Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì? # Top 18 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh loãng xương nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người khi bước sang độ tuổi 30. Loãng xương là một kẻ giết người thầm lặng. Bởi quá trình dẫn đến loãng xương được diễn ra một cách âm thầm trong nhiều năm và rất ít có biểu hiện nên mọi người thường chủ quan. Khi phát hiện ra thì bệnh đã nặng, xương đã trở nên mỏng, khả năng chịu lực yếu, dễ gãy và xẹp, lún.

Bệnh loãng xương nên ăn gì?

Canxi không phải là chất duy nhất mang tính quyết định đến độ cứng của xương. Bên cạnh đó còn có sự góp phần tham gia của photpho. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng canxi và photpho theo tỷ lệ canxi gấp 2,5 lần photpho. Ngoài ra, để cơ thể có thể hập thụ hoàn toàn lượng canxi nạp vào, người bệnh cần chú ý bổ sung thêm các chất cần thiết khác gồm: đồng, magie, kẽm, mangan, vitamin C, K, B6, axit folic. Bên cạnh đó, người bệnh cũng đừng quên cung cấp đầy đủ protein và chất béo cho cơ thể để tạo điều hiện tăng hấp thụ vitamin D.

Sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa tỷ lệ chuẩn của canxi và photpho, rất tốt cho người mắc bệnh loãng xương. Tuy nhiên, người bệnh loãng xương cũng cần chú ý lựa chọn những loại sữa và các chế phẩm từ sữa có lượng chất béo thấp, tốt nhất nên chọn loại đã được khử chất béo, vì chất béo trong sữa sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi.

Sữa Vinamilk cho người già – bí quyết bổ sung dinh dưỡng

Hiện nay, hãng sữa Vinamilk liên tục cho ra nhiều dòng sản phẩm chăm sóc người cao tuổi như là sữa cho người già. Với công thức cải tiến đặc biệt qua nhiều năm, sữa Vinamilk cho người già giúp họ bổ sung dinh dưỡng cần thiết và phòng ngừa bệnh tật,…

Các loại rau xanh, hoa quả, nhất là các loại bắp cải (súp lơ, bắp cải cuốn,…), củ cải, cà rốt không những có chứa canxi mà còn chứa đầy đủ nhóm chất khoáng cần thiết, “chi viện” cho quá trình hấp thụ hoàn toàn canxi của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn.

Quả óc chó, củ đậu, hạt hướng dương, hạt bí, các loại dầu thực vật chứa protein và chất béo là những thực phẩm mà người bệnh loãng xương cũng cần nên bổ sung để tăng cường mô xương và khả năng hấp thu vitamin D.

Bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì

Khi bạn bị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn những loại thực phẩm sau để tránh gặp các bệnh về xương khớp ở mức độ tốt nhất có thể. Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì? Bổ sung…

Kẻ trộm canxi cần đề phòng

Bên cạnh những thực phẩm mà người bệnh loãng xương nên ăn để bổ sung canxi, photpho cho xương chắc khỏe, người bệnh cũng cần chú ý đề phòng các loại thực phẩm “trộm” canxi như sau.

Mật ong, đường, các thực phẩm được làm từ bột mì (bánh mì, mì ống), trà, cà phê là những thực phẩm có thể gây phá hủy và cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột.

Những thực phẩm được chế biến đóng hộp, thịt xông khói… là những thực phẩm người bệnh cần tránh xa. Người bệnh chỉ nên dùng các loại thịt tự nhiên để chế biến và dùng liền trong ngày.

Bên cạnh đó, các thực phẩm được chế biến nhiều muối cũng nên tránh xa. Muối sẽ làm đẩy canxi ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Người bệnh cần chú ý chỉ nên dùng khoảng 1 thìa muối mỗi ngày.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

11 Món Ăn Chữa Đau Nhức Xương Khớp: Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì?

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với xương khớp

Đau nhức xương khớp là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà với người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải. Căn bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh.

Bên cạnh việc áp dụng những cách chữa đau nhức xương khớp trị liệu thì các bác sĩ chuyên khoa cũng đưa ra lời khuyên cho các bệnh nhân về chế độ ăn uống hàng để có thể cải thiện tình trạng bệnh. Việc bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho xương khớp không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn thúc đẩy khả năng tự phục hồi của cơ thể, ngăn ngừa tái phát, rút ngắn thời gian điều trị.

Dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân xương khớp

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị các bệnh xương khớp bởi một chế độ ăn không lành mạnh, không đủ chất sẽ khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa cách bệnh về xương khớp.

2. Người đau nhức xương khớp nên ăn gì?

2.1 Canh bí xanh nấu sườn lợn – bài thuốc chữa đau khớp hiệu quả

Đây là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình Việt hiện nay. Tuy nhiên vẫn nhiều người chưa biết đến công dụng thần kỳ hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp của nó.

Nếu đang gặp tình trạng đau nhức xương khớp ở thể nhẹ có các triệu chứng viêm sưng, nóng đỏ thì bạn hãy nấu canh bí xanh với sườn lợn để cải thiện, đẩy lùi các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa diễn biến bệnh chuyển nặng.

Canh bí xanh nấu sườn lợn rất tốt cho bệnh nhân xương khớp

Cách nấu món ăn chữa đau nhức xương khớp này rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị 500g bí xanh, 250g sườn non, hành tím, hành lá và các loại gia vị như bột canh, bột ngọt.

Bước 2: Bạn đem phần bí xanh đi gọt vỏ, rửa sạch với nước, sau đó bạn thái thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 3: Bạn lấy rẻ sườn non rửa sạch, chặt thành khúc nhỏ rồi ướp với các loại gia vị. Sau đó băm nhuyễn một củ hành tím và cắt khúc hành lá khoảng 0.5cm.

