Xu Hướng 10/2023 # Cách Nấu Chè Bí Đỏ Bột Báng Sữa Tươi Thơm Ngon Tại Nhà # Top 13 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Nấu Chè Bí Đỏ Bột Báng Sữa Tươi Thơm Ngon Tại Nhà # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chè Bí Đỏ Bột Báng Sữa Tươi Thơm Ngon Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chè bí đỏ bột báng sữa tươi thơm ngọt, béo ngậy không những là món chè dễ thực hiện mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Bí đỏ trong món chè có tác dụng rất lớn giúp ngăn ngừa sự lão hóa đồng thời tốt cho mắt, thúc đẩy quá trình tạo máu rất hiệu quả. Hôm nay Minstore sẽ chia sẻ công thức cách nấu chè bí đỏ bột báng sữa tươi thơm ngon tại nhà

Cách nấu chè bí đỏ bột báng sữa tươi

Nguyên liệu nấu chè bí đỏ bột báng sữa tươi cho 3 người

Bí đỏ nhỏ 1/2 quả

Bột báng 50 g

Sữa tươi 220 ml

Cách chọn mua bí đỏ để nấu chè bí đỏ bột báng sữa tươi

Bí đỏ ngon, chín già sẽ có lớp vỏ ngoài cứng chắc, không bị biến dạng hay dập nát. Cầm quả bí lên có cảm giác chắc nặng tay là bí đặc ruột, ít hạt hơn.

Nên chọn bí có phần cuống tươi, dài khoảng 2cm thì sẽ để được lâu hơn.

Không mua nếu thấy bí có vỏ mềm, cắt ra thấy thịt quả bí mềm nhũn, có dấu hiệu hư thối.

Nguyên liệu nấu chè bí đỏ bột báng sữa tươi

Cách nấu chè bí đỏ bột báng sữa tươi thơm ngon tại nhà

Cách nấu chè bí đỏ bột báng sữa tươi thơm ngon tại nhà được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Trước tiên bạn lấy bột báng rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 15 phút.

Bí đỏ sau khi rửa sạch cắt miếng vuông vừa ăn, cỡ 2cm x 2cm.

Tiếp đến bạn lấy sữa cho vào ly rồi cho thêm vào khoảng 4 đến 5 thìa đường và khuấy tan.

  

Bước 2: Nấu chè

Ta đổ nước vào nồi sau đó cho bí đỏ vào đun, chú ý để lửa vừa vừa không để lửa quá lớn.

Do đặc thù bí đỏ chín khá nhanh, nên sau khi bí sôi khoảng 10 phút thì bạn nên cho thêm bột báng vào.

Bạn đun đến khi nào bột báng chuyển qua trong thì nên cho thêm sữa vào nồi rồi lắc nhẹ để sữa tan đều và bí cũng thấm được vị ngọt.

Bạn không nên dùng đũa hay thìa để đảo vì lúc này bí khá mềm nên rất dễ bị nát. Sau khoảng 2 phút bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi múc chè ra chén.

  

Thành phẩm món chè bí đỏ bột báng sữa tươi

Món ăn này dù ăn nóng hay lạnh đều có vị ngon tuyệt vời.

Cách nấu chè bí đỏ bột báng sữa tươi

Lưu ý khi nấu chè bí đọ bột báng sữa tươi thơm ngon

Bí đỏ bạn có thể để nguyên miếng hoặc dằm nát khi ăn tùy theo sở thích.

Nếu muốn món ăn có hình thức đẹp mắt hơn bạn có thể tạo hình bí đỏ bằng cách vo thành những viên hình tròn. Để làm như vậy bạn cần dùng thêm bột nếp và bột dừa để tạo chất kết dính. Cách làm như sau:

Bột báng luộc chín, rửa với nước lạnh, vớt ra để riêng. Hấp hoặc luộc chín bí đỏ sau đó dùng thìa nghiền nát, trộn đều với 20g bột nếp, 20g bột dừa và 15g đường.

Nhào cho bí đỏ cho mịn rồi vo thành các viên nhỏ vừa ăn.

Đun sôi 1 nồi nước, thả bí đỏ vào luộc cho bột nếp chín, khi thấy những viên bí đỏ nổi lên trên thì dùng muôi thủng vớt ra.

