

Khi làm luống trồng cần cao khoảng 40 đến 50 cm và rộng khoảng 1.80cm, khi trồng cây con thì bạn không nên đặt cây quá sâu, nó có thể làm cho cây bị nghẽn rễ và đảm bảo lượng ánh sáng cho cây. Tuần đầu tiên sau trồng bạn chỉ nên tưới mỗi ngày 1 lần và giàm dần cho những tuần sau đó, nhưng cũng không để đất quá khô.

Cây thiên điểu có nhu cầu cao về dinh dưỡng

Nhiệt độ thích hợp cho cây thiên điểu sinh trưởng và phát triển chính là vào khoảng thời gian tháng 3 đến tháng 4 và tháng 10. Vào mùa hè cây thường bị khô và dễ phát sinh sâu bệnh hại do đó bạn cần che nắng, che bóng cho cây.

Và nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa chính là 15 đến 24 độ C, vào khoảng nhiệt độ 18 độ C sẽ rút ngắn thời kỳ ra hoa khoảng 5 đến 7 ngày, còn với nền nhiệt độ cao khoảng 28 độ C thì cây vẫn có thể ra hoa nhưng bông sẽ bé hơn rất nhiều.

Nhu cầu dinh dưỡng về phân bón của cây là ở mức trung bình, chúng thường hút nhiều dinh dưỡng cho cây ở thòi kỳ sinh trưởng. Sử dụng phân NPK 1 lần, trong giai đoạn cây ra hoa thì bón phân photphat canxi 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 đến 15 ngày. Bên cạnh phân bón thì bạn cũng cần tiến hành tỉa lá, cắt bỏ những hoa khô để giảm sâu hại và tính thẩm mỹ cho cây.

Cây thiên điểu trồng trong nhà giúp cảnh quan không chỉ thêm phần độc đáo, nổi bật mà còn giúp cảnh vật trở nên trật tự hơn. Tuy nhiên, cây có độc tố nên bạn nên lưu ý để tránh nguy hiểm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Cây Dây Nhện Trong Nước Từ Cây Con (Trồng Thủy Sinh) trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!