Xu Hướng 10/2023 # Bạch Cầu Cấp Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh # Top 12 Xem Nhiều | Xvso.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bạch Cầu Cấp Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bạch Cầu Cấp Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh lý ác tính ở trẻ em là một vấn đề sẽ làm nhiều phụ huynh rất lo lắng. Một trong những dạng ung thư phổ biến nhất là bạch cầu cấp trẻ em. Để hiểu thêm về tình trạng bệnh lý này cũng như cách điều trị, chăm sóc cho bệnh nhi, hãy theo dõi bài viết sau của Bác sĩ Đinh Gia Khánh. 

Tương tự với bạch cầu cấp ở người lớn, là tình trạng tăng sinh các tế bào non trong tuỷ xương. Chúng tràn ngập trong tuỷ và ức chế sự sản sinh và hoạt động của các tế bào máu bình thường.

Nhưng các triệu chứng có phần rầm rộ hơn, đặc biệt ở trẻ em dưới < 1 tuổi. Các hệ cơ quan của trẻ có phần non nớt, thường mắc kèm các bệnh lý bẩm sinh khác đi kèm theo. 

Bất thường gây nên bạch cầu cấp trẻ em nhìn chung vẫn chưa rõ ràng. Nhưng ảnh hưởng của đột biến hình thành trong quá trình hình thành thai nhi và rối loạn phát triển trong quá trình trưởng thành tỏ ra ưu thế. 

Theo thống kê ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Châu Âu và cả Việt Nam. Bạch cầu cấp là thể bệnh ác tính mắc nhiều nhất, chiếm khoảng 30% trong số các bệnh ung thư ở trẻ em.1 Trong các thể bạch cầu cấp, bạch cầu cấp dòng lympho là nhiều hơn cả. Các bệnh lý khác trẻ em mắc nhiều bao gồm: ung thư xương, ung thư não, nguyên bào thần kinh…

Cũng giống như người lớn, bệnh biểu hiện các triệu chứng xung quanh ba nhóm: thiếu máu, xuất huyết và sốt. Điểm qua các biểu hiện hay gặp ở bệnh viện: 

1. Thiếu máu

Đây là một trong những tình huống thường gặp đưa trẻ nhập viện. Phụ huynh có thể thấy trẻ xanh xao bất thường. Môi tái nhợt, tay chân trắng bệch là than phiền phổ biến. 

2. Xuất huyết

Bầm dạ dạng chấm rải rác là biểu hiện phổ biến nhất. 

Một số tình huống khác: 

Chảy máu chân răng rỉ rả. 

Bầm mắt, chảy máu kết mạc mắt. 

Tiêu phân đen. 

Rong kinh, rong huyết ở trẻ lớn. 

Một số trường hợp đến bệnh viện với tình trạng nguy kịch là xuất huyết não.

3. Sốt

Cũng là tình huống phổ biến đưa trẻ đến bệnh viện. Trẻ em có nhiều nguyên nhân gây sốt. Sốt trong bạch cầu cấp thường liên tục. Do đó, các bác sĩ nhi khoa sẽ thường nghi ngờ và tìm kiếm nguyên nhân phổ biến hơn như sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Khi bệnh nhân sốt mà không đáp ứng với điều trị hoặc biểu hiện sự bất thường trên công thức máu, nghi ngờ bạch cầu cấp sẽ được đặt ra. 

Là một thể bệnh cấp tính nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong rất nhanh, có thể chỉ là vài ngày đến vài tháng.

Tiên lượng sống còn ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ cũng lựa chọn điều trị dựa vào các yếu tố này. Các yếu tố tiên lượng bao gồm: 

Dòng tế bào bệnh

Dòng lympho tốt hơn dòng tuỷ (chỉ ở trẻ em).

Lympho B tốt hơn lympho T.

Tuổi từ 1 – 10 tuổi là khoảng tiên lượng tốt (tuổi càng nhỏ tiên lượng càng tốt, nhưng dưới 1 tuổi thì rất xấu).

Số lượng bạch cầu lúc chẩn đoán. 

Các đột biến di truyền học phân tử kèm theo. 

Triệu chứng xâm lấn thần kinh trung ương hay cơ quan khác. 