Bước 4: Bạn bắc nồi lên bếp rồi cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng bạn cho hành băm vào phi thơm cho dậy mùi rồi cho sườn non vào đảo đều cho đến khi thịt săn lại thì đổ nước vào hầm.

Bước 5: Khi thấy nước sôi bạn cho bí vào hầm chung với sườn đến khi cả sườn và bí đều chín mềm thì bạn bắt đầu nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho hành lá vào và đổ ra bát.

2.2 Cải thiện tình trạng đau khớp bằng món thịt dê hầm cà rốt

Một trong những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp phải kể đến chính là thịt dê. Loại thực phẩm này có đặc tính nóng và vị ngọt đắng sẽ giúp tán hàn lạnh, kích thích lưu thông máy, trị đau nhức xương khớp hiệu quả. Ngoài ra thịt dê còn có tác dụng cải thiện sức khỏe sinh lý nam rất tốt.

Trong khi đó cà rốt cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Vì vậy hai loại thực phẩm này kết hợp tạo thành món thịt dê hầm cà rốt rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Món thịt dê hầm cà rốt giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Bạn có thể dễ dàng nấu món ăn chữa đau nhức xương khớp này chỉ với những công đoạn đơn giản sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: 400g thịt dê, 200g cà rốt, hành tím, 1 củ gừng và các loại gia vị.

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong bạn đập một củ gừng rồi đun sôi với nước. Tiếp theo bạn rửa sạch thịt dê rồi cho vào nồi nước chần qua và vớt ra để cho ráo nước.

Tiếp đến bạn thái thịt dê thành những miếng vừa ăn và cho đem ướp cùng gia vị, nếu có rượu nếp trắng bạn cũng cho một ít vào thịt để khử mùi cho thịt dê.

Sơ chế cà rốt: gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ vừa ăn.

Hành tím bạn đem đi băm nhuyễn, sau đó bạn bắc nồi lên bếp cho một ít dầu vào rồi phi thơm hành. Tiếp theo bạn cho thịt dê vào đảo đều cho đến khi thấy thịt săn lại rồi cho cà rốt vào và đổ nước ngập mặt thịt. Sau đó bạn tiến hành hầm nhỏ lửa trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Cuối cùng bạn múc ra bát và ăn ngay khi còn nóng để giữ được trọn vẹn độ thơm ngon và các dưỡng chất của món ăn chữa đau xương khớp.

2.3 Chân giò hầm xích tiểu đậu tốt cho người đau khớp

Xích tiểu đậu là một loại dược liệu thường được sử dụng trong Đông y giúp giảm đau và bồi bổ cơ thể nhờ đặc tính có vị chua và tính bình. Bên cạnh đó loại dược liệu này còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như sắt, vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa.

Xích tiểu đậu thường được hầm với chân giò cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp để cải thiện tình trạng bệnh. Việc sử dụng món ăn này thường xuyên sẽ giúp giảm đau, đẩy lùi các phản ứng viêm và đặc biệt nó còn kích thích sản sinh các chất bôi trơn cho ổ khớp. Món ăn này được chế biến như sau:

Nguyên liệu nấu món ăn chữa đau nhức xương khớp chân giò hầm xích tiêu gồm có: 1 chân giò bỏ da, 50g xích tiểu thố, 20g mộc nhĩ và các loại gia vị nấu ăn.

Chuẩn bị nguyên liệu xong bạn đem chân giò rửa sạch và chặt thành khúc vừa ăn. Đồng thời mộc nhĩ và xích tiểu đậu và mộc nhĩ bạn cũng đem đi rửa. Mộc nhĩ sau khi rửa xong bạn đem đi thái sợi nhỏ.

Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu bạn cho tất cả vào nồi rồi cho một lượng nước vừa đủ và đun với lửa nhỏ cho đến khi thịt chín mềm rồi tắt bếp.

Cuối cùng bạn chỉ cần múc canh chân giò hầm xích thố ra bắt và ăn ngay khi còn nóng. Với món ăn chữa đau nhức xương khớp này bạn hãy sử dụng từ 1-2 bữa một ngày nếu đang trong cơn đau cấp tính rồi duy trì với tần suất 1-2 bữa một tuần.

Ngoài cách chế biến làm canh như trên bạn cũng có thể cho thêm gạo tẻ vào nồi hầm chân giò xích thố để nấu thành cháo để sử dụng.

2.5 Món ăn mướp hương nấu đậu phụ tốt cho người đau khớp

Với đặc tính mát và có vị ngọt mướp hương có công dụng rất tuyệt vời giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố, đả thông kinh mạch, sát khuất và đặc biệt giảm đau nhức xương khớp. Bởi vậy mà danh sách những món ăn chữa đau nhức xương khớp không thể thiếu món chế biến từ mướp hương.

Canh mướp hương đậu phụ thường được dùng làm

món ăn chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm 250g mướp hương, 250g đậu phụ, hành lá, gừng và gia vị nêm nếm.

Sơ chế nguyên liệu: Với mướp hương bạn gọt vỏ bên ngoài sau đó đem đi rửa sạch và thái thành miếng nhỏ. Còn đậu phụ bạn đem cắt thành miếng vuông, hành tím băm nhuyễn và hành lá bạn thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng.

Sau khi sơ chế xong bạn bắc nồi lên bếp cho một ít dầu ăn vào và phi thơm hành tím. Sau đó bạn cho mướp hương vào xào sơ khoảng 1-2 phút rồi đổ nước vào và đun sôi.

Khi nước canh sôi bạn cho đậu phụ và gừng tươi vào đun tiếp cho đến khi đậu mềm rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.

Cuối cùng bạn tắt bếp rồi cho thêm hành lá vào để tăng thêm hương vị rồi đổ canh ra bát và thưởng thức khi còn nóng.

2.6 Hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà bằng món chả lươn cuốn lá lốt

Theo y học cổ truyền thịt lươn có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phục hồi những tổn thương bên trong cơ thể. Vì vậy loại thực phẩm này thường được sử dụng nấu những món ăn chữa đau nhức xương khớp, tê bì, mỏi cơ.