Hòa tan chút bột dừa và đường trắng với nước nóng, thả những viên bí đỏ cùng bột báng đã luộc chín vào và thưởng thức. Ăn nóng hay lạnh đều được.

Chè Kho Là Gì? Cách Nấu Chè Kho Đậu Xanh Thơm Ngon Ngay Tại Nhà

Chè kho là gì?

Chè kho là một món ăn thân thuộc không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân miền Bắc bộ

Chè kho là một món ăn thân thuộc không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân miền Bắc bộ. Chỉ với 2 nguyên liệu chính đơn giản là đậu xanh và đường nhưng để nấu được món chè kho hoàn hảo thì đòi hỏi người nấu phải có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ nhất định trong từng bước thực hiện.

Với hương vị thơm nồng ngọt dịu, sự hòa quyện của đậu xanh và đường mang đến nét đặc trưng cho món chè kho khiến người ăn không thấy ngán ngẩm mà còn khó cưỡng lại trước sự hấp dẫn của nó.

Nguyên liệu làm món chè kho đậu xanh Cách làm món chè kho đậu xanh

Bước 1: Nấu đậu xanh

Nấu đậu xanh với lửa vừa

Đậu xanh sau khi mua về rửa sạch sau đó ngâm nước trong vòng 4 giờ để đậu xanh được nở ra. Sau khi ngâm đậu xanh bạn vớt đậu ra và cho đậu vào nồi nước cùng một muỗng cà phê muối và đậy nắp nấu chín đậu với lửa vừa.

Bước 2: Vớt bọt

Hớt phần bọt trên bề mặt để hỗn hợp trong hơn

Sau khi đậu sôi ta mở nắp nồi và hớt phần bọt trên bề mặt để hỗn hợp trong hơn sau đó ta đậy nắp nồi và tiếp tục nấu đậu với lửa nhỏ đến khi đậu mềm nhừ ra.

Bước 3: Rang mè

Rang mè đều tay cho đến khi mè ngả màu nâu nhạt

Cho vào chảo 10g mè và rang mè đều tay cho đến khi mè ngả màu nâu nhạt là có thể tắt bếp và đổ ra chén.

Bước 4: Bỏ đường vào đậu

Cho đường cát vào đậu và đảo đều tay

Khi hỗn hợp đậu đã chín nhừ thì ta cho 300g đường cát vào và đảo đều tay liên tục. Lưu ý bạn không nên giảm lượng đường vì nếu thiếu đường hỗn hợp đậu sẽ không giữ được lâu và dễ thiu.

Bước 5: Cho dầu ăn vào hỗn hợp

Cho dầu ăn vào hỗn hợp

Sau khi thấy hỗn hợp đường và đậu xanh đã hòa quyện và mịn thì ta sẽ cho vào 50g dầu ăn. Dầu ăn giúp hỗn hợp đậu được bóng mượt và giữ được lâu hơn không bị khô, thêm vào đó còn mang đến mùi thơm đặc trưng cho món chè kho truyền thống.

Bước 6: Cho vani vào đậu và hoàn thành

Cho vani vào đậu và hoàn thành

Hỗn hợp đậu sau khi cho dầu ăn vào ta tiếp tục khuấy liên tục đều tay đến khi hỗn hợp có màu trong hơn và đạt độ đặc nhất định thì tắt bếp. Sau đó ta cho một muỗng cà phê vani vào hỗn hợp khuấy đều để có mùi thơm rồi múc đậu ra đĩa và rắc thêm ít mè lên bề mặt để thêm mùi thơm.

Thành phẩm

Chỉ cần chút kiên nhẫn và tỉ mỉ bạn đã hoàn thành món chè kho đậu xanh thơm ngon cho mâm cơm ngày Tết rồi đấy. Miếng đậu xanh mềm mịn tan ngay khi đưa vào miệng mang theo vị ngọt và béo béo của dầu ăn và mùi thơm nhè nhè của vani sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại được. Món chè kho đậu xanh càng ngon hơn khi kết hợp với tách trà nóng thơm ngon trung hòa được vị ngọt của đậu xanh mang lại.