Điều trị sớm và kịp thời là cực kỳ cần thiết. Việc điều trị sẽ dựa trên nhóm tiên lượng, nhằm đạt được hiệu quả điều trị và tối thiểu tác dụng phụ của thuốc. 

Phương thức điều trị  chính là hoá trị liệu. Xạ trị hay nhằm mục đích dự phòng thần kinh trung ương. Đối với các trẻ có nhiều nguy cơ tái phát, ghép tế bào gốc tạo máu sẽ được cân nhắc.

Trẻ điều trị sẽ có các vấn đề chính: nguy cơ nhiễm trùng rất cao, tác dụng phụ của thuốc và dinh dưỡng phức tạp. Một số điểm cần lưu ý: 

Cố gắng giữ vệ sinh thật tốt cho trẻ. Các vật dụng cá nhân, đồ chơi cần được vệ sinh kĩ lưỡng. Những thứ có nhiều nguy cơ như điện thoại, máy tính bảng cần được hạn chế. 

Hạn chế thăm nuôi, thăm nom. Cần giữ khoảng cách khi tiếp xúc với bệnh nhi. 

Dinh dưỡng hợp lí, tránh “tẩm bổ” quá mức theo tâm lý. Các bậc phụ huynh thường có tư tưởng tẩm bổ để trẻ “có sức”. Nhưng các “chất bổ” này có nguy cơ tăng men gan, tăng men tuỵ, rối loạn tiêu hoá, nguy cơ gián đoạn điều trị. Hãy tham vấn bác sĩ điều trị.

Sỏi Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Sỏi thận (chính xác là sỏi đường tiết niệu) là tình trạng lắng đọng các tinh thể không hoà tan trong nước tạo ra một khối rắn gây ra tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn tại đường tiểu.

Thật ra, “viên sỏi thận” không phải là một khối đá như sỏi chúng ta nhặt ngoài tự nhiên. Thành phần “viên sỏi thận” bao gồm các tinh thể muối khoáng (chủ yếu là canxi), các vật lạ trong nước tiểu, xác tế bào chết và vi trùng. Sự liên kết của các phần tử trong cấu trúc sỏi có thể yếu, và có thể bị dòng nước tiểu phá vỡ.

Tuỳ theo vị trí xuất hiện của sỏi mà tạo thành:

Sỏi bể thận.

Sỏi niệu quản.

Sỏi bàng quang.

Sỏi niệu đạo.

Vị trí khác nhau có thể gây triệu chứng khác nhau một chút, do đó không phải bệnh “sỏi thận” nào cũng biểu hiện giống hệt nhau.

Uống ít nước, nước tiểu thường xuyên bị cô đặc: Các tinh thể canxi, magie trong nước tiểu trở nên nhiều hơn và dễ kết hợp với các chất khác tạo thành sỏi.

Một số bệnh lý và thuốc làm tăng canxi nước tiểu: U tuyến cận giáp, gãy xương lớn, bất động lâu và sử dụng thuốc corticoid.

Bất thường cấu trúc đường tiểu: Làm sỏi dễ lắng động (hẹp khúc nối bể thận – niệu quản,…).

Nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại: Nhiễm trùng tiểu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. 

Sử dụng thuốc và dinh dưỡng không phù hợp.

Đau quặn hông lưng nhiều, có thể lan xuống khu vực dưới rốn, đùi.

Buồn nôn và nôn.

Bí tiểu.

Tiểu dắt, són.

Tiểu máu, tiểu đục.

Sốt, lạnh run.

Tuỳ thuộc vào kích thước, bản chất và vị trí của sỏi mà có thể có những ảnh hưởng khác nhau. Nhìn chung các sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo dòng nước tiểu. Tuy nhiên, các sỏi kích thước lớn, cấu trúc phức tạp có thể gây tắc nghẽn, tổn thương niêm mạc đường tiểu. Do đó, gây nhiều biến chứng và có nhiều biến chứng nguy hiểm:

Nhiễm trùng đường tiểu, bản thân nhiễm trùng tiểu có thể gây ra nhiều biến chứng khác vô cùng đáng ngại. Vấn đề gây nên nhiễm trùng tiểu có thể mới là nguy hiểm thật sự chứ không phải là viên sỏi.

Suy thận cấp: Tắc nghẽn hoặc tổn thương nhu mô thận sẽ dẫn đến tổn thương thận cấp tính.

