Bạn đang xem bài viết Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Cải Bó Xôi Được Không được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bầu 3 tháng đầu ăn cải bó xôi được không hay bà bầu ăn cải bó xôi được không là thắc mắc của không ít chị em khi mới mang bầu. Theo các thông tin báo chí, thông tin trên internet và lời khuyên từ bác sĩ thì cải bó xôi là một thực phẩm an toàn với phụ nữ mang thai. Chính vì thế, bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được cải bó xôi. Bên cạnh đó, cải bó xôi cũng có nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cả mẹ và bé.
Bầu 3 tháng đầu ăn cải bó xôi được khôngCải bó xôi là một loại rau mới được trồng phổ biến ở Việt Nam không lâu. Cải bó xôi được biết đến là một trong những loại rau rất giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, cải bó xôi cũng rất an toàn cho phụ nữa trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, bầu 3 tháng đầu vẫn có thể ăn được cải bó xôi.
Về vấn đề ăn cải bó xôi tốt cho các mẹ bầu như thế nào thì bạn có thể xem thành phần dinh dưỡng có trong cải bó xôi sẽ thấy ngay loại rau này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao với nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Nếu chỉ nói về các vitamin và khoáng chất có trong cải bó xôi thì loại rau này cũng rất tốt:
Hàm lượng vitamin C cao trong cải bó xôi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện khả năng tự lành các vết thương và cũng góp phần giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress cho các mẹ bầu.
Hàm lượng vitamin A rất cao trong rau chân vịt cũng sẽ là nguồn dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin A cho cả mẹ vào bé trong giai đoạn này. Vitamin A cũng giúp cải thiện thị lực, tránh tình trạng bị khô mắt, mỏi mắt.
Hàm lượng vitamin E trong cải bó xôi không quá nhiều nhưng nó lại là loại vitamin giúp chị em cải thiện làn da rất tốt trong giai đoạn thai kỳ.
Trong cải bó xôi cũng có hàm lượng vitamin K cực kỳ dồi dào. Vitamin K giúp giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa xuất huyết và tăng cường trí nhớ, đây đều là những công dụng rất tốt cho các mẹ bầu.
Hàm lượng vitamin B9 (folates) trong rau chân vịt cũng cực kỳ dồi dào, loại vitamin này góp phần quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi, nó giúp giảm tối đa khuyết tật khi hình thành ống thần kinh – một loại khuyết tật không thể phát hiện sớm bằng các phương pháp thông thường như siêu âm.
Hàm lượng sắt có trong rau chân vịt cũng cực kỳ dồi dào. Việc bổ sung sắt trong các loại thực phẩm sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt đặc biệt ở phụ nữ mang thai cần nhiều chất sắt hơn so với bình thường.
Các chất khác có trong rau chân vịt như mangan, magie, đồng và các vitamin nhóm B cũng có hàm lượng cao hơn hẳn các loại rau thông thường. Những vitamin và khoáng chất này góp phần bổ sung rất tốt cho cả mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. Vậy nên có thể nói rằng rau chân vịt là loại rau cực kỳ bổ dưỡng tốt cho phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu.
Như vậy, có thể thấy rằng bầu 3 tháng hoàn toàn có thể ăn rau chân vịt vì loại rau này an toàn và rất tốt cho phụ nữ có thai. Tất nhiên, các mẹ bầu cũng không nên lạm dụng ăn nhiều rau chân vịt mà nên ăn đổi món nhiều loại rau khác nhau sẽ giúp cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho giai đoạn thai kỳ.
Bà Bầu Ăn Mít Được Không, Có Bị Sẩy Thai Không?
Bà bầu ăn mít được không?
Mít là loại quả được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng có nhiều lời đồn cho rằng nếu bà bầu ăn mít sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí là sẩy thai vì mít có tính nóng. Vậy có thai ăn mít được không?
Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), trong 100g mít chứa đến 157 calo, 38g carbohydrate, 2.8g protein, 2,5g chất xơ,1g chất béo. Đồng thời chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn trong thai kỳ nhưng với hàm lượng nhất định. Loại quả này có hàm lượng đường cao, nếu dùng nhiều sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh về da phát triển: mụn nhọt, rôm sảy, lở loét miệng,…Loại quả này cũng không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ.
