Bạn đang xem bài viết Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Kiêng Gì Giúp Con Mau Khỏi? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở gia đình, trẻ cần được sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng như bát, đữa, bàn chải, khăn,… Người chăm sóc trẻ cũng cần phải đeo khẩu trang và vệ sinh sạch sẽ.
2.2. Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? – Đồ nếp và đồ ăn chua, cayBệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? Trước hết đó là những món ăn có vị chua, cay như cóc, sấu, me, dưa chua, cà muối, các thức ăn có ớt, tiêu. Mẹ cần hạn chế trong thực đơn khi trẻ bị quai bị vì những thực phẩm này sẽ làm tăng tiết nước bọt dẫn đến chỗ quai bị sẽ sưng to và dễ bị biến chứng sau này. Tuy nhiên, cam và chanh vẫn nên được sử dụng vì trong chúng có rất nhiều Vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Và các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu mỗi ngày uống 1 cốc nước cam thì thời gian mắc bệnh có thể rút ngắn lại 1/3 lần.
Bên cạnh đó, các thực phẩm khó tiêu như nếp, thức ăn cứng, khi ăn cần vận động cơ nhai và vòm họng nhiều cũng nên loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ khi bị quai bị.
Bệnh quai bị ở trẻ em nên kiêng các thực phẩm có vị cay, chua và cứng. Ảnh Internet
2.3. Kiêng gió và nước lạnhGió và nước lạnh là 2 điều kiêng cữ phổ biến nhất khi chảng may có người bị quai bị. Nguyên nhân là do gió và nước lạnh sẽ làm vùng mắc quai bị trở nên sưng và đau hơn.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà hạn chế luôn cả việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân của trẻ, vì đây là điều cần thiết để làm sạch cơ thể, triệt tiêu các vi khuẩn, vi trùng. Bố mẹ nên chú ý khi tắm, trẻ nên được tắm bằng nước ấm và tắm nhanh hơn bình thường, không nên ngâm mình quá lâu.
2.4. Kiêng vận động mạnhTrong thời gian mắc bệnh, cơ thể bé sẽ trở nên mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Có thể tạm gác các hoạt động cần phải vận động tay chân nhiều vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất đó ở nam giới là tinh hoàn sẽ trở nên sưng, đau (chạy hậu), teo tinh hoàn, viêm tinh hoàn và nguy hiểm nhất có thể gây ra vô sinh sau này.
2.5. Không được tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sỹCó rất nhiều trường hợp, bố mẹ đã tự ý dùng thuốc bôi, đắp, các mẹo dân gian để điều trị tại chỗ sưng nhưng điều này sẽ mang đến nhiều rủi ro như nhiễm trùng, viêm và sưng to hơn. Do đó, trẻ cần được đi khám bác sĩ để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình.
Ngoài ra, khi bị bệnh bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý và vệ sinh răng miệng thường xuyên để không cho vi khuẩn có môi trường phát triển.
Bệnh quai bị ở trẻ em không được tự ý dùng thuốc để tránh nhiễm trùng, viêm. Ảnh Internet
3. Bệnh quai bị ở trẻ em cần lưu ý những gì?Ngoài các phương pháp điều trị và kiêng cữ phù hợp thì trong cách chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị, bố mẹ cũng cần phải nắm rõ những lưu ý sau đây:
Nên bổ sung thêm hàm lượng đậu, rau xanh mỗi ngày nhằm đảm bảo được chất dinh dưỡng và tăng cường được sức đề kháng cho cơ thể.
Hệ tiêu hóa của bé trong thời gian này cũng khá nhạy cảm, bố mẹ nên cho bé ăn những thức ăn ở dạng lỏng.
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Nhưng tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin vì thuốc này không dùng để chữa bệnh quai bị mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ uy tín.
Đối với trẻ em nam khi bị viêm tinh hoàn, mẹ cho mặc quần lót phù hợp và chườm lạnh để giảm sưng đau.
Sau khi trẻ khỏi bệnh, vẫn cần được cách ly từ 5 – 7 ngày để đảm bảo an toàn cho cả bé và những người xung quanh.