Đăng bởi: Ngyễn Phương

Từ khoá: Chè kho là gì? Cách nấu chè kho đậu xanh thơm ngon ngay tại nhà

Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Khoai Môn Lá Dứa Thơm Ngon, Hấp Dẫn Tại Nhà

1. Nguyên liệu nấu chè khoai môn kết hợp lá dứa

– 1 củ khoai môn

– 300gr gạo nếp

– 300gr đường

– 1 lon nước cốt dừa, 1/2 lon nước (dùng lon nước cốt dừa đong), 1 thìa bột năng, 1 thìa nước

– 1 xíu muối

– 2 bó lá dứa (lá nếp), 1 bó xay với 1 chút xíu nước, lọc bỏ bã

– 2 lít nước

2. Cách nấu chè khoai môn lá dứa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Gạo nếp bạn vo sạch

– Khoai môn bỏ vỏ, rửa sạch sau đó cắt hạt lưu to

Bước 2: Cho nước vào nồi đun sôi, cho gạo nếp với 1 bó lá dứa vào khuấy đều nấu cho gạo vừa

Bước 3: Khoai môn cho vào bát bọc màng thực phẩm cho vào lò vi sóng quay 5 phút.

Bước 4: Gạo nếp đã chín tới thì cho khoai môn vào nấu cho khoai chín, rồi cho nước lá dứa vào nồi chè cùng với đường, muối đảo đều để chè không bị dính đáy nồi. Khi chè sôi, bạn nếm thủ xem độ ngọt đã hợp khẩu vị chưa và tắt bếp

Bước 5: Nấu nước cốt dừa

– Cho nước cốt dừa, 1/2 lon nước vào nồi cùng với 1 xíu muối, 2 thìa đường, 1 bó lá dứa. Bật bếp lửa nhỏ đun cho sôi sau đó bạn lấy 1 thìa bột năng, 1 thìa nước cho vào 1 cái bát con khuấy đều. Chế từ từ nước bột năng vào nồi nước cốt dừa sao cho hơi sánh lại là vừa, vừa chế vừa khuấy đều và đun sôi trở lại thì tắt bếp.

Như vậy đến đây bạn đã hoàn thành món chè khoai môn lá dứa rồi. Để thưởng thức bạn chỉ cần múc chè ra bát rồi chan nước cốt dừa lên là có thể cảm nhận vị beo béo của cốt dừa, mùi thơm hấp dẫn của lá dứa rồi. Nếu thích ăn lạnh, bạn có thể thêm đá hoặc để vào tủ lạnh một chút là được.

3. Lưu ý khi thực hiện chè khoai môn kết hợp lá dứa

Để món chè thành công, bạn cần chú ý khi chọn mua nguyên liệu.

Cách chọn mua gạo nếp ngon dẻo:

– Chọn mua những hạt nếp có kích thước to đều hạt, trắng đục, bên ngoài căng bóng và hạt không bị gãy.

– Không nên chọn hạt nếp bị mùn, bị đồ lông hoặc có màu vàng.

– Bạn có thể nếm thử nếp bằng miệng, nếu có vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ thì là nếp ngon.

– Ngoài ra, gạo nếp ngon sẽ có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng giống gạo. Còn đối với loại nếp để lâu thường sẽ mất mùi và khi nấu cũng sẽ không giữ được độ thơm ngon.

– Bạn có thể tham khảo các loại nếp ngon như: nếp cái hoa vàng, nếp Tú Lệ, nếp nương Điện Biên, nếp ngỗng và nếp nhung.

Cách chọn mua khoai môn ngon cho chè khoai môn lá dứa:

– Nên chọn mua những củ khoai hình bầu dục, vỏ bên ngoài sần sùi, vẫn còn râu đất, kích thước vừa phải.

– Nên chọn những củ khoai nhẹ, vì bên trong sẽ nhiều tinh bột hơn, lúc nấu sẽ dẻo thơm hơn.

– Một lưu ý dành cho bạn nếu lựa chọn khoai đã qua sơ chế đó là bạn có thể nhìn vào phần thịt khoai, nếu có nhiều vân tím và đỏ thì chứng tỏ khoai ngon và bùi.

– Nên chọn những quả khoai có nhiều lỗ trũng trên vỏ, đó là những củ khoai đã già tháng, hàm lượng tinh bột cao hơn. Tránh chọn những củ có vỏ nhẵn và ít lỗ trũng.