Bên cạnh đó lá lốt cũng là loại dược liệu chứa rất nhiều hoạt chất giúp giảm đau, chống viêm, sát khuẩn hỗ trợ điều trị tốt cho xương khớp. Vì vậy nhiều người đã kết hợp hai loại thực phẩm này để chế biến thành món ăn chữa đau nhức xương khớp chả lươn cuốn lá lốt. Đây là món ăn khá đơn giản, không quá cầu kỳ nên bạn có thể dễ dàng chế biến qua những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Bạn cần chuẩn bị 500g thịt lương, 1 nắm lá lốt tươi, 1 củ gừng tươi và gia vị vừa đủ.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Bạn đem thịt lươn làm sạch, bỏ phần ruột bên trong rồi chà xát với muối để bỏ hết phần nhớt bên ngoài da. Sau đó bạn rửa sạch lươn với nước nhiều lần rồi cắt thành khúc vừa ăn.

Gọt bỏ phần vỏ gừng, đem đi rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Bạn đem rửa sạch lá lốt rồi để cho ráo nước.

Bước 3: Chế biến món ăn

Bạn đem thịt lươn ướp với gia vị trong khoảng 15 phút. Sau đó bạn lấy lá lốt cuốn thịt lươn rồi đem đi nướng hoặc chiên chín.

Bạn có thể thưởng thức thịt lươn cuốn lá lốt cùng với cơm trắng, bún hoặc làm nhân kẹp với bánh mì.

2.7 Giảm đau khớp bằng món đu đủ nấu mễ nhân

Đu đủ nấu mễ nhân là một món ăn chữa đau xương khớp không còn xa lạ. Đây là món ăn rất tốt được các chuyên gia khuyến khích sử dụng để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Bởi trong đu đủ có chứa rất nhiều hoạt chất papain và chymopapain sẽ giúp giảm viêm, làm lành vết thương. Không những vậy vitamin C trong đu đủ còn giúp phòng ngừa được bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong khi đó mễ nhân cũng là một loại dược liệu có công dụng bảo vệ xương khớp khỏi các tác nhân gây hại.

Cách thực hiện chế biến món ăn chữa đau nhức xương khớp đu đủ nấu mễ nhân như sau:

Nguyên liệu gồm có: 500g đu đủ, 30g mễ nhân sống, một ít đường trắng.

Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu bạn sơ chế như sau: gọt vỏ đu đủ bên ngoài và bỏ hạt bên trong đem đi rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Tiếp theo bạn cũng đem mễ nhân đi rửa sạch rồi để cho ráo nước.

Sau đó bạn có rất cả nguyên liệu đã sơ chế vào nồi và một lượng nước vừa đủ hầm cho đến khi chín mềm rồi cho một ít đường trắng vào khuấy đều.

Cuối cùng bạn chỉ cần múc ra bát và thưởng thức món đu đủ nấu mễ nhân. Bạn có thể chia dùng nhiều bữa trong ngày và kiên trì trong thời gian dài để thấy tình trạng xương khớp được cải thiện rõ rệt.

2.8 Canh khoai sọ hầm xương lợn tốt cho người đau khớp

Đu đủ nấu mễ nhân – món ăn chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Nguyên liệu bao gồm: 60g khoai sọ, 100g xương lợn và các loại gia vị nêm nếm vừa ăn.

Bạn dùng nạo hoặc dao gọt sạch vỏ của khoai sọ rồi đem đi rửa dưới nước và thái thành miếng vừa ăn. Xương lớn bạn cũng rửa sạch, chặt thành khúc nhỏ rồi đem ướp với gia vị trong khoảng 15 phút.

Sau đó bạn bắc nồi lên bếp, xào qua xương lợn rồi cho nước vào hầm xương trên lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng để xương mềm ra.

Cuối cùng bạn cho củ khoai sọ vào đun chung với xương cho đến khi thấy khoai chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

2.9 Món ăn hỗ trợ điều trị đau khớp – Ngải cứu nấu thịt nạc

Canh ngải cứu nấu thịt nạc hỗ trợ điều trị xương khớp

– Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: 50g lá ngải cứu tươi, 100g thịt nạc, gừng, hành tím và gia vị nêm nếm.

– Sơ chế nguyên liệu:

Bạn đem lá ngải cứu đi rửa sạch rồi để cho ráo nước sau đó thái thành khúc ngắn vừa ăn và dùng tay vò cho bớt đắng.

Thịt lợn bạn đem đi rửa sạch rồi dùng dao băm nhuyễn. Sau đó bạn cho thịt lợn ra bát rồi ướp với gia vị trong khoảng 15 phút.

Hành tím bạn lột vỏ rồi băm nhuyễn, gừng bạn cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước rồi thái thành lát mỏng

– Chế biến món ăn:

Trước tiên bạn bắc nồi lên bếp cho một ít dầu ăn vào rồi phi thơm hành tím.

Sau đó bạn cho thịt băm vào xào cùng cho đến khi thịt săn lại thì cho lượng nước vừa đủ vào và đun sôi.

Khi nước bắt đầu sôi bạn cho ngải cứu và gừng tươi vào nồi nấu chung rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.

Như vậy món ăn chữa đau nhức xương khớp từ ngải cứu và thịt băm đã hoàn thành và bạn có thể thưởng thức nó.

2.10 Chữa đau khớp bằng món canh ý dĩ nhân nấu hồng táo

Canh ý dĩ nhân nấu hồng táo không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng bồi bổ cơ thể mà còn là một bài thuốc cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp. Các chuyên gia cho rằng các dưỡng chất có trong món ăn này có thể giúp đẩy lùi cơn đau nhức mỏi xương khớp, cải thiện, nâng cao sức khỏe từ sâu bên trong.