Để yên tâm nhất về tình trạng đề kháng của con em, cha mẹ cần tìm hiểu các loại vắc-xin cần tiêm phòng cho con để ngăn ngừa quai bị, tránh nhiễm bệnh này.
Vắc-xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi.
Vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Ảnh Internet
Trong giai đoạn bệnh, cha mẹ là người đóng vai trò quan trọng nhất giúp tình trạng sức khỏe của bé nhanh chóng được phục hồi. Do đó, việc quan tâm đến bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì cũng là điều hết sức cần thiết, nhằm giúp các bậc phụ huynh nhẹ gánh lo và phòng tránh các biến chứng để trẻ luôn khỏe mạnh.
Hiền Anh tổng hợp
Triệu Chứng Của Bệnh Zona Thần Kinh – Nên Kiêng Gì Khi Bị Zona? – Khai Báo Y Tế
Triệu chứng của bệnh zona thần kinh – Nên kiêng gì khi bị zona ? 1. Những điều cần biết về bệnh zona
Bệnh zona thần kinh có tên tiếng Anh là shingles. Ở Nước Ta, bệnh còn có tên dân gian là bệnh giời leo. Zona là căn bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus thủy đậu, thuộc họ Herpes gây ra. Người bị thủy đậu chỉ bị bệnh một lần trong suốt cuộc sống. Nhưng virus thủy đậu vẫn hoàn toàn có thể sống sót trong khung hình dưới trạng thái tiềm tàng, không gây bệnh. Virus khi gặp điều kiện kèm theo thuận tiện hoàn toàn có thể tái hoạt và gây bệnh cho khung hình .
Bệnh zona khởi phát khi loại virus trên lan ra các đầu dây thần kinh, tấn công làm tổn thương niêm mạc, da. Đó là lý do zona thần kinh là bệnh da liễu nhưng lại gây ra ảnh hưởng tới thần kinh.
2. Triệu chứng của bệnh zona thần kinh là gì ?Khi người bệnh Zona có những triệu chứng bệnh tiên phong, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm nhất. Một số biểu lộ sớm của bệnh giời leo :
Nổi ban đỏ, đau rát, ngứa da
Nổi mụn nước, bọng nước lan theo dây thần kinh
Sốt 38 – 39 độ C
Đau đầu
Đau cơ
Rối loạn tiết mồ hôi
Ù tai, nghe kém
Nước tiểu vàng
Sợ ánh nắng
Nếu những mụn nước để lâu, nước mủ bên trong sẽ đục dần và vỡ ra, hình thành những vết sẹo vẩy trắng như hắc lào. Sau khi lành bệnh, nhiều bệnh nhân sẽ bị đau sau Zona. Lý do những cơn đau này là do tổn thương thần kinh lê dài từ 1 – 3 tháng .
3. Biến chứng của zona thần kinhBệnh zona thần có thể khỏi sau 2 – 3 tuần nếu được chữa trị sớm và đúng phương pháp. Nếu bệnh để kéo dài, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:
Mất thị lực tạm thời hoặc mù vĩnh viễn
Viêm phổi
Suy giảm thính giác
Viêm não, viêm màng não
Viêm gan, viêm thận
Nhiễm trùng, bội nhiễm
4. Lưu ý kiêng cữ khi bị bệnh zona thần kinh
Hạn chế dầu mỡ, chất béo: Các chất này khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn
Thức ăn nhanh, nhiều tinh bột, thực phẩm muối, chế biến sẵn
Đồ uống có cồn, bia, rượu: Cản trở hệ miễn dịch, bệnh tiến triển nhanh hơn
Nước ngọt có ga
Các loại thức ăn chứa axit amin arginine: Chocolate, bánh mì trắng, lúa mì, …
Các loại hạt dễ gây dị ứng: Hạnh nhân, hạt điều, …
Ngũ cốc tinh chế: Tăng lượng đường huyết, khiến vết thương lâu lành hơn
Bệnh nhân bị giời leo nên ăn những loại thực phẩm tốt, bổ trợ vừa đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Các món ăn nên sử dụng :
Thực phẩm giàu lysine: Sữa, pho mát, thịt gà,… Lysine có tác dụng ngăn cản sự phát triển của virus zona, tăng sức đề kháng
Thực phẩm giàu kẽm: Các loại rau xanh, cá hồi, thịt đỏ,… Kẽm giúp tăng sức đề kháng, khiến người bệnh mau lành vết thương
Hoa quả giàu vitamin B6, B12, C: Chuối, sữa chua, khoai lang, khoai tây, … tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi: Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng
5. Thuốc bôi điều trị bệnh zona giời leoBệnh zona thần kinh được bác sĩ kê những loại thuốc với công dụng giảm đau, giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương sâu, … Từ đó bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm thiểu biến chứng cũng như bảo vệ thẩm mỹ và nghệ thuật sau khi khỏi bệnh .