– Không nên chọn những củ khoai có vết xước do quá trình thu hoạch vì sẽ dễ bị côn trùng xâm nhập.

– Những củ khoai càng nặng thì bên trong càng nhiều nước, khi nấu ra sẽ có vị nhạt và không được bùi cũng không nên mua.

Đăng bởi: Phát Nguyên

Từ khoá: Hướng dẫn cách nấu chè khoai môn lá dứa thơm ngon, hấp dẫn tại nhà

Cà Phê Sữa Có Tốt Không? Cách Pha Cà Phê Sữa Thơm Ngon Tại Nhà

Nguyên liệu

Sữa đặc có đường

Cà phê phin

Nước sôi

Cách pha cà phê sữa

Bước 1 Pha cà phê sữa

Cho vào 2 – 3 muỗng sữa đặc vào ly, tùy theo vị ngọt mà bạn uống.

Đặt phin cà phê lên ly, cho vào phin 2 muỗng cà phê, nén chặt bằng chiếc lọc. Chú ý không nên nén quá chặt, cà phê sẽ không thấm được hết nước. Cho một ít nước vừa đủ tráng sơ qua cà phê vào phin và để trong 1 phút để cà phê nở đều và dậy mùi thơm.

Sau đó, bạn cho nước sôi vào đầy phin, đậy nắp và thư giãn nhìn cà phê từ từ nhỏ giọt.

Bước 2 Hoàn thành món cà phê sữa

Khi cà phê đã nhỏ giọt hết, bạn lấy phin ra, khuấy đều sữa và cà phê lên để 2 thành phần hòa quyện vào nhau. Có thể cho thêm 2-3 hạt muối tinh để đầm lại vị ngọt và giúp cà phê dậy mùi hơn bạn nha.

Thêm đá hoặc uống nóng tùy theo sở thích, vậy là bạn đã có ly cà phê sữa thơm ngon đúng điệu rồi.

Thành phẩm

Chất lượng cà phê

Để pha được ly cà phê sữa ngon đúng chuẩn thì trước tiên cà phê phải sạch, nguyên chất 100%.

Không chọn những loại cà phê đã pha tẩm các nguyên liệu khác (như bột ngô, cám gạo,…) như vậy sẽ không giữ được hương vị thuần túy của hạt cà phê và cũng không tốt cho sức khỏe.

Chú ý đến nước khi pha

Thật ra nước cũng là một yếu tố quyết độ độ ngon của ly cà phê sữa. Trong quá trình pha cà phê, nên dùng nước lọc, sạch, tinh khiết, không có mùi lạ. Như thế thì bạn mới pha được phin cà phê ngon và chất lượng.

Dụng cụ pha chế

Cần thường xuyên vệ sinh dụng cụ pha chế để cho ra được những tách cà phê ngon. Bạn cũng cần tráng kỹ phin pha bằng nước sôi trước khi pha như vậy sẽ giúp khử trùng phin và giúp cho mùi vị cà phê không bị ảnh hưởng.

Bạn cũng nên chọn phin nhôm để pha cà phê thay vì phin inox. Bởi vì phin nhôm sẽ có nhiều lỗ hơn, cà phê sẽ lọc chậm và ngon hơn nhiều.

Cà phê sữa là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe nếu bạn dùng với lượng thích hợp:

Giúp bạn tỉnh táo, tập trung và giảm bớt căng thẳng

Đốt cháy các axit béo giúp giảm mỡ thừa tron g cơ thể, giảm béo

Làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh như tiểu đường tuýp 2, bệnh về tim mạch, dị ứng, hen, bệnh Gout và Parkinson

Cà phê sữa thông thường, với vài thìa đường nhỏ, chứa khoảng 300 calo

Advertisement

caffein bên trong giúp đốt cháy axit béo giúp bạn giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể.

Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng các mẹ bầu không nên uống cà phê sữa vì:

Chứa caffein, chất kích thích gây tăng nhịp tim, bồn chồn, khó ngủ, caffein còn có nguy cơ xâm nhập qua dạ con, từ đó tiếp xúc với thai nhi, gây nguy hại cho đứa bé.

Chứa phenol, chất ngăn cản sự hấp thu sắt của cơ thể trong khi sắt lại rất quan trọng và thiết yếu trong quá trình mang thai.