Suy thận mạn.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ về kích thước, cấu trúc sỏi và biểu hiện triệu chứng của bệnh nhân. Nhìn chung có nhiều phương pháp xử lý khác nhau:

1. Không can thiệp

Đây cũng là một cách nếu sỏi nhỏ (thường < 4mm), có cấu trúc trơn láng. Việc điều trị không cần thiết và thậm chí có hại. Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể đem lại hiệu quả và an toàn hơn.

2. Điều trị nội khoa

Có thể phối hợp thuốc giảm đau, kháng viêm. Một số sỏi có thể cần làm loãng và làm kiềm nước tiểu.

3. Can thiệp ngoại khoa

Khi đánh giá cần can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi, tuỳ từng cá nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn nhiều phương pháp khác nhau:

Tán sỏi ngoài cơ thể.

Nội soi tá sỏi qua da.

Nội soi niệu quản ngược dòng.

Nội soi lấy sỏi.

Mổ mở lấy sỏi.

Tán sỏi ngoài cơ thể

Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng không xâm lấn, nhưng không áp dụng được cho bệnh nhân có sỏi kích thước quá lớn. Chống chỉ định cho người béo phì, phụ nữ mang thai, có nhiễm trùng tiết niệu, dị dạng đường tiểu kèm theo, …

Tán sỏi qua da

Đây là một phương pháp mới, thường được áp dụng cho các đối tượng sau đây:

Có sỏi lớn hơn 2 cm, bao gồm cả sỏi san hô phức tạp.

Bệnh nhân chống chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể hoặc thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể.

Ưu điểm của phương pháp này bao gồm:

Thời gian nằm viện ngắn (3 – 4 ngày).

Hồi phục sức khỏe và trở lại làm việc nhanh (7 – 10 ngày).

Đặc biệt là khắc phục được tình trạng sót sỏi.

Giảm tối đa tình trạng nhiễm trùng sau mổ so với phương pháp mổ thường.

Ít tổn hại đến thận.

Tán sỏi ngược dòng

Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiếp cận sỏi bằng ống soi niệu quản. Sau đó, dùng laser hoặc khí nén nghiền nát sỏi rồi dùng bơm rửa hết sỏi ra ngoài.

Nhóm bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này đa dạng hơn, bao gồm người có sỏi ở phần lớn các phần của thận và 1/3 trên niệu quản.

Uống đủ nước

Hãy bổ sung thêm khi bạn là người vận động nhiều hay làm việc ngoài trời nắng. Nhu cầu nước cũng sẽ tăng khi nôn ói, tiêu chảy hoặc sốt.

Vận động thường xuyên

Bất động lâu ngày làm tăng nguy cơ tạo sỏi.

Chế độ ăn phù hợp

Không lạm dụng caffein.

Hạn chế muối.

Kiểm soát cân nặng.

Hạn chế thức ăn nhiều cholesterol, đặc biệt là da và nội tạng động vật.

Đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường đường tiểu. Nhiễm trùng tăng nguy cơ tạo sỏi, và sỏi làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng.

Phòng ngừa tái phát

Tỷ lệ tái phát sỏi là khá cao đối với người đã từng bị. Hãy lưu ý phòng ngừa đặc biệt trên những đối tượng này. Theo dõi sát và tái khám cẩn thận.

Bệnh Bạch Hầu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh

Hiện nay, tình hình bệnh bạch hầu đang diễn ra khá phức tạp tại Đăk Nông và đã có một ca nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh. Vậy bệnh bạch hầu là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng ra sao và cách phòng tránh như thế nào?

Mặc dù bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm hiếm thấy. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tỉnh Đăk Nông đã có 12 người dương tính với bệnh này và tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ghi nhận một ca là bệnh nhân nam 20 tuổi. Vậy bạch hầu nguy hiểm như thế nào và làm thế nào để phòng tránh nó?

Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân và cách lây lan?

Theo website của Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn corynebacterium diphtheriae chính là tác nhân gây ra bệnh bạch hầu. Thông thường, thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn.

“Bệnh bạch hầu được lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.”, theo Bộ Y Tế, Cục Y tế Dự phòng.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Cường độ của các triệu chứng này ngày một tăng lên. Thông thường, các bậc phụ huynh hay bị nhầm trẻ đang bị cảm lạnh chứ không phải là đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.