Các loại thuốc điều trị tại chỗ có thể được kê đơn:
Giảm đau, thuốc an thần
Chống viêm, chống nhiễm trùng: dung dịch xanh metylen 1%, hồ nước, thuốc mỡ, …
Thuốc kháng sinh, chống bội nhiễm, chống phù nề acyclovir, zovirax, Famciclovir…
Vitamin B1, B6, B12 liều cao đường uống hoặc tiêm
Thuốc tăng cường miễn dịch
Kem chống tạo sẹo
6. Phòng bệnh zona thần kinhĐể hạn chế lây lan virus từ người bệnh sang người lành, cần bảo vệ :
Sử dụng băng gạc che các vết mụn nước
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Rửa tay thường xuyên với xà phòng
Không để bệnh nhân gãi hay chà xát vào vùng phát ban
Phụ nữ có thai, trẻ em, trẻ sơ sinh cần tránh tiếp xúc với người bệnh
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng bừa bãi
Zona nhìn chung không phải một bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh zona để lại cho người bệnh nhiều mặc cảm sau khi bệnh hồi phục và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chính vì vậy việc khám và chữa trị sớm là vô cùng cần thiết.
Gà Con Bị Ủ Rũ Xệ Cánh Là Bệnh Gì? Cách Chữa Ra Sao
Nhiều bạn thắc mắc gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì và cách chữa ra sao. Nếu chỉ có các triệu chứng chung chung như vậy thì rất khó để biết nguyên nhân của bệnh. Mà khi đã không biết nguyên nhân của bệnh rồi cứ chữa theo kinh nghiệm và chia sẻ của một số người chăn nuôi khác thì may mắn có thể khỏi nhưng cũng có thể không. Do đó, nếu bạn đang gặp trường hợp gà bị ủ rũ xệ cánh teo lườn thì nên kiểm tra kỹ xem gà bị bệnh gì để có hướng chữa trị chứ không nên cho gà uống thuốc mà không biết bệnh.
Gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gìCó thể khẳng định gà con bị ủ rũ xệ cánh là tình trạng gà bị ốm. Khi gà bị ốm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khiến gà kém ăn, bỏ ăn, stress nên mới có tình trạng ủ rũ. Gà kém ăn dẫn đến thiếu chất không đủ dinh dưỡng nên có tình trạng xệ cánh (sã cánh) và teo lườn.