Lợi ích của việc ăn mít đối với bà bầu Tăng cường hệ miễn dịchTrong mít chứa hàm lượng cao vitamin C, giúp có thể bà bầu tăng cường hệ miễn dịch và giúp chống một số bệnh thường gặp khi mang thai hiệu quả.
Điều chỉnh hormone Giải tỏa căng thẳngCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc tính của mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng. Vì vậy khi bà bầu ăn mít có thể giúp bà bầu giải tỏa lo âu, căng thẳng trong quá trình mang thai.
Ảnh hưởng tích cực đến thai nhiQuả mít là loại quả giàu vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, Vitamin E, C, K,…Bà bầu bổ sung những dưỡng chất này giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.
Cải thiện chức năng của dạ dày và hệ tiêu hóaTrong mít có chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp việc tiêu hóa dễ hơn hơn, giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Mít còn giúp ngăn ngừa triệu chứng loét dạ dày và dạ dày nhạy cảm ở người đang mang thai.
Cung cấp năng lượngMít cung cấp rất nhiều năng lượng và điều này rất tốt cho những ngày các mẹ đang rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu chất.
Điều hòa huyết ápNguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho thai phụ trong thai kỳ chính là tăng huyết áp. Trong khi đó, mít có chứa lượng Kali dồi dào, một thành phần quan trọng đối với cơ thể, có tác dụng kiểm soát nhịp tim và điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch trong thai kỳ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, kali giúp làm giảm áp lực mà muối gây ra lên động mạch, đồng thời chất xơ trong mít sẽ giúp làm giảm mức cholesterol hiệu quả, hạn chế tình trạng huyết áp cao.
Các khoáng chất khácTrong mít còn chứa các khoáng chất có lợi cho sức khỏe thai phụ và thai nhi như: canxi, magie, chất sắt, beta-carotene, kẽm…
Những lưu ý khi ăn mít Ăn một lượng vừa phảiLượng mít mà bà bầu nên tiêu thụ trong ngày là 80 – 100gr để không gây hại cho sức khỏe. Nếu ăn lượng lớn mít sẽ gây đau bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, ăn nhiều mít có thể tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường vì trong mít chứa lượng lớn đường.
Không ăn mít khi bị rối loạn máuAdvertisement
Không ăn mít khi bị suy thận Chế biến mít
Để chế độ ăn bà bầu đa dạng và bổ sung thêm nhiều vitamin hơn thì nên kết hợp mít với các loại sữa chua, hoa quả hoặc có thể làm sinh tố mít, mít sấy. Không chỉ tránh nhàm chán mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm mỡ thừa.
Mít hay bất cứ loại trái cây nào khi sử dụng cho bà bầu cần sử dụng lượng vừa phải. Hy vọng qua những thông tin trên, các chị em đang trong thời kỳ mang thai sẽ biết cách để sử dụng mít đúng để có sức khỏe thật đảm bảo.
Nguồn: Hellobacsi, Hệ thống y tế Thu Cúc
Mẹ Bầu Ăn Nghêu Được Không? Lưu Ý Khi Ăn Nghêu (Ngao) An Toàn Cho Mẹ Bầu
Bầu ăn nghêu được không là một trong những vấn đề các bà mẹ luôn quan tâm. Bởi nghêu nấu được rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn nhưng phải lưu ý khi ăn.
Bầu ăn nghêu được không là một trong những vấn đề các bà mẹ luôn quan tâm
Thành phần dinh dưỡng của nghêu (ngao)Nghêu hay ở một số nơi gọi là ngao. Đây là một loài động vật thân mềm, sống chủ yếu dưới nước đặc biệt là các vùng ven biển. Nghêu được biết đến là một loài hải sản mang giá trị kinh tế lớn chăm sóc lại rất đơn giản, dễ nuôi lại mang nhiều giá trị dinh dưỡng.
Theo kết quả phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g thịt nghêu sẽ chứa khoảng 10.8g protein, 1.6g chất béo và các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A,.. Và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, kali, mangan, đồng.
Theo Đông Y thì con nghêu được biết đến với vị ngọt mặn, tính hàn, không độc. Chúng có công dụng lợi thuỷ, giải độc và hoá đờm, dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác.