2 Cách Nấu Lagu Bò Với Nước Dừa Và Sữa Tươi Cực Ngon

1. Cách nấu lagu bò nước dừa

Nếu bạn yêu thích hương vị ngọt ngào, thơm dịu của cốt dừa thì lagu bò nước dừa là lựa chọn tuyệt vời. Món ăn có sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt mềm của bò, hương vị thanh mát của rau củ và vị ngọt, béo ngậy của nước dừa chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời.

Ảnh: Sưu tầm

Chuẩn bị nguyên liệu

Để nấu lagu bò nước dừa, bạn sẽ cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:

Bắp bò: 750 gram

Cà rốt: 2 củ

Khoai tây: 3 củ

Hành tây: 1 củ

Cà chua: 2 quả

Đậu Hà Lan: 1 bát

Bột mì: 2 thìa canh

Rượu trắng: 1 thìa canh

Tương cà: 3 thìa canh

Tỏi băm nhuyễn: 1 thìa cafe

Gừng đập dập, hành tím cắt nhỏ

Hành lá, rau mùi

Nước dừa: 800ml

Gia vị: đường, muối, bột nêm,…

Giải đáp thêm: Bắp bò làm gì ngon? 

Hướng dẫn chi tiết cách chế biến món ăn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt bò rửa sạch với nước muối, để ráo sau đó cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn, dày khoảng 5cm. 

Thêm hành khô, hạt tiêu, dầu hào và các loại gia vị vào ướp thịt bò. Để khoảng 30 phút để thịt thấm gia vị. (Trong quá trình đợi thịt bò ngấm, bạn tiến hành sơ chế các nguyên liệu còn lại)

Ảnh: Sưu tầm

Cà rốt và khoai tây rửa sạch, nạo vỏ rồi cắt thành miếng vuông nhỏ vừa ăn. 

Đậu Hà Lan rửa sạch sau đó để ráo.

Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái múi cau.  

Bước 2: Làm nước sốt cà chua

Luộc chín cà chua sau đó lột bỏ phần vỏ và tách bỏ hạt.

Dùng thìa dằm nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn 

Phi thơm tỏi băm trong một chiếc nồi đáy dày, đổ cà chua dằm nhuyễn, cho thêm 2 thìa tương cà, bột mì và đun sôi. 

Bước 3: Nấu lagu bò nước dừa

Bỏ thịt bò đã ướp vào hỗn hợp sốt cà chua, đảo đều đến khi thịt săn lại, chín mềm thì cho 800ml nước nước dừa và 400ml nước lọc vào đun cùng. 

Đợi tới khi nước sôi, cho thêm vài lát gừng đập dập, vài miếng hành tím cắt nhỏ, đậy nắp nồi và đun lửa nhỏ từ 10 – 20 phút. 

Cho cà rốt và khoai tây vào nấu khoảng 10 phút đến khi chín mềm. Sau đó, gia giảm gia vị trong món ăn sao cho hợp khẩu vị.

Cho nốt đậu Hà Lan, hành tây và rượu trắng vào. Nấu thêm khoảng 10 phút thì cho thêm hành lá, rau mùi rồi tắt bếp. 

Thành phẩm sau khi chế biến

Với 3 bước đơn giản, bạn đã hoàn thành xong món lagu bò nước dừa ngọt ngào, thanh mát. Món ăn thích hợp dùng nóng, khi ăn múc ra bát và chấm cùng bánh mì sẽ rất ngon.

Ảnh: Sưu tầm

2. Cách nấu lagu bò sữa tươi

Ảnh: Sưu tầm

Chuẩn bị nguyên liệu

Bắp bò luôn là phần thịt ngon nhất nên được lựa chọn khi nấu lagu. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu sau trước khi bắt tay vào làm món ăn.

Bắp bò: 700 gram

Nấm mỡ: 200 gram

Khoai tây: 2 củ 

Sữa tươi không đường: 500ml 

Bột cà ri: 1 thìa cà phê

Tỏi tây băm nhuyễn: 1 thìa cà phê

Gừng đập dập

Dầu ăn, gia vị: đường, muối, bột nêm

Chế biến món ăn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cắt bỏ lớp mỡ bên ngoài bắp bò, sau đó rửa sạch với nước và để ráo 

Đun sôi nước cùng gừng đập dập, sau đó cho bắp bò vừa rửa vào luộc sơ qua khoảng 5 phút.