Nếu bạn đang thắc măc gà bị bệnh gì dẫn đến ủ rũ xệ cánh thì không có câu trả lời cụ thể vì gà cứ bị bệnh thì thường ủ rũ, nếu bệnh diễn biến nặng gà kém ăn, bỏ ăn sẽ dẫn đến tình trạng sã cánh, teo lườn. Để biết chính xác gà bị bệnh gì bạn nên xem các dấu hiệu khác của gà thì mới biết được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Cách chữa gà bị ủ rũ xệ cánhĐể chữa gà bị ủ rũ xệ cánh như vừa nói trên là phải tìm ra gà đang bị bệnh gì mới có thể trị được. Nhiều bạn chia sẻ cách chữa rất thần kỳ là cho dùng thuốc này cho dùng thuốc kia đảm bảo đỡ, đảm bảo khỏi. Còn nguyên nhân mọi người chia sẻ là tại sao nó khỏi thì không nói được vì theo kinh nghiệm chữa bệnh thấy như vậy. Do đó, NNO không khuyến khích các bạn làm chăn nuôi sử dụng các loại thuốc mà không biết gà đang bị bệnh gì. Tốt nhất, các bạn nên hỏi các đơn vị bán thuốc thú y ở địa phương hoặc bác sĩ thú y ở địa phương tới thăm khám để chuẩn đoán và cho thuốc đúng với tình trạng bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo triệu chứng và cách chữa gà con bị ủ rũ xệ cánh theo hướng dẫn từ các chuyên gia như sau:
1. Gà bị ủ rũ sã cánh do bị CRD
Với các triệu chứng đi kèm với ủ rũ sã cánh như hen khẹc, xù lông, bại chân, đi phân vàng trắng thì rất có thể gà đang bị bệnh CRD ghép với bệnh thương hàn. Để điều trị thương hàn dùng thuốc Enrofloxacin hoặc Antidiarrhoe, để điều trị bệnh CRD dùng thuốc Tylosin hoặc AntiCRD. Liều lượng 1g/10kg thể trọng dùng trong 7 ngày. Bổ sung thêm B Complex, chất điện giải và giải độc gan thận cho gà để giúp gà nhanh hồi phục hơn.
2. Gà chọi xù lông, sã cánh do thiếu chất
Tình trạng gà gọi bị xù lông xệ cánh, ủ rũ, ngủ gật, kém ăn và sưng khớp có thể là do gà bị thiếu khoáng và vitamin nhất là vitamin nhóm B kế phát viêm khớp do nhiễm khuẩn. Để chữa bệnh các bạn nên làm những điểm sau:
Tách những con bị bệnh nặng (liệt chân), vệ sinh chuồng nuôi, thay chất độn chuồng, giữ ấm cho đàn gà.
Tiêm kháng thể Gum cho toàn đàn gà.
Bổ sung thêm Premix khoáng và B Complex trộn vào khẩu phần ăn cho gà ăn 15 ngày. Dùng vitamin tổng hợp, vitamin ADE và giải độc gan thận cho gà uống
Dùng kháng sinh Amox 50 kết hợp với Enroflox hoặc Ampicoli hoặc Florfenicol cho gà dùng 5 – 7 ngày để trị viêm khớp.
Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn cho gà
Những con gà bị nặng liệt chân các bạn tiêm thêm thuốc Linspec hoặc Gentatilo liên tục trong 3 ngày liền.
3. Gà con bị ủ rũ xệ cánh do E. Coli
Gà bị bệnh E. Coli có triệu chứng lâm sàng như gà ủ rũ, kém ăn, xù lông, sã cánh, bị ỉa chảy, phân loãng màu vàng xanh, có dịch nhầy màu trắng cũng có thể lẫn máu. Thường các bạn có thể căn cứ vào phân gà để chuẩn đoán bệnh này khá chính xác. Còn về cách chữa thì cũng rất đơn giản, các bạn dùng Florfenicol kết hợp với Doxycylin để điều trị. Liều lượng dùng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Kết luận lại, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm ở gà đều khiến gà có hiện tượng ủ rũ xệ cánh. Nếu bạn muốn điều trị bệnh này ở gà thì nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý phù hợp. Nếu không biết nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên hỏi các bác sĩ thú y hoặc các tiệm thuốc thú y để chuẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì, Uống Gì Và Kiêng Gì?
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì và kiêng gì để tăng sức đề kháng cũng như góp phần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm?
Mỗi năm cứ vào mùa mưa thì bệnh sốt xuất huyết tại nước ta lan nhanh trên diện rộng. Bệnh có thể dẫn đến sốc, giảm thể tích tuần hoàn máu, rối loạn đông máu hoặc tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý sớm. Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc hạ sốt điều trị triệu chứng. Do đó, ngoài việc dùng thuốc tuân theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?
1. Thức ăn dạng lỏng
Một triệu chứng thường gặp của người bệnh sốt xuất huyết là bị sốt rất cao. Nhiệt độ cơ thể lên đến 39, 40 độ C. Vì thế họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức rất nhiều. Người nhà cần cho bệnh nhân ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu.