Món canh ý dĩ nhân nấu hồng táo được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 50g ý dĩ nhân và 10 quả hồng táo.

Công đoạn tiếp theo bạn đem ý dĩ nhân và hồng táo rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với nước.

Bạn đun canh nhỏ lửa trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp đi và ăn trong hai buổi sáng và tối. Bạn cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không cho thêm đường vào canh để tránh làm giảm công hiệu của món ăn chữa đau nhức xương khớp này.

2.11 Nấm hương xào cải thìa chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Món nấm hương xào cải thìa chữa đau nhức xương khớp

– Nguyên liệu gồm có: 300g cải thìa, 20g nấm hương, vài tép tỏi tươi và gia vị nêm nếm.

– Sơ chế nguyên liệu:

Cắt gốc cải thìa để tách từng bẹ lá đem đi rửa sạch bụi bẩn dưới vòi nước rồi để cho ráo nước. Sau đó bạn đem phần rau này chần sơ qua với nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.

Còn nấm hương bạn đem ngâm với nước cho nở đều rồi rửa lại với nước sạch và vắt kiệt nước.

Tỏi bạn đem lột vỏ rồi tiến hành băm nhuyễn.

– Chế biến món ăn:

Bạn bắc nồi lên bếp cho một ít dầu vào và phi thơm tỏi, sau đó cho nấm hương vào đảo đều.

Sau khi thấy nấm hương đã gần chín, bạn bắt đầu cho cải thìa vào xào cùng rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Đến khi cả rau cải và nấm hương đều đã chín bạn tắt bếp và bày ra đĩa và dùng chung với cơm.

3. Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì?

Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm, món ăn giàu dinh dưỡng kể trên bạn cũng cần phải tránh xa một số loại thực phẩm có hại cho xương khớp. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát bệnh nặng, tái phát các cơn đau nhức. Một số nhóm thực phẩm mà người bệnh xương khớp cần phải kiêng như:

3.1 Kiêng đồ ăn chế biến sẵn

Các loại đồ ăn chế biến sẵn được đóng hộp như xúc xích, thịt hộp,…có chứa rất nhiều chất bảo quản. Vì vậy các loại thực phẩm này có thể gây tổn hại cho xương khớp, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

3.2 Hạn chế thực phẩm giàu acid oxalic

Một số loại thực phẩm như cà pháo, dưa muối, chuối tiêu chứa rất nhiều acid oxalic cao. Điều này gây nên các phản ứng kháng viêm, sưng đau tại vùng ổ khớp khiến tình trạng bệnh viêm khớp ngày một tệ. Vì vậy với những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm giàu acid oxalic.

Hạn chế ăn các loại dưa muối, cà pháo tránh gây đau xương khớp nặng hơn

3.3 Tránh xa thực phẩm tăng cường lipid máu

Trong các loại thực phẩm như thịt mỡ, dăm bông có chứa rất nhiều chất béo. Vì vậy nếu bổ sung các loại thực phẩm này thường xuyên sẽ khiến cân nặng tăng lên khó kiểm soát. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ tạo áp lực đè lên khớp xương gây đau nhức nặng hơn.

3.4 Kiêng ăn các loại đồ ngọt

Tình trạng thoái hóa xương khớp có thể diễn ra nhanh hơn khi bạn thường xuyên ăn uống các loại bánh kẹo, nước ngọt. Ngoài ra các loại thực phẩm này cũng khiến cân nặng tăng lên gây hại cho xương khớp.

3.5 Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, cafe không chỉ gây hại cho xương khớp mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Những hoạt chất độc hại có trong các thực phẩm này sẽ gây cản trở cho quá trình hấp thu dinh dưỡng, khiến khớp xương khô, lạo xạo và đau nhức liên tục. Vì vậy bạn cần tránh xa các loại chất kích thích để bảo vệ sức khỏe cũng như hệ xương khớp.

Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích với các bệnh nhân xương khớp

4. Ghế massage toàn thân cho người đau nhức xương khớp

Ghế massage được coi là “cứu tinh” cho các bệnh nhân xương khớp được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân sử dụng. Đây là phương pháp trị liệu hiện đại mang lại hiệu quả cao nhờ những công nghệ tiên tiến hàng đầu.

Thiết bị này hoạt động massage nhờ vào hệ thống con lăn và túi khí massage linh hoạt. Chúng có khả năng tạo ra các cử động massage chuyên nghiệp, tác động chuyên sâu vào vị trí đau nhức, đả thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu giúp giảm căng cứng, xoa dịu cơn đau nhức xương khớp.

Ghế massage giúp đẩy lùi cơn đau nhức xương khớp hiệu quả

Đặc biệt những chiếc ghế massage trị liệu còn được tích hợp nhiều tính năng thông minh hỗ trợ tối đa quá trình điều trị bệnh xương khớp. Một số tính năng nổi bật phải kể đến như: tự động dò tìm huyệt đạo giúp massage chính xác đến các vị trí đau nhức, massage nhiệt hồng ngoại giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng, hiệu quả, massage kéo giãn tăng khả năng vận động, kích thích khả năng tiết dịch nhầy bôi trơn các ổ khớp,…

Đặc biệt bạn nên kết hợp sử dụng ghế massage trị liệu với chế độ ăn uống để nhanh chóng loại bỏ cơn đau nhức xương khớp. Để sở hữu cho mình một chiếc ghế massage body chất lượng tốt, đầy đủ tính năng hiện đại bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0833305555 – (024) 6666 36 36 ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng nhanh nhất.