Tiếp đến, vớt thịt ra rổ và xả lại với nước sạch rồi cắt thịt thành các miếng dày khoảng 2cm.

Nấm mỡ cắt gốc, rửa sạch với nước muối pha loãng. 

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn sau đó cho vào vải thưa thấm khô 

Chiên vàng khoai tây trên lửa lớn, sau đó vớt ra rổ có giấy thấm dầu.

Bước 2: Cách nấu lagu bò sữa tươi

Phi thơm tỏi sau đó thêm bột cà ri vào xào trên lửa vừa khoảng 5 phút.

Cho tiếp phần bắp bò vào xào thêm khoảng 5 phút rồi cho thêm ½ lượng sữa tươi cùng nước vào sao cho ngập qua thịt bò khoảng 1cm. 

Nấu sôi món ăn trên lửa lớn, chú ý hớt hết bọt trong quá trình nấu. 

Sau khi hớt bọt, bạn đậy nắp nồi và hầm bò trên lửa nhỏ liu riu để thịt mềm. 

Thêm nốt phần nấm mỡ, khoai tây cùng phần sữa tươi còn lại vào, nấu tới khi sôi thì nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. 

Thành phẩm sau khi thực hiện

Với cách nấu lagu bò sữa tươi này sẽ được thành phẩm thơm béo, khi ăn có vị đậm đà mà không bị ngấy. Bát múc lagu bò ra bát to, trang trí thêm chút tiêu xay và rau mùi là có thể thưởng thức. Đây chắc chắn sẽ là một món ăn từ thịt bò lạ miệng mà ai cũng yêu thích.

Ảnh: Sưu tầm

3. Lưu ý để nấu lagu bò ngon hơn

Trong cách nấu lagu bò, bạn hãy bỏ túi một số lưu ý sau sẽ giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Chọn thịt bò có màu đỏ tươi, phần mỡ vàng, gân trắng. Thịt ngon khi sờ vào sẽ có độ đàn hồi và có mùi thơm đặc trưng của thịt bò. 

Không nên ướp thịt bò với nước mắm vì sẽ làm mất vị ngon của thịt và các nguyên liệu khác. 

Lagu bò khi hầm chín sẽ có phần thịt và rau củ quả mềm, thơm nhưng không được nát. 

Nước dùng lagu bò có độ sệt vừa phải, ăn có độ sánh, béo ngậy. 

Món lagu bò nên được ăn khi còn nóng vì nếu để nguội mỡ sẽ đóng váng làm mất vị ngon của món ăn. khi còn nóng, nếu để nguội mỡ sẽ dễ bị đóng váng mất ngon.

Đăng bởi: Thảo Nguyễn

Từ khoá: 2 Cách nấu lagu bò với nước dừa và sữa tươi cực ngon

3 Cách Nấu Lẩu Cua Đồng Thơm Ngon, Ngọt Nước Đơn Giản Tại Nhà

Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng

300-400g cua đồng

150-200g xương ống

200-300g thịt bò

3 miếng đậu hũ

Cà chua, hành lá

Các loại rau nhúng lẩu

Gia vị: Muối, tiêu, nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn, hành phi, tỏi phi

Các bước thực hiện

Bước 1 Sơ chế cua

Cua đồng sau khi mua về thì bạn cho vào thau nước cùng với vài muỗng cà phê muối để xóc nhiều lần, nhằm làm sạch chất bẩn bên ngoài thân cua.

Sau đó, bạn lật phần yếm của cua lên, lấy một con dao mũi nhọn đâm vào chỗ lõm dưới bụng cua đến khi chân và càng duỗi thẳng ra. Khi đó, bạn đã có thể tách được mai cua, phần trứng xốp ở yếm. Bạn nên lấy một chiếc muỗng sạch để gỡ lấy gạch cua cho vào chén.

Thịt cua sau đó thì bạn rửa sạch với nước một lần nữa rồi đem đi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút thì rửa lại, sau đó bạn đem đi giã hoặc xay nhuyễn.