Cháo là món ăn tốt nhất cho người bệnh, nên ăn nhiều bữa trong ngày. Lưu ý, không nên kiêng cữ quá mức mà cần ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cháo thịt băm, cháo cá nấu cùng với các loại rau, củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất mới giúp người bệnh nhanh phục hồi.
Vậy ngoài món cháo, người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Súp có thể là lựa chọn tối ưu để thay thế. Món súp nóng vô cùng dễ ăn, dễ tiêu, giúp người bệnh hạ sốt và chống lại các cơn đau khớp.
Khi cơn sốt xuất huyết kéo đến, nó khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Do đó, trong chế độ ăn cần tập trung protein để cung cấp năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại virus. Các món chế biến từ thịt gà, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa nên được đưa vào làm các món chính trong chế độ ăn uống của bệnh nhân.
3. Cam
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Hãy ăn cam và uống nước ép cam càng tốt. Vì loại quả này mang đến rất nhiều vitamin, trong đó có vitamin C góp phần tăng cường kháng thể. Hàm lượng chất xơ dồi dào giúp người bệnh dễ tiêu hóa khi không thể vận động nhiều.
Bệnh sốt xuất huyết nên kiêng gì?
1. Thực phẩm sẫm màu
Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết niêm mạc, chảy máu mũi, chảy máu răng, chảy máu dạ dày. Tuyệt đối nói “không” với các thực phẩm đậm màu. Cụ thể là màu đỏ, đen hoặc nâu như nước coca, nước xá xị, xì dầu, dưa hấu. Bởi sự có mặt của chúng khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn, rất khó xác định bệnh nhân có đang chảy máu dạ dày hay đang tổn thương các tạng khác hay không.
2. Đồ cay, nóng
Bất kỳ ai cũng nên hạn chế ăn đồ ăn có gia vị cay, nóng như gừng, mù tạt, ớt. Riêng đối với người bệnh, chúng sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Từ đó quá trình phục hồi bệnh trở nên khó khăn hơn.
Những tác hại của việc ăn cay bạn nên biết
Việc ăn cay, ăn nhiều gia vị cay nồng như ớt, tiêu, mù tạt… được nhận định là một thói quen ăn uống không an toàn và có thể gây hại cho cơ thể. Tuy sử dụng các gia vị ớt, tiêu sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho món…
3. Nước ngọt, có chất kích thích
Trong giai đoạn điều trị bệnh, người bệnh cần tránh xa nước ngọt có ga, cà phê, rượu, bia và trà đậm. Bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của các thuốc hạ sốt. Trong đó, đặc biệt là trà đậm rất dễ kích thích não, làm tăng huyết áp, tim đập nhanh. Thức uống này thực sự không tốt cho người bệnh. Riêng đối với nước ép trái cây không nên sử dụng đường tự nhiên, không dùng mật ong. Bởi vì nếu cơ thể người bệnh tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm chậm quá trình tiêu diệt virus, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Bị sốt xuất huyết nên uống gì?
1. Nước cam, nước chanh
Đây là những loại quả tốt nhất cho người mắc bệnh sốt xuất huyết. Cam, chanh rất dễ chế biến thành nước ép, và cũng giàu vitamin C giúp phục hồi kháng thể. Cả hai đều là những đồ uống giúp phục hồi sinh lực và tăng cường chức năng gan
2. Nước gừng
Về cơ bản bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhiều chất lỏng. Nước gừng ấm giúp hỗ trợ cho cơ thể và làm giảm cảm giác buồn nôn.
3. Nước ép rau
Vì bệnh nhân sốt xuất huyết khó tiêu hóa thức ăn đặc khi bị sốt, nước ép rau dễ tiêu hóa và giúp bù nước do hàm lượng nước cao. Cà rốt, dưa chuột và rau xanh cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể.