Nghêu ngon thường là những con cứng vỏ, miệng ngậm chặt, khó tách ra. Nếu nghêu còn sống và mở miệng thì khi chạm vào chúng sẽ nhanh chóng khép miệng lại.
Với nghêu, mẹ bầu có thể chế biến rất nhiều món ăn. Thịt nghêu sau khi sơ chế có thể dùng để xào với rau củ hoặc nấu canh với các nguyên liệu như cà chua, thì là đều rất ngon.
Mẹ có thể dùng nghêu như một món ăn với cơm trong thực đơn các bữa chính, hoặc mẹ có thể dùng các món ăn chế biến từ nghêu như một món ăn chơi vào các bữa nửa buổi đều được.
Nghêu cung cấp dưỡng chất phong phú nhưng lại không gây ra tăng cân
HẢI SẢN TẠI ĐẢO ĐANG CÓ GIÁ TỐT, ĐẶT MUA NGAY!
Tác dụng của nghêu (ngao) trong thai kỳĐối với mẹ bầu nghêu cung cấp một lượng photpho cần thiết giúp cơ thể có thể “dùng” hiệu quả các loại vitamin.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể mẹ bầu cũng được duy trì khi mẹ ăn nghêu. Chưa hết, lượng kali ở nghêu cũng giúp mẹ bầu duy trì được đường huyết ổn định và củng cố chức năng của tim.
Với thai nhi thì lượng photpho trong nghêu giúp sự hình thành xương và răng của bào thai trở nên vững chắc. Nghêu cũng hỗ trợ sự phát triển của bộ não thai nhi khi giàu omega 3. Thị giác ở bé cũng hoàn thiện hơn nhờ lượng vitamin A mà thực phẩm này cung cấp.
Nghêu cung cấp dưỡng chất phong phú nhưng lại không gây ra tăng cân. Do đó mẹ bầu ăn nghêu hai lần một tuần có thể kiểm soát được cân nặng của mình. Vitamin A có trong nghêu cũng giúp cho mẹ bầu có làn da khỏe mạnh hơn.
Một tác dụng khác nữa là ăn nghêu trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy sảng khoái, vui vẻ đẩy lùi được những buồn phiền, lo âu.
Canxi có trong nghêu không chỉ giúp mẹ bầu duy trì các hoạt động của cơ thể hiệu quả mà còn là khoáng chất quan trọng giúp cho bé phát triển xương, da và tế bào thần kinh. Vì vậy ăn nghêu thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu canxi ở mẹ bầu.
Nghêu ngon thường là những con cứng vỏ, miệng ngậm chặt, khó tách ra
Đây là tác dụng trị bệnh của nghêu. Khi mẹ bầu bị ho đờm có thể dùng nghêu để chế biến thành món ăn trị bệnh để tránh các nguy cơ không an toàn nếu dùng thuốc điều trị. Bài thuốc như sau: Xào 200g nghêu cùng với 20g gừng tươi và 20g vỏ quýt, dùng nóng để tác dụng trị bệnh hiệu quả nhất.
Mẹ bầu ăn nghêu được không?Đặc điểm dinh dưỡng của nghêu chính là hàm lượng protein và các nguyên tố vi lượng cao (điển hình như sắt, canxi…), chất béo thấp. Không những riêng nghêu mà nhiều loại sò ốc khác cũng có ưu điểm tương tự.
Ngoài ra, thành phần tanin trong nghêu có thể trợ giúp tổng hợp tạo thành dịch mật, có lợi đối với hiệu quả trao đổi chất cholesterol, đề kháng với các chứng co thắt, lo âu.
Nghêu là loại thực phẩm có hương vị ngon, dễ ăn và nguồn dinh dưỡng tương đối toàn diện, bao gồm protein, lipid, carbohydrate, sắt, canxi, magie, vitamin, axit amin, taurin…
Thông thường, những người khỏe mạnh đều có thể ăn nghêu, nhưng sẽ phù hợp hơn với người đang mắc các bệnh như lượng cholesterol cao, mỡ cao máu, phì đại tuyến giáp, viêm phế quản, bệnh dạ dày…
Riêng đối với bà bầu cũng có thể ăn được nghêu. Đây là món ăn có chức năng dưỡng âm, lợi tiểu, tiêu viêm nên có thể hỗ trợ giảm bớt chứng phù thũng và dễ khát nước ở thai phụ. Ngoài ra, nghêu còn có công hiệu trợ giúp điều trị bệnh, trị tiểu đường ở bà bầu.