QUEEN CROWN – VÔ ĐỊCH VỀ GIÁ

NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH THỨC VÀ ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU QUEEN CROWN TẠI VIỆT NAM

Địa chỉ (trụ sở chính): Tòa N06B1, Đường Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Phone: 0833305555

7 Thực Phẩm Mà Người Bệnh Xương Khớp Nên Dùng

1. Dầu oliu

Không chỉ riêng dầu oliu, mà các loại dầu chiết xuất từ thiên nhiên đều rất tốt cho sức khỏe của người bệnh xương khớp. Đặc biệt, dầu oliu là thực phẩm tốt hơn cả. Chất chất polyphenol trong dầu oliu có tác dụng lớn trong việc giảm viêm và hạn chế hình thành các cơn đau. Ngoài ra, chất lubricin còn hỗ trợ các khớp hoạt động trơn tru hơn cũng như bảo vệ sụn khỏe mạnh.

Vì dầu oliu dễ bị bốc khói khi gặp nhiệt độ cao, nên loại dầu này chỉ thích hợp sử dụng làm các món gói, salad trộn mà thôi. Bạn có thể sử dụng dầu oliu để làm các món trộn rau xanh và hoa quả bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày. Đây chính là thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng mỗi ngày. Hãy yên tâm về độ béo, vì chất béo trong dầu oliu là nhóm chất béo tốt, không gây hại cho sức khỏe.

Dầu oliu (Ảnh: Internet)

2. Cá béo

Hàm lượng vitamin D và Omega 3 từ nhóm cá béo là rất dồi dào và phong phú. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ,… đều là những thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi bổ sung nhiều vitamin D và Omega 3 sẽ giúp giảm viêm và hạn chế tình trạng đau nhức cơ thể.

Chưa hết, các loại chất này còn hỗ trợ chắc khỏe xương và sụn, tăng dịch khớp để khớp hoạt động trơn tru hơn nhờ cơ chế ức chế sản sinh enzym và cytokine phá vỡ sụn nguy hiểm. Bạn có thể dùng cá 2 lần mỗi tuần để làm món hấp, món nướng, món súp đều rất tốt cho sức khỏe.

Cá ngừ là nhóm cá béo đầy dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

3. Sữa và các chế phẩm của sữa

Sữa và các chế phẩm của sữa rất có lợi cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt là với những ai hay đau nhức xương khớp. Nhiều chuyên gia khuyên rằng, sữa chính là thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng. Điểm chung của nhóm thực phẩm này chính là rất giàu đạm và canxi cho người dùng. Bạn sẽ được bổ sung nguồn canxi vô cùng dồi dào khi uống sữa.

Người bệnh xương khớp nên uống sữa mỗi ngày 2 ly để giúp giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng thêm sữa chua để kích thích lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. Từ đó, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và lưu thông đường ruột. Bạn có thể dùng riêng sữa chua hoặc kết hợp làm salad, nước uống hoặc kem tùy thích.

Sữa và các chế phẩm của sữa (Ảnh: Internet)

4. Quả óc chó và hạt lanh

Nếu bạn muốn có món ăn vặt mà e ngại ảnh hưởng đến các cơn đau khớp, hãy chọn dùng một ít quả óc chó sấy. Đây chính là thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng. Trong quả óc chó chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như protein, canxi, chất xơ, chất chống oxy hóa, magie, kali,…

Quan trọng hơn, quả óc chó có hàm lượng Omega 3 cao nên giúp phát triển sức khỏe xương khớp và hạn chế tình trạng tổn thương sụn ở người lớn tuổi. Đồng thời, ăn nhiều óc chó còn hỗ trợ cải thiện mất trí nhớ và khó tập trung. Vì thế, với trẻ nhỏ các thực phẩm này cũng rất được khuyên dùng.

Quả óc chó (Ảnh: Internet)

5. Trà xanh

Trà xanh là thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng vì có nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng trà xanh có thể giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương ở người. Qua đó, chất phytochemica được tìm thấy trong trà xanh có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa các tác động của viêm khớp cấp thấp.

Dẫu vậy, bạn vẫn nên uống trà xanh có liều lượng để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tim đập nhanh, khó ngủ, thở gấp, rối loạn nhịp tim,… Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên không nên uống nước trà trước và sau bữa ăn 30 phút.

Trà xanh (Ảnh: Internet)

6. Rau củ quả

Rau củ quả chính là những thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng mỗi ngày. Theo đó, trong rau xanh, đặc biệt là nhóm rau có màu xanh sẫm sẽ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Nhờ đó, khi bạn ăn sẽ giúp giảm các cơn đau khớp. Các loại trái cây cũng như thế, hàm lượng vitamin và chất xơ sẽ giúp tăng cường trao đổi chất để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và lưu thông thêm đường máu.

Bạn có thể dùng nhiều cải mầm, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải, cà chua, cà rốt, bưởi,…. Ở các loại nấm, giá trị dinh dưỡng của chúng cũng rất phong phú và đa dạng. Vitamin D2 trong nấm còn cao hơn các loại thực phẩm khác. Đồng thời, nấm cũng thường xuyên nhân được vitamin D dồi dào từ ánh nắng mặt trời nên góp phần giúp chắc khỏe xương khớp hơn.

Rau củ quả (Ảnh: Internet)

7. Các loại gia vị

Sẽ là thiếu sót nếu không đưa các loại gia vị vào trong danh sách 7 thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng ngày hôm nay. Nhóm các loại gia vị quen thuộc bạn sử dụng hàng như tỏi, ớt, gừng, tiêu,… đều là những thực phẩm có tính kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt. Điều này rất tốt cho quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, bổ sung các loại gia vị này còn kích thích vị giác, bồi bổ cơ thể hay thậm chí là giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Các loai gia vị (Ảnh: Internet)

Đăng bởi: Định Đặng Trần

Từ khoá: 7 thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng

Nguyên Nhân Loãng Xương Thường Gặp Có Thể Bạn Chưa Biết

Các triệu chứng loãng xương thường gặp:

Giảm chiều cao.

Thay đổi tư thế (có xu hướng khom lưng hoặc cúi người về phía trước).

Khó thở.

Gãy xương.