Bệnh bạch hầu sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí gây bệnh của vi khuẩn:

Bạch hầu mũi trước

Bệnh nhân sẽ bị sổ mũi, chảy mũi có kèm chất mủ nhầy, đôi khi có kèm lẫn cả máu. Khi đến các cơ sở y tế, có thể thấy được ở vách ngăn mũi bệnh nhân có màng trắng. Tình trạng này thường ít nguy hiểm hơn do độc tố của vi khuẩn chưa thâm nhập nhiều vào máu.

Bạch hầu họng và amidan

Thông thường, người bệnh sẽ mệt mỏi, đau cổ, chán ăn và có thể sốt nhẹ. Sau đó khoảng từ 2 đến 3 ngày thì một đám hoại tử sẽ hình thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chặt vào amiđan, đôi khi là nó có thể lan bao phủ xung quanh vùng hầu họng.

Trong trường hợp này cơ thể có thể bị nhiễm độc toàn thân bởi các độc tố đã ngấm vào máu nhiều. Một số ca có thể xuất hiện sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ, khiến cho vùng cổ bạnh ra như cổ bò. Trong trường hợp bị nhiễm độc nặng, bệnh nhân sẽ phờ phạc, người trở nên xanh táimạch đập nhanh và có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể tử vong trong vòng từ 6-10 ngày.

Bạch hầu thanh quản

Trường hợp này thì thể bệnh đang tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Thông thường, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Khi đến các cơ sở y tế, có thể thấy rõ giả mạc ở ngay thanh quản hoặc lan từ hầu họng xuống. Việc điều trị không kịp thời có thể khiến bệnh nhân bị tắc đường thở

Advertisement

bởi vì các giả mạc này. Bệnh nhân hoàn toàn có thể bị suy hô hấp và tử vong trong thời gian ngắn.

Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhân sẽ suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong rất cao.

Bạch hầu ở vị trí khác

Trường hợp này ít gặp và nó thường nhẹ. Nó có thể gây ra các tình trạng loét da, niêm mạc như của mắt, âm đạo hay ống tai

Bệnh bạch hầu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Khó thở

– Đau tim

– Tổn thương thần kinh

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Hiện nay, bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine. Thế nên, việc đơn giản bây giờ là nếu bạn chưa tiêm vaccine ngừa bạch hầu thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nơi bạn sinh sống để được tư vấn.

Ngoài ra, các bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh bệnh:

– Nên rửa tay bằng xà phòng một cách thường xuyên.

– Khi hắt hơi, nên che miệng.

– Giữ gìn vệ sinh thân thể, mũi và họng của bạn hằng ngày.

– Cần giữ khoảng cách với những người bị mắc bệnh hay là nghi ngờ bị mắc bệnh.

– Cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng.

Bạch hầu là một bệnh hiếm gặp nhưng hiện nay đang diễn biến khá phức tạp. Việc trang bị kiến thức về bệnh bạch hầu là vô cùng cần thiết bởi nó có thể giúp bạn phòng tránh nhiễm bệnh cũng như là hạn chế sự lây lan của chúng ra ngoài cộng đồng.

Sưng Lưỡi Gà: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nếu bạn đặt ngón tay ở phía sau răng cửa hàm trên, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng của xương hàm trên. Sau đó sờ từ từ dọc về sau, bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển tiếp từ vùng xương sang một vùng mô mềm hơn. Vùng mô mềm đó gọi là khẩu cái mềm. Lưỡi gà là một phần của khẩu cái mềm. Khẩu cái mềm giúp thức ăn không trào lên mũi khi bị nuốt.

Sưng lưỡi gà là một dấu hiệu của viêm lưỡi gà. Tình trạng này gây ra khó chịu cho người bệnh nhưng thường chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, nếu lưỡi gà bị trầm trọng thì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt của bạn. Ít gặp hơn, điều này đôi khi gây khó thở.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sưng lưỡi gà, đôi khi bệnh có thể tự hết hoặc phải can thiệp điều trị.

Ngứa, rát hay đau họng.

Các chấm xuất hiện trên họng.

Ngủ ngáy.

Khó nuốt.

Khó thở.

Nếu bạn bị sưng lưỡi gà cùng với sốt hay đau bụng, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị ngay.