Bà bầu muốn ăn nghêu tốt nhất nên ngâm nghêu trong nước sạch một ngày trước đó để làm sạch bùn đất.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn nghêu để đảm bảo an toànNghêu ngoài cách chế biến là hấp sả thường thấy thì nó cũng thích hợp ăn cùng với đậu phụ, tăng thêm tác dụng điều tiết hàn – nhiệt độ trong cơ thể. Tuy nhiên, nghêu lại kiêng kỵ khi kết hợp với rau cần, cam quýt vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu vitamin C.
Bản thân nghêu nói riêng và các loại sò ốc nói chung đều có hương vị khá đặc trưng. Vì vậy khi chế biến, Quý Khách nên hạn chế thêm gia vị. Ngoài ra, bà bầu muốn ăn nghêu tốt nhất nên ngâm nghêu trong nước sạch một ngày trước đó để làm sạch bùn đất.
Vì nghêu có tính hàn nên nếu mẹ bầu có các triệu chứng như tỳ vị hư hàn, tiêu chảy mãn tính hoặc đang bị cảm lạnh thì không thích hợp ăn. Một điểm cần lưu ý nữa chính là tuyệt đối phải ăn nghêu đã được nấu chín, để tránh nguy cơ ăn vào các chất bẩn, vi khuẩn có thể gây hại cho mẹ và bé.
Vì vậy, mặc dù nghêu là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mẹ bầu, nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều. Liều lượng khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 bữa nghêu/tuần. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, không tốt cho cả sức khỏe của thai nhi.
Mẹ có thể dùng nghêu như một món ăn với cơm trong thực đơn các bữa chính
Giao hàng nhanh chóng
Đổi trả miễn phí nhanh chóng
Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng
Nguồn hải sản phong phú với hơn 300 loại.
Đăng bởi: Trâm Nguyễn
Từ khoá: Mẹ bầu ăn nghêu được không? Lưu ý khi ăn nghêu (ngao) an toàn cho mẹ bầu
Cây Cải Bẹ Là Cây Gì? Rau Cải Bẹ Dưa Trồng Vào Tháng Mấy
Rau cải là loại rau rất phổ biến ở Việt Nam. Nói đến rau cải thì cũng có rất nhiều giống khác nhau từ cải ngọt, cải xoong, cải canh, cải ngồng, cải bẹ dưa cho đến những loại cải mới có mặt ở Việt Nam không lâu như cải cầu vồng hay cải xoăn. Chính vì có nhiều loại cải nên đôi khi bạn có nhầm lẫn cũng là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, có một số loại rau cải mà bạn nên biết vì nó quá phổ biến như cải ngọt, cải canh và cải bẹ. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn hiểu cây cải bẹ hay còn gọi là cải bẹ dưa là cây gì để bạn có thể phân biệt được với các loại rau cải khác. Ngoài ra, NNO cũng sẽ giúp những bạn đang muốn trồng cải bẹ tại nhà biết rau cải bẹ dưa trồng vào tháng mấy là đúng mùa.
Cải bẹ là cây gì?Cải bẹ là một loại cây thuộc nhà họ cải, có tên khoa học là Brassica juncea. Đây là loại cải có nguồn gốc từ khu vực dãy núi Himalaya của tiểu lục địa Ấn Độ và được trồng trọt từ hơn 5000 năm trước đây. Rau cải bẹ có lá hình quạt, gốc cuống lá to ôm chặt vào thân. Khi làm các món ăn, rau cải bẹ có vị cay hơi đắng và thường được dùng để muối dưa. Người Việt còn gọi cải bẹ với một số tên khác nhau như cải cay, cải sen, hay cải bẹ dưa.