Đau lưng dưới.

Bệnh loãng xương thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân là bởi vì phụ nữ có khối lượng xương đỉnh thấp hơn và xương nhỏ hơn đàn ông.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nam giới không mắc phải bệnh loãng xương. Nam giới vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là sau tuổi 70.

Bệnh loãng xương thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân loãng xươngdễ thấy nhất. Khi bạn già đi, quá trình mất xương sẽ diễn ra nhanh hơn trong khi quá trình phát triển xương mới lại chậm đi. Theo thời gian, xương của bạn dần yếu đi và nguy cơ loãng xương tăng lên đáng kể.

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân loãng xương dễ thấy nhất

Kích thước cơ thể cũng là một nguyên nhân loãng xương. Người có thân hình mảnh mai thường có nguy cơ mắc phải bệnh loãng xương cao hơn so với người có thân hình to lớn hơn.

Kích thước cơ thể cũng là một nguyên nhân loãng xương

Chủng tộc là một yếu tố quyết định mức độ nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Theo Mayo Clinic, phụ nữ da trắng và da vàng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, trong khi phụ nữ da màu (Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Mexico) có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Đàn ông da trắng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông Mỹ gốc Phi và gốc Mexico.

Chủng tộc là một yếu tố quyết định mức độ nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân loãng xương đã chỉ ra rằng: nguy cơ loãng xương và gãy xương của bạn có thể tăng lên nếu cha mẹ bạn có tiền sử bị loãng xương hoặc gãy xương hông.

Nguy cơ loãng xương và gãy xương có thể tăng lên nếu cha mẹ có tiền sử bị loãng xương

Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh loãng xương. Hiện tượng thay đổi nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ có kinh nguyệt bất thường, phụ nữ tiền mãn kinh và nam giới mắc các bệnh lý gây sụt giảm testosterone.

Các bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, hoặc sử dụng thuốc hormone tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh loãng xương

Chế độ ăn là một nguyên nhân loãng xương mà ít người để ý. Loãng xương có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người có chế độ ăn ít canxi và vitamin D, ăn kiêng quá mức, ăn ít protein, hoặc người có chứng rối loạn tiêu hoá và người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa.

Advertisement

Chế độ ăn là một nguyên nhân loãng xương mà ít người để ý

Người mắc phải các căn bệnh sau cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn bình thường: bệnh nội tiết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp dạng thấp, ung thư, HIV/AIDS và chán ăn do vấn đề tâm lý.

Người có các bệnh trước đó cũng có thể bị loãng xương

Sử dụng lâu dài một số loại thuốc nhất định cũng có thể làm gia tăng tốc độ quá trình mất xương và gây bệnh loãng xương, ví dụ:

Glucocorticoid và hormone vỏ thượng thận: Thường dùng trong điều trị hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.

Thuốc chống động kinh: Thuốc điều trị co giật và các rối loạn thần kinh khác.

Thuốc điều trị ung thư: Có thành phần là hormone để điều trị ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Thuốc ức chế bơm proton: Làm giảm acid trong dạ dày.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc: Điều trị trầm cảm và lo lắng.

Thuốc thiazolidinedione: Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sử dụng lâu dài một số loại thuốc nhất định cũng có thể làm gia tăng tốc độ quá trình mất xương và gây bệnh loãng xương

Lối sống ít vận động, dành nhiều thời gian trong ngày để ngồi một chỗ.

Uống rượu nhiều.

Hút thuốc lá.

Lối sống là nguyên nhân loãng xương mà bạn có thể dễ dàng chủ động khắc phục nhất trong các nguyên nhân loãng xương

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh loãng xương bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh loãng xương.

Các xét nghiệm bệnh loãng xương

Xét nghiệm mật độ khoáng trong xương (BMD): xét nghiệm sử dụng tia X để đo mật độ xương hông, xương cột sống hoặc xương cổ tay. Xét nghiệm BMD kéo dài từ 10 đến 30 phút.

Xét nghiệm máu và nước tiểu: xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm xác định nồng độ canxi, chức năng tuyến giáp, và nồng độ testosterone (ở nam giới) để loại trừ trường hợp mất xương do nguyên nhân tuyến cận giáp và tuyến giáp.

Xét nghiệm mật độ khoáng trong xương (BMD)

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh loãng xương

Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh loãng xương, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình chúng tôi Bệnh viện Chợ Rẫy,…

Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Hồng Phát, Bệnh viện Quốc tế Vinmec,…

Nguồn: Cleveland Clinic, Healthline, Mayo Clinic, NIH

Bệnh Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì, Uống Gì Và Kiêng Gì?

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì và kiêng gì để tăng sức đề kháng cũng như góp phần ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm?

Mỗi năm cứ vào mùa mưa thì bệnh sốt xuất huyết tại nước ta lan nhanh trên diện rộng. Bệnh có thể dẫn đến sốc, giảm thể tích tuần hoàn máu, rối loạn đông máu hoặc tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý sớm. Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc hạ sốt điều trị triệu chứng. Do đó, ngoài việc dùng thuốc tuân theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

1. Thức ăn dạng lỏng

Một triệu chứng thường gặp của người bệnh sốt xuất huyết là bị sốt rất cao. Nhiệt độ cơ thể lên đến 39, 40 độ C. Vì thế họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức rất nhiều. Người nhà cần cho bệnh nhân ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu.

Cháo là món ăn tốt nhất cho người bệnh, nên ăn nhiều bữa trong ngày. Lưu ý, không nên kiêng cữ quá mức mà cần ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cháo thịt băm, cháo cá nấu cùng với các loại rau, củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất mới giúp người bệnh nhanh phục hồi.

Vậy ngoài món cháo, người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Súp có thể là lựa chọn tối ưu để thay thế. Món súp nóng vô cùng dễ ăn, dễ tiêu, giúp người bệnh hạ sốt và chống lại các cơn đau khớp.