Có nhiều loại nguyên nhân gây sưng viêm lưỡi gà. Viêm là một phản ứng của cơ thể chống lại sự tấn công. Các tác nhân gây viêm bao gồm:

Yếu tố môi trường và lối sống.

Nhiễm trùng.

Chấn thương.

Di truyền.

1. Yếu tố môi trường và lối sống

Một số yếu tố môi trường và lối sống có thể gây ra các phản ứng bao gồm sưng lưỡi gà. Các yếu tố này bao gồm:

Dị ứng: Ăn phải hay hít phải tác nhân gây dị ứng, như bụi, lông thú, phấn hoa, hay đồ ăn, có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Một trong các phản ứng này đó là sưng nề ở một số bộ phận cơ thể, bao gồm lưỡi gà.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ khiến cho lưỡi gà bị sưng.

Mất nước: Không cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể dẫn đến sưng lưỡi gà. Mặc dù không thường gặp nhưng đã có một số người bị sưng lưỡi gà sau khi uống quá nhiều rượu và bị mất nước.

Chất hóa học và một số chất khác: Hít phải một số chất độc có thể dẫn đến nhiều phản ứng, trong đó có sưng lưỡi gà. Thuốc lá là một trong số những tác nhân này.

Ngủ ngáy: Ngủ ngáy có thể là hậu quả do sưng lưỡi gà. Trong số hiếm trường hợp, ngủ ngáy cũng có thể là nguyên nhân, đặc biệt nếu ngủ ngáy gây ra rung động lớn tác động lên lưỡi gà.

2. Nhiễm trùng

Một số loại nhiễm trùng có thể gây kích thích lưỡi gà dẫn tới sưng lưỡi gà. Các loại nhiễm trùng này bao gồm:

Cảm lạnh.

Cúm.

Viêm thanh khí quản.

Nếu bạn bị viêm amiđan, tình trạng viêm quá nặng có thể làm đẩy lệch lưỡi gà. Ngoài ra, các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị nấm miệng. Cả hai tình trạng này cũng có thể làm lưỡi gà bị sưng phồng lên.

3. Chấn thương

Chấn thương lưỡi gà có thể gây ra do bệnh lý hay phẫu thuật. Nôn ói nhiều hay trào ngược dạ dày cũng có thể làm cho họng và lưỡi gà bị kích thích.

4. Di truyền

Một bệnh hiếm gặp gọi là phù mạch máu di truyền có thể gây sưng phù lưỡi gà và họng, cũng như sưng mặt, tay và chân.

Dài lưỡi gà cũng là một tình trạng di truyền, trong đó lưỡi gà to hơn bình thường. Đôi khi nó cũng gây ra khó thở. Tuy nhiên, không giống như viêm, nếu cần điều trị thì dài lưỡi gà chỉ có thể giải quyết bằng phẫu thuật.

Ai cũng có thể bị sưng lưỡi gà, nhưng người lớn thường ít bị hơn trẻ em. Bạn cũng bị tăng nguy cơ nếu bạn có:

Dị ứng.

Hút thuốc lá.

Phơi nhiễm với chất hóa học và các chất kích thích khác trong môi trường.

Bị suy giảm miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nếu bạn bị sưng lưỡi gà hay đau họng, đó là cách mà cơ thể báo hiệu cho bạn có gì đó không ổn. Có một số cách bạn có thể thử tại nhà để làm dịu đi các vấn đề ở cổ họng:

Làm mát họng bằng cách ngậm nước đá.

Súc họng với nước muối để giảm khô họng và ngứa họng.

Ngủ nghỉ đủ giấc.

Đảm bảo bạn uống đủ nước. Nếu cổ họng bị đau khi bạn uống nước thì hãy uống mỗi lần một lượng ít.

Sưng lưỡi gà là một tình trạng ít gặp. Phần lớn trường hợp sẽ tự hết mà không cần điều trị. Nếu sưng lưỡi gà không tự hết và gây khó thở thì bạn cần đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tràn Dịch Màng Phổi: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Khoang màng phổi là khoảng không gian giữa phổi và thành ngực. Khoang này được tạo bởi hai lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Bình thường, quá trình hít thở sẽ làm phổi di động và mở rộng đến sát thành ngực. Khoang màng phổi chỉ chứa một lượng nhỏ rất ít chất lỏng (khoảng 1 muỗng cà phê). Lượng chất lỏng này sẽ giúp quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng.

Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ bất thường của chất lỏng hơn mức sinh lý trong khoang màng phổi.

Tràn dịch màng phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do suy tim, lao màng phổi. Ngoài ra, có thể do các bệnh lý ác tính, viêm phổi hoặc tắc nghẽn mạch máu ở phổi.

Tràn dịch màng phổi có nguyên nhân chiếm tới hơn 90% các trường hợp. Trong khi đó, 10 – 20% trường hợp không rõ nguyên nhân của tràn dịch màng phổi.

Nói chung, chất lỏng tích tụ nhiều trong khoang màng phổi nếu có sự sản xuất quá mức của chất lỏng, giảm hấp thụ chất lỏng, hoặc cả hai. Trường hợp xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư trong chất lỏng, đây gọi là tràn dịch màng phổi ác tính.

Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động. Bạn có thể thấy thở nhanh hơn bình thường.

Đau ngực. Cơn đau có thể tồi tệ và kéo dài hơn khi bạn ho hay hít thở sâu. Đôi khi bạn lại đau âm ỉ liên tục.

Ho có đàm.

Sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Sau khi hỏi những thông tin về diễn tiến bệnh, Bác sĩ sẽ khám phổi của bạn. Nếu nghi ngờ tràn dịch màng phổi, bạn có thể cần phải làm thêm một số xét nghiệm sau:

X-quang ngực: chụp phim X-quang cho thấy hình ảnh bất thường của ngực, bao gồm cả tim và phổi. Có thể thấy được mức độ tràn dịch màng phổi nhiều hay ít. Hơn nữa, đôi khi xác định được nguyên nhân tràn dịch màng phổi.

CT Scan ngực: cung cấp nhiều thông tin và chi tiết hơn chụp X-quang ngực. Rất có ích để phát hiện di căn hoặc hình ảnh nghi ngờ ác tính ở phổi.

Siêu âm ngực: Một trong những phương pháp tốt nhất để đánh giá khoang màng phổi. Siêu âm còn giúp hướng dẫn vị trí lấy mẫu hoặc dẫn lưu dịch trong khoang màng phổi. Chất lỏng sau khi lấy sẽ được xét nghiệm để định hướng nguyên nhân tràn dịch màng phổi.

Việc điều trị phụ thuộc vào triệu chứng của bạn và nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. Nếu bạn khó thở, bác sĩ sẽ lấy bớt chất lỏng trong khoang màng phổi bằng kim hoặc ống nhựa.

Trường hợp nguyên nhân do suy tim, bác sĩ sẽ kê toa thuốc gọi là “thuốc lợi tiểu”. Thuốc giúp lấy bớt chất lỏng ra khỏi khoang màng phổi.

Nếu do nhiễm trùng, cần điều trị kháng sinh thích hợp.

Trong trường hợp do bệnh lí ác tính, bác sĩ ung bướu có thể cần lên kế hoạch điều trị với những liệu pháp như hóa trị, có thể kết hợp xạ trị để ngăn chặn chất lỏng tích tụ trong khoang màng phổi. Đôi khi, một số trường hợp cần phải có sự can thiệp của bác sĩ phẫu thuật. Người bệnh sẽ được phẫu thuật để lấy một mẫu mô nhỏ ra khỏi phổi, còn được gọi là “sinh thiết”. Các xét nghiệm trên mô này có thể giúp giải thích lý do tại sao bạn bị tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, có thể xác định mức độ lành tính hay ác tính của bệnh.

Tràn dịch màng phổi là một biến chứng thường gặp ở nhiều bệnh lí nội khoa, đôi khi hoàn toàn không có bất kì triệu chứng nào. Với tràn dịch màng phổi mức độ nặng, người bệnh có thể bị khó thở và cảm giác đau tức ngực, đôi khi kèm theo ho hay sốt, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn.

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được mô tả như trên, hãy đến khám bác sĩ để được điều trị thích hợp. Nếu nghi ngờ bệnh lí ác tính, bạn có thể được tư vấn và giới thiệu đến chuyên gia để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Khi đó, một số liệu pháp an toàn, ít xâm lấn và hiệu quả sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh sau này.