Thời vụ gieo trồng cải bẹCũng như các loại cải khác, cải bẹ dưa thích hợp với khí hậu ôn hòa, mát mẻ nên vụ gieo trồng chính của nó ở nước ta là vụ đông xuân, bắt đầu gieo hạt vào tháng 9 – 10. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cải bẹ thích nghi với điều kiện thời tiết, nên có thể được trồng vào thời vụ khác ở nước ta, nhưng năng suất không cao bằng vụ đông xuân.
Đặc điểm của cây cải bẹ dưaCải bẹ thuộc loại thân thảo, sống hàng năm. Cây cải bẹ tương đối cao to, cuống lá to và dẹt, gốc cuống bành ra và ôm chặt vào thân cây. Lá có màu xanh thẫm hoặc xanh nõn chuối, có hình quạt và nhăn như mào gà. Cả lá và thân cây đều có vị cay, hơi đắng, nên có còn được gọi là cải cay. Rễ cây ít phân nhánh, ăn nông và bộ lá lớn nên cây có khả năng chịu hạn kém.
Hoa cải bẹ có màu vàng tươi, có 4 cánh xếp thành hình chữ thập và mọc thành chùm. Quả hình trụ, dài khoảng 4 – 5 cm, có mỏ nhọn, khi non có màu xanh, khi già chuyển sang màu nâu sẫm. Bên trong quả chứa nhiều hạt hình cầu. Hạt cải bẹ ngoài tác dụng để làm giống, nó còn được người Trung Quốc sử dụng để ép dầu và làm thuốc.
Cây cải bẹ rất mẫn cảm với với phân hóa học, thường lưu giữ các hóa chất và vi sinh vật trên cây nhiều và lâu nên bạn cần chú ý sử dụng phân bón hóa học cho cải bẹ và thời gian cách ly phân bón để sao đảm bảo khi thu hoạch, rau được an toàn.
Thời gian thu hoạch cải bẹ dưa thường từ 40 – 45 ngày. Nếu như trồng để muối dưa thì thời gian trồng lâu hơn, khoảng 100 – 120 ngày bởi vì khi rau già muối dưa sẽ ngon hơn.
Cải bẹ cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng do trong thành phần của nó có chứa nhiều dinh dưỡng như các vitamin A, B, C, canxi, sắt, kẽm, selen và nhiều loại khác, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Theo Đông y, cải bẹ xanh có tính ôn, vị cay, có tác dụng giải cảm lạnh, lợi khí, tiêu đàm. Thêm vào đó, hạt cải bẹ có vị cay, tính nhiệt, không độc, được sử dụng để trị một số chứng bệnh như đau họng, hen, ho đàm, chứng phong hàn hay mụn nhọt.
Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều giống cải bẹ địa phương như cải bẹ mào gà, cải Đông Dư, cải bẹ Lạng Sơn, hay cải tàu cuốn, và một số giống nhập nội như Morakot 90, hay cải bẹ xanh mỡ.
Bà Bầu Có Nên Ăn Hồng Xiêm Không? Những Lưu Ý Khi Ăn Hồng Xiêm
Hồng xiêm hay còn gọi là lồng mứt, sapoche, là một loại trái cây nhiệt đới mang hương vị ngọt lịm, dễ chịu nên có thể được dùng để làm sinh tố, salad hoặc chỉ đơn giản là ăn không. Đồng thời vào mùa sapoche (tầm tháng 3 – 4 hằng năm), hồng xiêm thường có giá thành rất rẻ nên lại càng được nhiều người yêu thích, săn đón.