4. Nước trái cây
Nước ép trái cây như dưa hấu, ổi, kiwi, đu đủ và các loại trái cây giàu vitamin C khác là những đồ uống không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nó giúp sản sinh tế bào lympho và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
5. Sữa
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên chọn sữa bò để cung cấp năng lượng cùng với vitamin và khoáng chất với thông số tốt. Ngoài ra, sữa dê cũng là một trong những lựa chọn tốt, hỗ trợ tăng lượng tiểu cầu, rất cấp bách khi bệnh nhân bị chảy máu.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Tiêm Phòng Sởi Quai Bị Rubella Cho Trẻ Và Một Số Vấn Đề Mẹ Cần Lưu Ý
Rubella (bệnh sởi Đức)
Virus rubella gây phát ban, viêm khớp và sốt nhẹ. Nếu phụ nữ đang trong quá trình mang thai 3 tháng đầu mà bị nhiễm bệnh, có thể sẽ bị sẩy thai đến 90%, hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh nặng.
2. Tiêm phòng sởi quai bị rubella cho trẻ vào độ tuổi nào để đạt hiệu quả tốt nhất?Tiêm chủng Sởi – Quai bị – Rubella trong lứa tuổi 12-14 tháng theo lịch tiêm chủng mở rộng – Ảnh Internet
Để bảo vệ sức khỏe trẻ, cần chủ động tiêm phòng cho con để ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của các virus gây bệnh này. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã phát minh ra loại vắc xin phối hợp “3 trong 1” rất hiệu quả và an toàn. Loại vắc xin phối hợp này, qua nghiên cứu lâm sàng, đã cho thấy hiệu quả tối ưu, nếu sử dụng 2 liều sẽ giúp gia tăng tỷ lệ phòng bệnh vượt trội lên đến 99,7%.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin này rất cao, cùng một lúc phòng ngừa 3 loại bệnh: sởi , quai bị , rubella, thích hợp cho người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Nếu sau khi tiêm vắc xin liều đầu tiên cho trẻ 12-15 tháng tuổi, thì khả năng bảo vệ trẻ phòng tránh các loại bệnh này có thể lên tới 90 – 95%, và liều vắc xin thứ 2 nên tiêm cho trẻ khi trẻ được 4 – 6 tuổi để phát huy hiệu quả tối đa
3. Tiêm phòng sởi quai bị rubella trẻ có bị sốt không?Trẻ bị sốt là phản ứng có thể xảy ra sau tiêm phòng – Ảnh Internet
Đa số các mẹ đều có tâm lí chung là khá lo lắng về tình trạng trẻ có bị sốt sau tiêm phòng không? Về vấn đề này, chính các nhà nghiên cứu và chuyên gia đã chứng minh rằng, sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, một số trẻ có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sốt nhẹ, nổi phát ban, sưng đau tại chỗ tiêm. Thế nhưng, đây là những biểu hiện bình thường, chỗ đau ở vị trí tiêm sẽ nhanh chóng chấm dứt trong vòng 24h, còn sốt và nổi ban thông thường cũng sẽ biến mất trong 1-2 ngày.
Những phản ứng của cơ thể với thuốc sau khi tiêm không gây nguy hiểm đến sức khỏe cho trẻ. Nếu trong trường hợp tình trạng sốt cao kéo dài đến khoảng 1 tuần, hoặc lâu hơn bình thường, các mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế gặp bác sĩ để được theo dõi và khám chữa trị đúng cách.
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh nguy hiểm cho trẻ – Ảnh Internet
Lưu ý
Phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo không nên tiêm vắc xin, tốt nhất nên tiêm phòng trước khi có thai ít nhất là 3 tháng, hoặc phụ nữ đang cho con bú thì tiêm vắc xin vẫn an toàn bình thường.
Những người có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng bất ổn với các thành phần gelatin, neomycin của thuốc thì cũng không nên tiêm.
Người bị suy giảm hệ miễn dịch do đang trong quá trình điều trị ung thư.
Người bị bệnh ác tính về máu, nhiễm trùng cấp tính, hoặc các bệnh mạn tính như viêm phế quản, viêm phổi…
Tiêm phòng sởi quai bị rubella cho trẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm này. Theo lịch tiêm chủng mở rộng, tốt nhất nên tiêm loại vắc xin này cho con trong độ tuổi khoảng từ 12 đến 14 tháng. Nếu có nhiều thắc mắc về những bệnh này, mẹ nên tìm đến các cơ sở y tế trao đổi cụ thể với bác sĩ, đồng thời, tự chuẩn bị cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết để xử lý khi trẻ gặp biến chứng nguy hiểm sau tiêm phòng.