Nhiễm Trùng Máu – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Nhiễm trùng máu là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và cần can thiệp y tế ngay lập tức. Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng máu bao gồm sốt cao, nhịp tim nhanh, lú lẫn, ớn lạnh và khó thở. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân nhiễm trùng máu và có ý thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.

Khi bệnh nhiễm trùng máu không được kiểm soát. Chúng sẽ trở nên nghiêm trọng và dẫn đến sốc nhiễm trùng (tình trạng huyết áp bị hạ xuống mức nguy hiểm làm tăng nguy cơ suy đa tạng và dẫn đến tử vong). Vì vậy, việc lường trước những yếu tố rủi ro và hiểu được nguyên nhân nhiễm trùng máu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh này.

1. Nhiễm trùng máu là bệnh gì? 1.1. Nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm của cơ thể. Những phản ứng này tạo ra hàng loạt các thay đổi bên trong. Dẫn đến tổn thương các cơ quan như: gan, thận và khiến cơ thể suy yếu nhanh. Đặc biệt, những vi sinh vật gây bệnh không cư trú tại một cơ quan bị tổn thương ban đầu, mà theo đường máu lan đi khắp cơ thể.

Nhiễm trùng máu, là biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm trùng. Có khả năng đe dọa đến tính mạng. Ảnh Internet

1.2. Nhiễm trùng máu nguy hiểm như thế nào?

Khi bị nhiễm trùng huyết thì tì lệ tử vong khá cao chiếm từ 20 – 50%. Nguyên nhân dẫn đến tử vong trong một số trường hợp thường được các bác sĩ giải thích do: Nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn.

Khi bị nhiễm trùng máu lượng lớn các hóa chất (từ các tác nhân gây bệnh) được tiết vào máu có thể gây ra chứng viêm mãn tính, dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.

Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, rối loạn đông máu, hô hấp, suy gan thận và các tạng khác.

Ở trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp. Hiện tượng này được gọi là “Sốc nhiễm trùng”. Nó có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng một số bộ phận như phổi, thận và gan. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng, có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

Khi mắc nhiễm trùng máu có khả năng gây tử vong rất cao. Ảnh Internet

2. Nguyên nhân và triệu chứng của nhiễm trùng máu 2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng máu :

Người bệnh bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Những người bị mắc các bệnh có nguy cơ cao gây ra nhiễm trùng máu như: viêm phổi , nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường tiểu trên, viêm mô tế bào, u nhọt.

Dân số lão hóa làm gia tăng nhiễm trùng huyết.

Tỷ lệ các chủng vi khuẩn, vi rút kháng thuốc tăng khiến việc điều trị bệnh nhiễm trùng máu khó khăn hơn.

Do hệ miễn dịch suy yếu bởi các bệnh HIV, điều trị ung thư, tác dụng của thuốc cấy ghép.

Những nguy cơ dễ mắc bệnh thường là:

Dân số già hóa.

Trẻ nhỏ dưới 12 tháng, đặc biệt là trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân, trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Sự tăng mạnh đề kháng kháng sinh trong bối cảnh các loại kháng sinh ngày càng mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Sự lạm dụng kháng sinh do việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng chỉ định.

Suy giảm hệ thống miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải. Như những người nhiễm HIV, đang điều trị hóa trị chống ung thư, sau cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Bệnh nhân đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).

Bệnh nhân có can thiệp các thiết bị xâm lấn, như ống thông tĩnh mạch hoặc ống thở.

Mắc nhiều bệnh lý mạn tính, như bệnh tim mạch , tiểu đường, bệnh thận, gan, ung thư.

Đang có một vết thương, chấn thương nghiêm trọng, như bỏng nặng, chấn thương sọ não.

Bệnh nhiễm trùng huyết là do người bêjnh bị nhiễm trùng bởi virus/ vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Ảnh Internet

2.2. Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng huyết đôi khi khá mờ nhạt và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì vậy, khi cơ thể có bất kỳ triệu chứng đáng nghi ngờ nào, đừng cố gắng tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Thay vào đó, hãy nhờ trợ giúp y tế càng sớm càng tốt, nhất là đối tượng thuộc các nhóm nguy cơ kể trên.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bạch Cầu Cấp Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh trên website Xvso.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!