Đặc biệt, theo bác sĩ Tạ Trung Kiên, giám đốc chuyên môn tại phòng khám sản – nhi Phúc Hậu ở Đồng Nai, các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được loại trái cây ngon lành này bởi bên cạnh hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, hồng xiêm còn bổ sung những chất chống oxy hóa thiết yếu và giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Theo quan điểm của nền y học phương Đông, hồng xiêm là loại trái cây mang hương vị ngọt, tính mát, có thể dùng để chữa ho, cảm lạnh và cả nhuận tràng, giải khát. Ngoài ra, theo Tây y, mức calo hồng xiêm cung cấp là khá cao, có thể sánh ngang với những loại trái cây như mít, chuối, xoài,…
Cụ thể, các chất dinh dưỡng có trong 100g trái hồng xiêm bao gồm:
82 calo
20g carbohydrate
0.4g protein
1.10g chất béo
0.2g chất béo bão hòa
5g chất xơ
12g natri
193mg kali
14.7g vitamin C
21mg canxi
0.8mg sắt
12mg magie
Sinh tố hồng xiêm bơ béo
Không chỉ có sự cân bằng giữa hai hương vị thơm béo và ngọt lịm vừa đủ, rất dễ uống, món sinh tố hồng xiêm bơ béo còn đặc biệt vô cùng dinh dưỡng, giúp bổ sung nhiều vitamin cùng các khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như chất xơ, vitamin B, vitamin E, kali, acid béo thiết yếu,…
Để làm nên món sinh tố đơn giản này, đầu tiên bạn cần gọt vỏ và cắt bơ cùng sapoche thành các miếng nhỏ, sau đó cho trái cây vào máy xay sinh tố với đường, sữa đặc, một ít đá đập nhỏ rồi xay đến khi hỗn hợp được mịn nhuyễn là hoàn tất.
Sinh tố hồng xiêm dừa hạt chia
Cũng là một loại sinh tố ngon lành và nhiều dinh dưỡng khác, món sinh tố hồng xiêm dừa hạt chia này vừa bổ sung được cho bà bầu một hàm lượng lớn chất xơ cần thiết, vừa đồng thời giúp bạn thưởng thức hương vị bùi béo, ngọt lịm nhưng rất dễ chịu, từ đó làm bạn chỉ cần thử một lần là sẽ nhớ mãi không quên.
Với cách làm món sinh tố đặc biệt này, đầu tiên bạn sơ chế hồng xiêm, cơm dừa và đi ngâm hạt chia, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố với một ít sữa đặc, nước dừa, đá lạnh rồi tiến hành xay hỗn hợp cho thật mịn nhuyễn. Cuối cùng, bạn đổ sinh tố ra ly, rắc thêm một ít hạt chia để trang trí là có thể thưởng thức rồi đó!
Salad trái cây
Còn gì tuyệt vời hơn một dĩa salad trái cây nhiệt đới đầy tươi ngon, thanh mát cho mùa hè này đúng không nào? Bên cạnh đó, món salad trái cây này đặc biệt sẽ rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ đang mang thai bởi việc có hàm lượng cao chất xơ, vitamin cùng nhiều khoáng chất khác.
Cách làm món salad này rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị những loại trái cây mình thích như hồng xiêm, chuối, xoài, đu đủ và các loại hạt tốt cho sức khỏe (như hạt óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân,…), sau đó đem trái cây đi gọt vỏ, cắt nhỏ và xếp vào một đĩa riêng, kế tiếp cho hạt, sữa chua cùng 1 – 2 lá bạc hà lên để trang trí nữa là hoàn thành.
Tuy mang hương vị tươi ngon và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu không chú ý đến lượng tiêu thụ hồng xiêm trong mỗi lần ăn, hệ tiêu hóa có thể sẽ bị gây hại và thậm chí là dẫn đến căn bệnh tiểu đường nguy hiểm. Vì thế khi ăn hồng xiêm, các mẹ bầu nên chú ý những điều sau đây:
Không ăn quá nhiều hồng xiêm cùng một lúc hay ăn khi bụng đang đói để tránh gây cồn cào, khó chịu và làm bạn thấy đau bao tử.
Advertisement
Đồng thời, nếu bạn có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tiểu đường thì cần hạn chế ăn loại trái cây này, ngoài ra cũng không được ăn ngay sau khi uống thuốc để tránh việc lượng đường hay các thành phần khác làm giảm hiệu quả thuốc.
Bên cạnh đó, bạn chỉ nên mua hồng xiêm ở những siêu thị lớn hoặc các cửa hàng bán trái cây uy tín để đảm bảo hương vị, chất lượng cũng như an toàn cho sức khỏe của cả mình và thai nhi.
Bà Bầu Có Nên Ăn Dưa Vàng Không? Những Lưu Ý Khi Ăn Dưa Vàng
Dưa vàng hay còn gọi là dưa lưới, có nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu và cả thai nhi, đặc biệt hương vị thanh mát, giòn giòn, thơm đặc trưng của dưa vàng làm bất kỳ mẹ bầu đều sẽ thích. Ngoài ra, dưa vàng là một số loại trái cây không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay dị ứng khi dùng.