Mẹo hay: Khi giã hay xay cua thì bạn nên cho vào ít muối sẽ giúp riêu cua tạo thành mảng ngon hơn và hạn chế bắn vỏ của ra bên ngoài.

Cuối cùng, bạn cho phần cua đã xay vào thau với khoảng 2 lít nước sạch, bóp nhuyễn khoảng 5 phút thì lọc lại lấy nước cua, bỏ phần xác.

Bước 2 Sơ chế và ướp thịt bò

Thịt bò mua về thì bạn rửa sạch, khử mùi hôi rồi thái lát mỏng và ướp với khoảng 2 tép tỏi băm, 1 củ gừng nhỏ băm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh dầu ăn, 1/2 muỗng canh hành phi, 1/2 muỗng canh tỏi phi trong khoảng 20 phút cho thấm gia vị.

Bước 3 Sơ chế các nguyên liệu khác

Bạn dùng 2 trái cà chua rửa sạch, 1 trái dùng để cắt hạt lựu, 1 trái dùng để thái múi cau. Hành lá thì bạn rửa sạch và thái nhỏ.

Trong khi đó, hành tím thì bạn dùng 3 củ bóc vỏ, thái lát, 3-4 củ bóc vỏ đập dập, sả rửa sạch cắt khúc và đập dập.

Đối với các loại rau sống ăn kèm, bạn hãy lặt bỏ lá sau, hư rồi rửa sạch, ngâm với nước muối cho sạch rồi để ráo.

Đậu hũ thì bạn cắt thành miếng vuông nhỏ, sau đó chiên vàng đều là được.

Xương ống thì bạn rửa sạch, chặt thành từng khúc và chà xát với muối nhiều lần, rửa sạch lần nữa rồi chần qua nước sôi cho bớt mùi tanh.

Bước 4 Ninh xương làm nước dùng

Bạn cho xương ống vào nồi với khoảng 2 lít nước cùng với 3-4 củ hành tím đập dập để ninh trong khoảng 30 phút. Sau đó bạn vớt xương, hành tím ra để lấy nước dùng.

Bước 5 Xào gạch cua

Bạn bắc một chiếc chảo dầu trên bếp, cho hành tím đã thái mỏng vào để phi thơm, sau đó vớt hành tím ra và cho cà chua vào xào cùng với 1 muỗng canh nước mắm, đảo đều.

Tiếp theo bạn cho gạch cua vào đảo qua lại từ 2-3 phút đến khi gạch cua tan ra thì tắt bếp.

Bước 6 Nấu lẩu

Bạn cho phần nước cua đã lọc được cùng với nước ninh xương vào nồi, nấu ở lửa vừa đến khi sôi thì vớt thịt cua ra để riêng. Sau đó bạn cho hành lá vào.

Cuối cùng bạn nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp, múc ra nồi nhỏ, cho thêm đậu hũ, riêu cua, nhúng thịt bò vào để ăn.

Thành phẩm

Hương vị nước lẩu cua đồng thơm ngon, đậm vị được nêm nếm vừa ăn, hợp khẩu vị. Rất thích hợp ăn kèm với bún, cơm, các loại rau sống và chấm nước mắm ngon.

Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng miền Tây

500g cua đồng xay nhuyễn

3 con cua (nên chọn cua cốm (cua lột))

6 quả cà chua

5 nhánh sả

Hành tím băm, tỏi, ớt băm

Rau ăn kèm: rau mồng tơi, bông bí, mướp hương, rau dền, nấm rơm,… tùy khẩu vị

Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn

Bún hoặc mì ăn kèm

Các bước nấu lẩu cua đồng miền Nam

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Cua đồng xay nhuyễn các bạn pha với 1.5 – 2 lít nước rồi lọc lấy thịt cua từ từ cho đến khi chỉ còn lại xác cua.

Cua lột bạn làm sạch, tách mai lấy gạch để riêng, sau đó cắt cua làm đôi hoặc làm tư tùy theo kích thước cua sao cho vừa ăn.

Sả đập dập rồi cắt thành từng khúc để tăng thêm hương vị cho món lẩu.

Cà chua bạn cắt múi cau vừa ăn.

Bước 2 Nấu nước dùng cua

Cua sau khi lọc hết thịt, bạn cho 1 thìa muối vào nồi nước thịt cua rồi đun với lửa vừa để thịt cua từ từ nổi lên và kết lại với nhau.