Thủy Nguyễn tổng hợp
Bệnh Mạch Vành Nên Ăn Gì Kiêng Gì? Đọc Ngay Để Biết!
Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh mạch vành giảm tắc hẹp, ngăn nhồi máu cơ tim
1. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh mạch vành
Thực phẩm cho người bệnh mạch vành không chỉ phải có tác dụng ngăn ngừa mảng xơ vữa mạch vành phát triển mà còn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Một số nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bị bệnh động mạch vành bạn cần nhớ là:
Ít chất béo xấu: Bởi những chất béo xấu (cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa) vừa làm tăng mỡ máu, vừa khiến mảng xơ vữa hình thành và tăng kích thước.
Ít muối (natri): Muối không ảnh hưởng trực tiếp tới mảng xơ vữa. Tuy nhiên ăn nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng cao và làm tăng gánh nặng lên trái tim – cơ quan vốn đã bị tổn thương do bệnh mạch vành.
Giàu chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan: Chất này sẽ giúp giảm hấp thu cholesterol tại ruột và tăng đào thải cholesterol ra khỏi máu.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm: để giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa mảng xơ vữa hình thành và phát triển.
2. Những thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn
Danh sách những thực phẩm tốt cho bệnh mạch vành mà bạn nên ăn thường xuyên bao gồm: trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật, sữa ít béo, cá và các loại thịt nạc. Nếu khéo tay, bạn có thể chế biến được nhiều món ăn vừa hấp dẫn vừa tốt cho sức khỏe tim mạch từ những thực phẩm này.
Trái cây tươi và rau quả
Người bệnh mạch vành nên ăn nhiều rau củ quả tươiTrái cây tươi và rau quả đều chứa chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa giúp làm sạch mạch máu. Thêm vào đó, những thực phẩm này ít calo, có thể giúp người bệnh mạch vành duy trì cân nặng hợp lý.
Người bệnh mạch vành nên ăn những loại rau củ quả như nho khô, nho tươi, quế, dâu tây, hành tây, rau có độ nhớt cao (mồng tơi, rau đay, các loại đỗ…).
Ngũ cốc nguyên hạt
Giống như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Vì thế bạn đừng bỏ qua thực phẩm này khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh mạch vành.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn cho người bị bệnh mạch vành là:
Bánh mì đen
Gạo lức
Mì ống nguyên chất
Bột yến mạch
Cá và các loại thịt nạc
Các thực phẩm giàu protein rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thừa chất béo. Vì vậy, người bệnh chỉ nên chọn protein tốt từ cá và các loại thịt nạc.
Cá (cá hồi, cá trích…) rất giàu axit béo omega-3, giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Mỗi tuần người bệnh mạch vành nên ăn 2 – 3 bữa cá để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da cũng là một lựa chọn tốt để người bệnh đa dạng hóa bữa ăn cho mình. Để tận dụng tối đa lợi ích của các loại thịt này, bạn cần ăn kèm các loại rau xanh và thực phẩm giàu vitamin B6, B12 (hạnh nhân, sữa chua, ngũ cốc…).
Đừng bỏ quên cá trong chế độ ăn cho người bệnh mạch vànhDầu thực vật, sữa ít béo
Các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu canola, dầu hạt lanh, sữa không béo hoặc ít béo như sữa chua, sữa tách béo cũng là những thực phẩm tốt cho người bệnh mạch vành. Mặc dù các thực phẩm này chứa chất béo nhưng là chất béo tốt (chất béo không bão hòa) có thể làm giảm cholesterol và bảo vệ cơ thể chống lại các cơn đau tim và đột quỵ.
Tuy nhiên ăn cái gì quá nhiều cũng đều không tốt. Bạn chỉ nên dùng dầu thực vật và sữa ít béo một cách điều độ, không vì các loại dầu này tốt mà thường xuyên sử dụng để chế biến đồ ăn chiên rán.
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết rõ bệnh mạch vành nên ăn gì. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành tiến triển nặng.