Tuy nhiên, dưa vàng lại chứa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn listeria cũng như chứa một lượng thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo quản. Đặc biệt, listeria có thể dẫn đến sảy thai, thai lưu và sinh non vì thế rất nguy hiểm, tại Mỹ từng có đợt dịch listeria năm 2011, trong đó dưa vàng là nguồn lây nhiễm. Mặc dù vậy, nếu mẹ bầu biết cách ăn dưa vàng thì sẽ không sao.
Tốt cho trí não của bé
Dưa vàng chứa nhiều vitamin A, axit folic, vitamin B1. Những chất này rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh của bé, điển hình axit folic trong dưa vàng cao giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, vitamin B1 giúp hình thành và phát triển khỏe mạnh. Vitamin A góp phần phát triển của tim, phổi, mắt và xương em bé.
Tốt cho hệ xương của thai nhi
Lượng canxi của quả dưa vàng rất cao, đây là một thành phần quan trọng tốt cho bà bầu lẫn thai nhi, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ xương và thần kinh của thai nhi trực tiếp.
Chống lại bệnh nhiễm trùng.
Dưa vàng còn chứa rất nhiều vitamin C, đây là chất giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho mẹ bầu và cả thai nhi, chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh và các bệnh vặt khác.
Sinh tố sữa chua dưa vàng
Sinh tố sữa chua dưa vàng với hương vị thơm ngon, giàu dưỡng chất sẽ rất thích hợp cho những mẹ bầu đang trong thời kỳ ốm nghén, vị chua chua và ngọt ngào của dưa vàng hòa quyện với sữa chua tạo nên một món thức uống vừa bổ, mát mà còn ngon thơm nữa.
Tham khảo bài viết: Cách làm sinh tố sữa chua dưa lưới ngon, bổ, rẻ
Trà dưa vàng
Ngoài làm sinh tố ra thì dưa vàng còn có thể làm món trà dưa vàng để giải nhiệt cũng rất ngon lắm đấy. Món trà làm khá đơn giản, đã vậy còn đặc biệt khi kết hợp cả dưa vàng, thơm, lựu làm nên món trà độc nhất vô vị, thanh mát cho ngày nóng thì còn gì bằng.
Tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách làm trà dưa lưới thơm ngon mát lạnh
Bánh kem dưa vàng
Món bánh có nguyên liệu chính là dưa vàng được múc thành từng viên kém dễ thương, kế đó phần bánh bông lan được làm từ trứng gà và sữa tươi, thêm phần kem dưa vàng bên trên là hoàn thành. Món bánh vừa đẹp mắt, hương vị thơm ngon, thanh mát, chắc chắn sẽ làm mẹ bầu yêu thích cho xem.
Tham khảo bài viết: Cách làm bánh kem dưa lưới siêu đơn giản tại nhà
Những lưu ý khi ăn dưa vàng
Mặc dù quả dưa vàng có chứa nhiều dưỡng chất nhưng chứa nhiều nguy cơ không tốt cho bà bầu vi khuẩn listeria và các chất hóa học, trừ sâu có trong quả trong quá trình canh tác. Tuy nhiên, các mẹ bầu biết cách ăn và nắm rõ các lưu ý sau thì chắc chắn sẽ an toàn:
Phải rửa sạch vỏ dưa vàng trước khi cắt, bổ bằng cách ngâm vào dung dịch muối pha loãng hay thuốc tím. Bởi vì, phần này chứa nhiều vi khuẩn và các chất độc hại. Khi cắt xong, thì nên ăn luôn, tránh để lâu ngoài không khí.
Advertisement
Không nên để dưa lạnh trong thời gian dài
Tuyệt đối tránh ăn dưa nhiều trước khi ngủ, điều này sẽ làm bạn đi tiểu đêm, mất ngủ và hại thân.
Bên trên là những thông tin về việc mẹ bầu có nên ăn quả dưa vàng hay không cũng như những cách ăn quả này đúng chuẩn khi mang thai. Mong qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.
Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống
Chọn mua các loại trái cây tại chúng tôi để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể:
Cập nhật thông tin chi tiết về Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Cải Bó Xôi Được Không trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!