Khi cơn sốt xuất huyết kéo đến, nó khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Do đó, trong chế độ ăn cần tập trung protein để cung cấp năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại virus. Các món chế biến từ thịt gà, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa nên được đưa vào làm các món chính trong chế độ ăn uống của bệnh nhân.

3. Cam

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Hãy ăn cam và uống nước ép cam càng tốt. Vì loại quả này mang đến rất nhiều vitamin, trong đó có vitamin C góp phần tăng cường kháng thể. Hàm lượng chất xơ dồi dào giúp người bệnh dễ tiêu hóa khi không thể vận động nhiều.

Bệnh sốt xuất huyết nên kiêng gì?

1. Thực phẩm sẫm màu

Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết niêm mạc, chảy máu mũi, chảy máu răng, chảy máu dạ dày. Tuyệt đối nói “không” với các thực phẩm đậm màu. Cụ thể là màu đỏ, đen hoặc nâu như nước coca, nước xá xị, xì dầu, dưa hấu. Bởi sự có mặt của chúng khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn, rất khó xác định bệnh nhân có đang chảy máu dạ dày hay đang tổn thương các tạng khác hay không.

2. Đồ cay, nóng

Bất kỳ ai cũng nên hạn chế ăn đồ ăn có gia vị cay, nóng như gừng, mù tạt, ớt. Riêng đối với người bệnh, chúng sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Từ đó quá trình phục hồi bệnh trở nên khó khăn hơn.

Những tác hại của việc ăn cay bạn nên biết

Việc ăn cay, ăn nhiều gia vị cay nồng như ớt, tiêu, mù tạt… được nhận định là một thói quen ăn uống không an toàn và có thể gây hại cho cơ thể. Tuy sử dụng các gia vị ớt, tiêu sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho món…

3. Nước ngọt, có chất kích thích

Trong giai đoạn điều trị bệnh, người bệnh cần tránh xa nước ngọt có ga, cà phê, rượu, bia và trà đậm. Bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của các thuốc hạ sốt. Trong đó, đặc biệt là trà đậm rất dễ kích thích não, làm tăng huyết áp, tim đập nhanh. Thức uống này thực sự không tốt cho người bệnh. Riêng đối với nước ép trái cây không nên sử dụng đường tự nhiên, không dùng mật ong. Bởi vì nếu cơ thể người bệnh tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm chậm quá trình tiêu diệt virus, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Bị sốt xuất huyết nên uống gì?

1. Nước cam, nước chanh

Đây là những loại quả tốt nhất cho người mắc bệnh sốt xuất huyết. Cam, chanh rất dễ chế biến thành nước ép, và cũng giàu vitamin C giúp phục hồi kháng thể. Cả hai đều là những đồ uống giúp phục hồi sinh lực và tăng cường chức năng gan

2. Nước gừng

Về cơ bản bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhiều chất lỏng. Nước gừng ấm giúp hỗ trợ cho cơ thể và làm giảm cảm giác buồn nôn.

3. Nước ép rau

Vì bệnh nhân sốt xuất huyết khó tiêu hóa thức ăn đặc khi bị sốt, nước ép rau dễ tiêu hóa và giúp bù nước do hàm lượng nước cao. Cà rốt, dưa chuột và rau xanh cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể.

4. Nước trái cây

Nước ép trái cây như dưa hấu, ổi, kiwi, đu đủ và các loại trái cây giàu vitamin C khác là những đồ uống không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nó giúp sản sinh tế bào lympho và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

5. Sữa

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên chọn sữa bò để cung cấp năng lượng cùng với vitamin và khoáng chất với thông số tốt. Ngoài ra, sữa dê cũng là một trong những lựa chọn tốt, hỗ trợ tăng lượng tiểu cầu, rất cấp bách khi bệnh nhân bị chảy máu.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Bệnh Mạch Vành Nên Ăn Gì Kiêng Gì? Đọc Ngay Để Biết!

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh mạch vành giảm tắc hẹp, ngăn nhồi máu cơ tim

1. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh mạch vành

Thực phẩm cho người bệnh mạch vành không chỉ phải có tác dụng ngăn ngừa mảng xơ vữa mạch vành phát triển mà còn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Một số nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bị bệnh động mạch vành bạn cần nhớ là:

Ít chất béo xấu: Bởi những chất béo xấu (cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa) vừa làm tăng mỡ máu, vừa khiến mảng xơ vữa hình thành và tăng kích thước.

Ít muối (natri): Muối không ảnh hưởng trực tiếp tới mảng xơ vữa. Tuy nhiên ăn nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng cao và làm tăng gánh nặng lên trái tim – cơ quan vốn đã bị tổn thương do bệnh mạch vành.

Giàu chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan: Chất này sẽ giúp giảm hấp thu cholesterol tại ruột và tăng đào thải cholesterol ra khỏi máu.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm: để giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa mảng xơ vữa hình thành và phát triển.

2. Những thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn

Danh sách những thực phẩm tốt cho bệnh mạch vành mà bạn nên ăn thường xuyên bao gồm: trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật, sữa ít béo, cá và các loại thịt nạc. Nếu khéo tay, bạn có thể chế biến được nhiều món ăn vừa hấp dẫn vừa tốt cho sức khỏe tim mạch từ những thực phẩm này.

Trái cây tươi và rau quả

Người bệnh mạch vành nên ăn nhiều rau củ quả tươi

Trái cây tươi và rau quả đều chứa chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa giúp làm sạch mạch máu. Thêm vào đó, những thực phẩm này ít calo, có thể giúp người bệnh mạch vành duy trì cân nặng hợp lý.

Người bệnh mạch vành nên ăn những loại rau củ quả như nho khô, nho tươi, quế, dâu tây, hành tây, rau có độ nhớt cao (mồng tơi, rau đay, các loại đỗ…).