Bước 3 Xào cua và hoàn thành món lẩu cua đồng

Trong lúc chờ nấu nước dùng, bạn làm nóng chảo rồi cho vào 2 thìa dầu ăn, khi dầu nóng thì bạn cho một phần hành tím, tỏi ớt băm vào phi cho vàng.

Khi hành tỏi đã thơm, bạn cho cà chua vào xào với lửa vừa và nêm thêm chút đường muối cho đậm đà. Khi cà chua vừa chín tới và ra màu thật đẹp, bạn cho tất cả cà chua vào nồi nước dùng.

Tiếp tục dùng chảo xào cà lúc trước, bạn cho thêm ít dầu và hành tỏi băm còn lại để phi thơm. Sau đó bạn cho gạch cua vào để xào trước để gạch cua lên màu hấp dẫn.

Nêm nếm nước dùng với gia vị sao cho vừa ăn, khi nước dùng sôi lên lại thì bạn vớt sả ra ngoài. Lúc cua vừa chín tới thì bạn tắt bấp. Món lẩu cua đồng đã hoàn thành rồi đấy!

Thành phẩm

Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng vịt lộn

500g cua xay

5 trái hột vịt lộn

3-4 trái cà chua

200g chả cá

3 miếng đậu hũ chiên vàng

200g nấm rơm

5-6 củ hành lá

Rau lẩu: Mồng tơi, mướp, bông bí

Gia vị: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt

Các bước làm lẩu cua đồng hột vịt lộn

Bước 1Lọc cua

Bạn cho 1/2 muỗng cafe muối vào thịt cua xay. Cho nước vào và tiến hành lược cua. Bạn lược từng phần nhỏ để lấy được hết phần thịt và chất dinh dưỡng trong cua.

Đổ qua ray để lấy nước dùng. Chú ý đổ nước từ từ và lược dần đến khi vỏ cua trắng thì dừng lại.

Bước 2 Sơ chế nguyên liệu

Bạn cắt đôi nấm rơm và ngâm với nước muối.

Cho hành lá xắt nhuyễn, 1 ít hành phi và 1 ít dầu ăn vào chả cá rồi trộn đều lên.

Chuẩn bị 1 chiếc chảo, phi thơm hành tím lên rồi cho cà chua vào xào. Bạn thêm vào 1 muỗng canh hạt nêm để cà chua thêm đậm đà.

Bước 3 Nấu lẩu

Bắc nồi nước lọc cua lên bếp rồi đun sôi. Chú ý đun với lửa vừa để gạch cua không bị bể.

Khi gạch cua nổi lên và tạo thành những tảng lớn thì vớt ra. Sau khi vớt hết gạch ra, bạn trút hết phần cà chua vừa xào vào nồi nước dùng. Khi nước sôi lại, bạn dùng muỗng xắn từng miếng chả cá nhỏ rồi bỏ vào. Nêm nếm cho vừa ăn.

Khi chả cá chín, bạn cho nấm rơm, cà chua và đậu hũ vào. Nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Khi ăn, bạn bắc lên bếp rồi đập trứng vịt lộn vào và thưởng thức.

Thành phẩm

Vậy là món lẩu cua đồng hột vịt lộn đã hoàn thành rồi. Không quá khó và phức tạp đúng không nào? Món lẩu cua đồng thơm ngon và hấp dẫn này chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn thích mê. Nước dùng thì ngon ngọt, gạch cua rất bùi, chả cá lại dai dai

Advertisement

Cách chọn mua cua đồng tươi ngon

Chọn cua đồng có màu vàng sáng, mai cua chắc.

Nên chọn những con cua có càng nhỏ, vỏ càng chắc, càng khỏe.

Nên chọn mua cua cái sẽ chắc thịt và nhiều gạch hơn cua đực.

Chọn cua có kích thước vừa phải, vì cua nhỏ quá thì ko có thịt, mà cua to quá thì thịt sẽ ko nhiều.

Không nên mua cua vào những ngày giữa tháng âm lịch, khi đó cua sẽ không có nhiều thịt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chè Bí Đỏ Bột Báng Sữa Tươi Thơm Ngon Tại Nhà trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!