Khoa học đã chứng minh sự có mặt của sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh mạch vành tốt hơn. Người bệnh chỉ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ cho người mạch vành, suy tim, bệnh tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada cho thấy, sử dụng TPCN Ích Tâm Khang:
Giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, phù… .
Giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm cholesterol máu, tăng lưu thông máu.
Hỗ trợ phòng biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim.
Giúp giảm tần suất nhập viện, tăng khả năng hoạt động gắng sức.
Hơn 13 năm ra đời, Ích Tâm Khang đã thuyết phục hàng triệu người sử dụng bằng hiệu quả và độ an toàn. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ về sản phẩm này qua bài viết: TPCN Ích Tâm Khang – Liệu pháp tự nhiên giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành.
*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin do nhãn hàng cung cấp
3. Bệnh mạch vành kiêng ăn gì để giảm tắc hẹp?
Người bệnh mạch vành cần hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol, chứa nhiều natri. Bởi đây đều là những “nguyên liệu” tạo điều kiện cho mảng xơ vữa phát triển và ảnh hưởng xấu đến chức năng tim.
Các thực phẩm giàu cholesterol và muối natri bạn cần tránh hoặc hạn chế bao gồm:
Bơ động vật
Nước thịt
Bánh creamers không sữa
Đồ chiên rán
Thịt chế biến sẵn hoặc tẩm nhiều gia vị
Bánh ngọt
Đồ ăn vặt, như khoai tây chiên, bánh quy, bánh nướng và kem
Muối, mì chính, nước mắm, nước tương, xì dầu, sốt mayonnaise, tương cà
Đồ ăn sẵn, đóng hộp
Dưa cà muối
Giò chả, xúc xích, lạp xưởng
Thịt khô, mắm tép.
Riêng với người đặt stent mạch vành đang sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K như warfarin, coumarin, nên hạn chế thêm các loại rau củ quả giàu vitamin K. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc chống đông này. Các loại rau củ giàu vitamin K bao gồm loại rau họ cải, rau có lá màu xanh thẫm (hành tươi, bông cải xanh, cải bắp, rau mùi tây, rau chân vịt, củ cải tươi, rau cải xoong).
Trường hợp đang dùng thuốc hạ mỡ máu statin, bạn nên kiêng uống nước bưởi chùm để tránh làm tăng độc tính của thuốc.
Ngoài ra, người bị động mạch vành nên kiêng các đồ uống có cồn như rượu bia. Những thức uống này sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, từ đó gián tiếp làm thay đổi quá trình chuyển hóa của các thuốc điều trị bệnh mạch vành (có thể giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ).
Người bệnh động mạch vành nên kiêng rượu bia4. Lưu ý khi chế biến món ăn cho người bệnh mạch vành
Nên chế biến các món ăn bằng cách hấp, luộc thay vì chiên xào.
Không sử dụng mì chính và giảm dần lượng muối khi nấu ăn.
Hạn chế dùng nước chấm trong mỗi bữa ăn.
Không dùng bơ và các loại sốt cùng lúc khi chế biến món ăn.
Không sử dụng lại dầu thực vật đã chiên qua.
5. Gợi ý một số món ăn hỗ trợ chữa bệnh mạch vành
Chuối tiêu chấm vừng đen: Chuối tiêu có công dụng điều tiết đường ruột, khi kết hợp với vừng đen sẽ giúp hạ huyết áp, ổn định đường huyết ở người bệnh mạch vành.
Rau cần nấu táo tàu: Sự kết hợp lạ miệng này có tác dụng an thần, hạ huyết áp lại bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh xơ vữa động mạch.
Cháo bột ngô gạo tẻ: Thành phần chính trong bột ngô và gạo tẻ là tinh bột. Điều này sẽ giúp trung hòa lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho người bệnh mạch vành.
Cá trắm nấu bí đao: Thịt cá chứa nhiều omega -3 cùng lượng protein lành tính khi kết hợp với bí đao chứa nhiều vitamin và chất xơ rất phù hợp cho người bệnh mạch vành.
BS. Nguyễn Thị Nga
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Kiêng Gì Giúp Con Mau Khỏi? trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!