Ngũ cốc nguyên hạt

Giống như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Vì thế bạn đừng bỏ qua thực phẩm này khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh mạch vành.

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn cho người bị bệnh mạch vành là:

Bánh mì đen

Gạo lức

Mì ống nguyên chất

Bột yến mạch

Cá và các loại thịt nạc

Các thực phẩm giàu protein rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thừa chất béo. Vì vậy, người bệnh chỉ nên chọn protein tốt từ cá và các loại thịt nạc.

Cá (cá hồi, cá trích…) rất giàu axit béo omega-3, giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Mỗi tuần người bệnh mạch vành nên ăn 2 – 3 bữa cá để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da cũng là một lựa chọn tốt để người bệnh đa dạng hóa bữa ăn cho mình. Để tận dụng tối đa lợi ích của các loại thịt này, bạn cần ăn kèm các loại rau xanh và thực phẩm giàu vitamin B6, B12 (hạnh nhân, sữa chua, ngũ cốc…).

Đừng bỏ quên cá trong chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Dầu thực vật, sữa ít béo

Các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu canola, dầu hạt lanh, sữa không béo hoặc ít béo như sữa chua, sữa tách béo cũng là những thực phẩm tốt cho người bệnh mạch vành. Mặc dù các thực phẩm này chứa chất béo nhưng là chất béo tốt (chất béo không bão hòa) có thể làm giảm cholesterol và bảo vệ cơ thể chống lại các cơn đau tim và đột quỵ.

Tuy nhiên ăn cái gì quá nhiều cũng đều không tốt. Bạn chỉ nên dùng dầu thực vật và sữa ít béo một cách điều độ, không vì các loại dầu này tốt mà thường xuyên sử dụng để chế biến đồ ăn chiên rán.

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết rõ bệnh mạch vành nên ăn gì. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành tiến triển nặng.

Khoa học đã chứng minh sự có mặt của sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh mạch vành tốt hơn. Người bệnh chỉ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ cho người mạch vành, suy tim, bệnh tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada cho thấy, sử dụng TPCN Ích Tâm Khang:

Giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, phù… .

Giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm cholesterol máu, tăng lưu thông máu.

Hỗ trợ phòng biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim.

Giúp giảm tần suất nhập viện, tăng khả năng hoạt động gắng sức.

Hơn 13 năm ra đời, Ích Tâm Khang đã thuyết phục hàng triệu người sử dụng bằng hiệu quả và độ an toàn. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ về sản phẩm này qua bài viết: TPCN Ích Tâm Khang – Liệu pháp tự nhiên giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

3. Bệnh mạch vành kiêng ăn gì để giảm tắc hẹp?

Người bệnh mạch vành cần hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol, chứa nhiều natri. Bởi đây đều là những “nguyên liệu” tạo điều kiện cho mảng xơ vữa phát triển và ảnh hưởng xấu đến chức năng tim.

Các thực phẩm giàu cholesterol và muối natri bạn cần tránh hoặc hạn chế bao gồm:

Bơ động vật

Nước thịt

Bánh creamers không sữa

Đồ chiên rán

Thịt chế biến sẵn hoặc tẩm nhiều gia vị

Bánh ngọt

Đồ ăn vặt, như khoai tây chiên, bánh quy, bánh nướng và kem

Muối, mì chính, nước mắm, nước tương, xì dầu, sốt mayonnaise, tương cà

Đồ ăn sẵn, đóng hộp

Dưa cà muối

Giò chả, xúc xích, lạp xưởng

Thịt khô, mắm tép.

Riêng với người đặt stent mạch vành đang sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K như warfarin, coumarin, nên hạn chế thêm các loại rau củ quả giàu vitamin K. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc chống đông này. Các loại rau củ giàu vitamin K bao gồm loại rau họ cải, rau có lá màu xanh thẫm (hành tươi, bông cải xanh, cải bắp, rau mùi tây, rau chân vịt, củ cải tươi, rau cải xoong).

Trường hợp đang dùng thuốc hạ mỡ máu statin, bạn nên kiêng uống nước bưởi chùm để tránh làm tăng độc tính của thuốc.

Ngoài ra, người bị động mạch vành nên kiêng các đồ uống có cồn như rượu bia. Những thức uống này sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, từ đó gián tiếp làm thay đổi quá trình chuyển hóa của các thuốc điều trị bệnh mạch vành (có thể giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ).

Người bệnh động mạch vành nên kiêng rượu bia

4. Lưu ý khi chế biến món ăn cho người bệnh mạch vành

Nên chế biến các món ăn bằng cách hấp, luộc thay vì chiên xào.

Không sử dụng mì chính và giảm dần lượng muối khi nấu ăn.

Hạn chế dùng nước chấm trong mỗi bữa ăn.

Không dùng bơ và các loại sốt cùng lúc khi chế biến món ăn.

Không sử dụng lại dầu thực vật đã chiên qua.

5. Gợi ý một số món ăn hỗ trợ chữa bệnh mạch vành

Chuối tiêu chấm vừng đen: Chuối tiêu có công dụng điều tiết đường ruột, khi kết hợp với vừng đen sẽ giúp hạ huyết áp, ổn định đường huyết ở người bệnh mạch vành.

Rau cần nấu táo tàu: Sự kết hợp lạ miệng này có tác dụng an thần, hạ huyết áp lại bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh xơ vữa động mạch.

Cháo bột ngô gạo tẻ: Thành phần chính trong bột ngô và gạo tẻ là tinh bột. Điều này sẽ giúp trung hòa lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho người bệnh mạch vành.

Cá trắm nấu bí đao: Thịt cá chứa nhiều omega -3 cùng lượng protein lành tính khi kết hợp với bí đao chứa nhiều vitamin và chất xơ rất phù hợp cho người bệnh mạch vành.

BS. Nguyễn Thị Nga

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì? trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!